Chương 6: Tám mục chính của Logic học Phật giáo
Tám mục chính của Logic học Phật giáo được mở đầu với câu sau:“Năng lập dự năng phá, cập tợ, duy ngộ tha. Hiện lượng dự tỷ lượng, cập tợ, duy tự ngộ. Như thị tổng nhiếp chư luận yếu nghĩa”.
CHƯƠNG VI
TÁM MỤC CHÍNH CỦA LOGIC HỌC PHẬT GIÁO
Tám mục chính của Logic học Phật giáo được thấy thông qua cuốn “Nhân minh nhập chánh lý luận” mở đầu với câu sau:
“Năng lập dự năng phá, cập tợ, duy ngộ tha. Hiện lượng dự tỷ lượng, cập tợ, duy tự ngộ. Như thị tổng nhiếp chư luận yếu nghĩa”.
Nghĩa là: Năng lập và năng phá và tương tợ (lập và phá), chỉ nhằm giác ngộ cho người khác. Hiện lượng và tỷ lượng và tương tợ (hiện và tỷ lượng) chỉ nhằm tự giác ngộ cho mình. Như vậy là đã bao quát toàn bộ nghĩa chủ yếu của các bộ luận.
Bốn pháp thuộc Tự ngộ:
1. Chân hiện lượng
2. Chân tỷ lượng
3. Tợ hiện lượng
4. Tợ tỷ lượng
Bốn pháp thuộc Ngộ tha:
1. Chân năng lập
2. Chân năng phá
3. Tợ năng lập
4. Tợ năng phá
Đó chính là 8 mục gồm 4 mục chân, 4 mục tợ và của Nhân minh học. Tợ là tương tợ, tợ như phải mà thật ra là sai. Lập thuyết đúng gọi là chân năng lập. Phản bác đúng gọi là chân năng phá. Còn lập thuyết sai, gọi là tợ năng lập. Phản bác sai gọi là tợ năng phá. Năng lập dù là chân hay tợ, năng phá dù là chân hay tợ, cũng đều nhằm mục đích giác ngộ cho đối phương. Mục đích như vậy, còn tất nhiên, nếu là tợ năng lập hay tợ năng phá cũng đều không đạt được mục đích ngộ tha.
Đối với chân hiện lượng, tợ hiện lượng, chân tỷ lượng, tợ tỷ lượng, tình hình cũng như vậy.
- Chân hiện lượng là nhận thức trực tiếp đúng đắn.
- Chân tỷ lượng là nhận thức gián tiếp đúng đắn.
- Tợ hiện lượng là hiện tượng sai.
- Tợ tỷ lượng là là tỷ lượng sai.
Nhưng dù cho hiện lượng sai hay đúng, tỷ lượng sai hay đúng cũng đều nhằm mục đích giác ngộ cho mình (tự ngộ), tuy nhiên về mặt kết quả, thì tợ hiện lượng hay tợ tỷ lượng đều không đạt được mục đích tự ngộ.
Năng lập và năng phá là hai thuật ngữ của Nhân minh học. Năng lập là bên đề xuất vấn đề, được xem như là chân lý mà họ bảo vệ, có thể gọi họ là bên lập cũng được. Còn năng phá là bên phản bác, gọi họ là bên phá cũng được. Tuy nhiên, cũng có thể đồng nhất năng lập với ngôn luận của bên lập, và năng phá với ngôn luận của bên phá. Năng lập là thuyết được lập ra. Còn năng phá là thuyết dùng để phản bác.
1- Năng lập
Năng lập cũng như năng phá có chân (đúng đắn), có tợ (sai lầm). Chân năng lập là công thức lập luận đúng đắn, có sức thuyết phục đối phương. Những điều kiện của một lập luận đúng đắn, tức chân năng lập là như sau:
-
-
- Cả ba chi tôn, nhân, dụ đều không có lỗi (Tôn không có 9 lỗi, nhân không có 14 lỗi, và dụ không có 10 lỗi).
- Nhân có đầy đủ ba tướng, tức ba điều kiện, không phạm 14 lỗi.
- Dụ không phạm 10 lỗi.
-
Các lỗi nêu trên đây cũng như ba tướng của nhân sẽ được thuyết minh sau này. Nói chung, một chân năng lập phải có tác dụng ngộ tha, thuyết phục đối phương.
2- Tợ năng lập
Lập luận sai, không có tác dụng thuyết phục đối phương gọi là tợ năng lập. Vấn đề này sẽ được sáng tỏ trong phần nói lên các lỗi.
