Sự bần cùng trong Thánh pháp
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ở đời, người có tham dục mà lại bần cùng, phải chăng là sự bất hạnh lớn?
Các Tỳ-kheo đáp: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu một người có tham dục, lại bần cùng, mang nợ tài vật của người khác, cứ khất nợ mãi không trả được, chủ nợ đến đòi. Ở đời, người mang nợ tài vật của người khác, cứ khất nợ mãi không trả được, chủ nợ đến đòi, phải chăng là đại bất hạnh?
Các thầy Tỳ-kheo đáp: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo:
- Nếu chủ nợ cứ đòi mãi, nhưng kẻ tham dục kia vẫn không thể trả được, liền bị chủ nợ bắt trói lại. Ở đời bị chủ nợ bắt trói lại, phải chăng là đại bất hạnh?
Các thầy Tỳ-kheo đáp: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
- Đó là, ở đời, người có tham dục, lại bần cùng, vay nợ tài vật của người khác, khất mãi, bị chủ nợ đòi nợ, bị chủ nợ bắt trói là đại bất hạnh. Cũng vậy, nếu ai đối với Thánh pháp mà không tin ở thiện pháp, không giữ cấm giới, không nghe nhiều, không bố thí, không trí tuệ; đối với thiện pháp, dù có nhiều kim ngân, lưu ly, thủy tinh, ma ni, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não, đại môi xa cừ, bích ngọc, xích thạch, tuyền châu, nhưng người ấy vẫn là kẻ nghèo nàn cô thế. Như vậy, trong Thánh pháp của Ta, gọi là sự bần cùng, bất thiện”.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Bần cùng, số 125 [trích, lược])
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1165 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn |
Pháp thoại này Thế Tôn nói về một kẻ bần cùng, mắc nợ người, bị đòi nợ mà khất mãi, không có khả năng hoàn trả nên bị bắt trói, chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. Dĩ nhiên ở đời không ai muốn mình rơi vào cảnh khổ, tai họa như thế. Nhưng vì nghiệp lực nặng nề, phước đức kém mỏng, tham dục sâu dày nên hoạn nạn, đau khổ cứ bủa vây.
Ở trong đạo cũng có người như thế, lâm vào bần cùng, khốn khó. Tất nhiên sự bần cùng nơi cửa đạo không phải do chỉ có ba y một bát, nguyện xả phú cầu bần mà chính là nghèo nàn Thánh pháp. Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng. Pháp lành nâng đỡ thế gian, là nền tảng của mọi sự tu tập. Không tin thiện pháp thì không thể nào dấn thân tu thiện, chẳng làm điều thiện thì không tích lũy được phước báo, dễ sa vào đường ác.
Không giữ giới chính là bần cùng. Giới luật là căn bản của đạo đức, là nền tảng của định tuệ. Giới hạnh khiếm khuyết thì công đức phước báo hao tổn nên bần cùng. Không nghe nhiều, không học tập giáo pháp thì dễ lạc đường, tu sai. Không sẻ chia, bố thí (tài thí, pháp thí, vô úy thí) thì kém duyên thiếu phước. Đặc biệt là không có trí tuệ là đỉnh cao của sự bần cùng. Không có chánh kiến sẽ lạc vào tà kiến. Không có trí tuệ sẽ khó nhận ra Bốn sự thật khổ, tập, diệt, đạo; vô thường, duyên sinh, vô ngã. Không có trí tuệ sẽ không thành tựu giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn.
Đức Phật khẳng định, dù cho người tu có thành tựu phước báo, tài vật sung mãn, danh dự đủ đầy, trong Thánh pháp vẫn thực sự bần cùng, thậm chí còn bất thiện. Thế nên, người tu cũng cần vượt khó, thoát nghèo bằng cách tin vào thiện pháp, giữ giới, nghe nhiều, bố thí và trí tuệ. Ngay đây có thể xác quyết rằng, tín, giới, văn, thí, tuệ là căn bản của mọi pháp lành, thông cả tại gia lẫn xuất gia, giúp người tu ngày càng thành đạt, thịnh vượng trong Thánh pháp.
Quảng Tánh/Báo Giác Ngộ
- Ý nghĩa nghi thức bông hồng cài áo - 19/08/2024
- Cảm niệm Vu Lan 2024 - 19/08/2024
- Nguồn gốc và ý nghĩa Vu Lan Báo Hiếu - 28/08/2023
- Người mang trí tuệ với nhân gian - 29/07/2023
- Chương 7: Tam đọan luận của Logic hôc Phật giáo - 18/10/2022
- Chương 6: Tám mục chính của Logic học Phật giáo - 18/10/2022
- Chương 5: Nhận thức tỷ lượng hay gián tiếp - 18/10/2022
- Chương 4: Nhận thức trực tiếp hay hiện lượng - 18/10/2022
- Chương 3: Vài nét lịch sử Logic học Phật giáo - 18/10/2022
- Chương 2: Logic học Phật giáo - 18/10/2022
- Chương 1: Logic học phương Đông - 18/10/2022
- Khéo quán sát nội tâm - 18/10/2022
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 18/10/2022
- Quyết lòng tìm đến Linh Sơn - 18/10/2022
- Phá ngũ ấm ma chuyển hóa thân tâm được lành mạnh - 18/10/2022
- Hạnh phúc và hạnh phúc thực sự theo quan điểm Phật giáo - 18/10/2022
- Thông điệp từ Bồ-tát Quán Thế Âm - 18/10/2022
- Hãy đón nhận Đề-bà-đạt-đa - 18/10/2022
- Đừng để lửa sân đốt hết rừng công đức - 18/10/2022
- Buông xả để bình an - 18/10/2022
- Hạt bụi trong kinh Pháp Hoa - 18/10/2022
- Hoa sen biểu trưng cho một vị Bồ tát được minh họa trong kinh Duy Ma Cật - 29/07/2019
- Hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm trong vô minh - 29/07/2019
- Thần Thức Sau 49 Ngày Đã Đi Đầu Thai Chưa? - 18/07/2019
- Bản chất của Mộng và Thực - 06/07/2019
- Đạo Phật - Tôn giáo của biện chứng và khoa học - 06/07/2019
- Nguồn gốc và mục đích của đạo Phật - 06/07/2019
- Niềm tin & lòng thành hướng về Phật Dược Sư - 06/07/2019
- Tâm sân hận - học và chuyển hoá - 06/07/2019
- Bản năng và lý trí theo quan niệm Phật giáo - 06/07/2019
- Triết học Phật giáo (Nền tảng của Đạo Phật) - 25/06/2019
- Tương quan Phật giáo với Triết học và Khoa học - 25/06/2019
- Vai trò Triết học trong Giáo dục Phật giáo - 25/06/2019
- Những Giá trị nền tảng của Triết học Phật giáo - 25/06/2019
- Thiền Và Ý Nghĩa Triết học - 25/06/2019
- Ý Nghĩa Xã hội và Nhân văn cao cả của Phật giáo - 25/06/2019
- Những vấn đề Triết học Phật giáo - Siêu Hình Học - 25/06/2019
- Ý nghĩa Hoa Sen trong Phật giáo, Ấn Độ giáo và Ai Cập Cổ Đại - 16/06/2019
- Nhận thức luận trong triết học cổ điển Ấn độ và trong triết học Phật giáo - 16/06/2019
- Tư Tưởng Triết Học Tôn Giáo Ấn Độ có trước và cùng thời Phật Thích Ca - 15/06/2019
- Tại Sao Thiền sư Thường Chiếu Dám 'Cãi' Về Tổ Bồ Đề Đạt Ma? - 11/06/2019