3- Chân năng phá
Phá là phản bác lập luận của đối phương. Có hai cách phản bác, một là mình tự đề xuất chủ trương của mình, ngược lại với chủ trương của địch, hai là làm rõ, phơi bày sai lầm cùa đối phương mà thôi. Cách thứ nhất, nhân minh gọi là lập lượng phá. Lượng ở đây là một thuật ngữ của Nhân minh học, chỉ cho một lập luận, một mệnh đề.
4- Tợ năng phá
Người lập luận không có sai, lập luận của anh ta là chân năng lập, thế mà đối phương cứ phản bác, cứ phá, cho nên gọi là tợ năng phá.
5- Chân hiện lượng và tợ hiện lượng
Lượng (Sanskrit: Pramãna) nghĩa là đo lường hay tiêu chuẩn, chuẩn mức. Dần dần lượng mang nghĩa là hoạt động nhận thức.
Nhận thức có thể đúng (chân). Có thể sai (tợ). Nhận thức trực tiếp bằng cảm quan gọi là hiện lượng. Như thầy khói biết là khói, thì đó là chân hiện lượng. Thấy khói mà cho đó là mây mù, thì đó là tợ hiện lượng.
6- Chân tỷ lượng và tợ tỷ lượng
Tỷ lượng là không trực tiếp cảm giác được nhưng suy lý mà biết thì gọi là tỷ lượng. Suy lý đúng thì gọi là chân tỷ lượng. Suy lý sai thì gọi là tợ tỷ lượng.
Thí dụ, thấy mây bao phủ núi, bèn suy đoán sai là trên núi đang mưa lớn, nhưng thực tế thì không phải. Mây phủ núi là chuyện thường xảy ra, dù trời tạnh hay có mưa.
Trong 8 mục của Nhân minh học Phật giáo, tuy đều quan trọng, nhưng chiếm vị trí hàng đầu là Chân năng lập, tức là lập luận hay lập thuyết đúng đắn, bởi lẽ, lập luận hay lập thuyết đúng đắn bao hàm cả nghĩa tư duy hay nhận thức đúng đắn.
Chân năng lập bao gồm ba bộ phận như sau: Tôn, Nhân, Dụ.
Lập tôn
Tôn ở đây là một thuật ngữ của Logic học, với các nghĩa: cái được đề cao, cái được ưa thích, được chủ trương, được thành lập. Tôn là đối tượng tranh cãi của bên lập và bên phá, bên chủ và bên khách còn gọi là Tôn y (từ ngữ hiện đại có thể là mệnh đề proposition).
Tôn gồm hai phần: Logic học gọi là Tôn y tiền trần và Tôn y hậu trần. Ví dụ sau đây cho thấy sự phân biệt giữa hai bộ phận đó.
Thí dụ: (Lập tôn) Âm thanh là vô thường.
Tôn y tiền trần: Âm thanh chỉ sự vật.
Tôn y hậu trần: vô thường chỉ thuộc tính của sự vật đó.
Cũng như trong ngữ pháp, Tôn y tiền trần là chủ ngữ, Tôn y hậu trần là vị ngữ. Sư liên kết hai tôn y tiền trần và hậu trần lại gọi là tôn thể. Tôn thể mới là bản chất của vấn đề tranh luận. Hai bên không tranh cãi nhau về “Âm thanh” hay về “Vô thường”. Hai bên tranh cãi nhau về: Âm thanh là vô thường hay không phải là vô thường. Nếu như, trên cả hai khái niệm âm thanh và vô thường, hai bên còn bất đồng thì không thể lập tôn: âm thanh là vô thường. Trước hết phải cùng nhau nhất trí về nội dung hai khái niệm “Âm thanh” và “Vô thường”.
* Quan hệ giữa Tôn y tiền trần và Tôn y hậu trần như thế nào?
Nhân minh học phân biệt có ba loại quan hệ: Logic học dùng thuật ngữ sau đây để nói lên ba lớp quan hệ đó:
(Tiền trần) (Hậu trần)
1- Tự tánh Sai biệt
2- Hữu pháp Pháp
3- Sở biệt Năng biệt
1. Lớp quan hệ thứ nhất
Tiền trần là tự tánh thì hậu trần là sai biệt. Trong thí dụ âm thanh là vô thường. Thì từ âm thanh chỉ cho một sự vật (Logic học gọi theo thuật ngữ riêng là tự tánh). Còn vô thường là thuộc tánh của âm thanh nhưng đồng thời cũng là thuộc tánh của nhiều sự vật khác, như cái bình, cái bàn, cái ghế, ngôi nhà. Do đó, nhân minh mới gọi là “vô thường” là sai biệt. Hơn nữa, thuộc tánh (sai biệt) giúp phân biệt âm thanh với các sự vật khác, thí dụ với hư không.
Nói chung lại: hậu trần có phạm vi rộng hơn tiền trần. Vì khác với âm thanh, thuộc tính vô thường bao gồm nhiều sự vật khác, như cái bàn, cái bình, cái ghế.
2. Lớp quan hệ thứ hai
Tiền trần gọi là hữu pháp thì hậu trần gọi là pháp. Hữu pháp là cái có thuộc tánh. Thuộc tánh là pháp. Âm thanh (hữu pháp) có thuộc tính (pháp) là vô thường.
3. Lớp quan hệ thứ ba
Tiền trần gọi là cái sở biệt thì hậu trần gọi là cái năng biệt. Nhờ có tính vô thường mà phân biệt được âm thanh khác với hư không là cái thường trú, thường hằng. Còn tiền trần tức là âm thanh là cái được phân biệt (sở biệt).
Tiền trần là đối tượng tranh luận của hai bên lập và phá. Cho nên, Logic học gọi tiền trần là “thể”. Còn hậu trần được Nhân minh học gọi là “nghĩa”, tức là thuộc tánh của thể. Bên lập và bên phá tranh luận về âm thanh có thuộc tính đó hay không, về thể (âm thanh) có nghĩa vô thường hay không.
Đặc tính của một Tôn đúng đắn, đặc tính đó là trái ngược với bên đối phương, và thuận hợp với chủ ý của mình. Nếu không trái với quan niệm đối phương thì cần gì phải chứng minh Tôn của mình với Nhân và Dụ.
Dưới con mắt của Luận sư Dignaga, ông Tổ sáng lập ra Logic học Phật giáo, Tam đoạn luận chỉ là cái đuôi của nhận thức luận mà thôi, tuy rằng cái đuôi ấy cũng quan trọng. Bởi lẽ, vấn đề không phải là tự mình nhận thức đúng đắn, mà còn phải diễn đạt nhận thức đúng đắn đó làm cho người khác cũng nhận thức đúng đắn như mình. Đạo Phật trong quá trình truyền bá khắp nơi trên thế giới từ Á sang Âu Mỹ, từ Đông sang Tây, tuyệt đối không bao giờ dùng bạo lực, mà chỉ thuyết phục và thuyết phục. Mà vũ khí chính để thuyết phục là Logic học hay Nhân minh học.
Trong cuốn “Triết học Ấn Độ“ tập II (Indianphilosophy), tiến sĩ Radhakrishnan, ngay trong bài dẫn nhập ở trang 17 đã nói rõ: “Đối với các tư tưởng gia Phật giáo lớn, Logic học là kho vũ khí chủ yếu, tạo ra những vũ khí phê phán hủy diệt phổ biến”
Phê phán gì và hủy diệt gì? Tác giả viết tiếp: “Phật giáo phục vụ như 1 liều thuốc tẩy quét sạch tâm thức khỏi hậu quả xơ cứng của những trở ngại cổ xưa…”
Nguyên bản:” For the great Buddhist thinkers, logic was the main arsenal, where were forged the weapons of universal destructive criticism..Buddhism served as a cathartic in clearing the mind of the cramping effects of ancient obstructions…”,p.17 (sách đã dẫn).
Với môn Logic học hay Nhân minh học Phật giáo được hoàn chỉnh bởi Luận sư Trần Na (Dignaga) vào thế kỷ VI Công nguyên, sự nghiệp giác tha của đạo Phật được đẩy lên một bước mới. Công trình Logic học đồ sộ của ông, “Pramana samuccaya” (Hán dịch: Tập lượng luận) là một tập hợp nhiều công trình Logic học của ông viết rãi rác trong một thời gian dài, được ông soạn thông nhất trong một bộ sách duy nhất, có bản sớ giải của Jinerdrabuddhi. Đáng tiếc là bản Hán dịch của Nghĩa Tịnh đã bị thất lạc. Sự nghiệp truyền bá đạo Phật của Dignaga, thông qua các công trinh logic học của ông và học trò ông đã được nổi tiếng một thời với danh xưng “chinh phục thế giới” (“ The conquest of the world”, “Buddhist logic-trang 34.Th Scherbatsky). Cũng như bậc Chuyển Luân Vương chinh phục toàn cõi Ấn Độ, và đặt Ấn Độ dưới quyền thống trị của mình, Luận sư Dignaga cũng chinh phục thế giới tức là toàn cõi Ấn Độ, và đặt Ấn Độ dưới sự thống trị của Phật giáo.
Về các lỗi Logic trong Tam đoạn luận Phật giáo:
Vì Tam đoạn luận của Nhân minh học Phật giáo được sáng lập để phục vụ những cuộc tranh luận khoa học công khai giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo, lúc bấy giờ, đang có chiều hướng phục hưng và bắt đầu công kích Phật giáo kịch liệt, cho nên, trong tranh luận, bên nào cũng phấn đấu giành thắng lợi bằng cách lập thuyết hoàn hảo, không phạm lỗi.
- Ý nghĩa nghi thức bông hồng cài áo - 19/08/2024
- Cảm niệm Vu Lan 2024 - 19/08/2024
- Nguồn gốc và ý nghĩa Vu Lan Báo Hiếu - 28/08/2023
- Người mang trí tuệ với nhân gian - 29/07/2023
- Chương 7: Tam đọan luận của Logic hôc Phật giáo - 18/10/2022
- Chương 5: Nhận thức tỷ lượng hay gián tiếp - 18/10/2022
- Chương 4: Nhận thức trực tiếp hay hiện lượng - 18/10/2022
- Chương 3: Vài nét lịch sử Logic học Phật giáo - 18/10/2022
- Chương 2: Logic học Phật giáo - 18/10/2022
- Chương 1: Logic học phương Đông - 18/10/2022
- Khéo quán sát nội tâm - 18/10/2022
- Sự bần cùng trong Thánh pháp - 18/10/2022
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 18/10/2022
- Quyết lòng tìm đến Linh Sơn - 18/10/2022
- Phá ngũ ấm ma chuyển hóa thân tâm được lành mạnh - 18/10/2022
- Hạnh phúc và hạnh phúc thực sự theo quan điểm Phật giáo - 18/10/2022
- Thông điệp từ Bồ-tát Quán Thế Âm - 18/10/2022
- Hãy đón nhận Đề-bà-đạt-đa - 18/10/2022
- Đừng để lửa sân đốt hết rừng công đức - 18/10/2022
- Buông xả để bình an - 18/10/2022
- Hạt bụi trong kinh Pháp Hoa - 18/10/2022
- Hoa sen biểu trưng cho một vị Bồ tát được minh họa trong kinh Duy Ma Cật - 29/07/2019
- Hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm trong vô minh - 29/07/2019
- Thần Thức Sau 49 Ngày Đã Đi Đầu Thai Chưa? - 18/07/2019
- Bản chất của Mộng và Thực - 06/07/2019
- Đạo Phật - Tôn giáo của biện chứng và khoa học - 06/07/2019
- Nguồn gốc và mục đích của đạo Phật - 06/07/2019
- Niềm tin & lòng thành hướng về Phật Dược Sư - 06/07/2019
- Tâm sân hận - học và chuyển hoá - 06/07/2019
- Bản năng và lý trí theo quan niệm Phật giáo - 06/07/2019
- Triết học Phật giáo (Nền tảng của Đạo Phật) - 25/06/2019
- Tương quan Phật giáo với Triết học và Khoa học - 25/06/2019
- Vai trò Triết học trong Giáo dục Phật giáo - 25/06/2019
- Những Giá trị nền tảng của Triết học Phật giáo - 25/06/2019
- Thiền Và Ý Nghĩa Triết học - 25/06/2019
- Ý Nghĩa Xã hội và Nhân văn cao cả của Phật giáo - 25/06/2019
- Những vấn đề Triết học Phật giáo - Siêu Hình Học - 25/06/2019
- Ý nghĩa Hoa Sen trong Phật giáo, Ấn Độ giáo và Ai Cập Cổ Đại - 16/06/2019
- Nhận thức luận trong triết học cổ điển Ấn độ và trong triết học Phật giáo - 16/06/2019
- Tư Tưởng Triết Học Tôn Giáo Ấn Độ có trước và cùng thời Phật Thích Ca - 15/06/2019
- Tại Sao Thiền sư Thường Chiếu Dám 'Cãi' Về Tổ Bồ Đề Đạt Ma? - 11/06/2019