Đáp án 10 câu hỏi ôn thi giáo lý cấp thành phố
Ban Hoằng Pháp Tp.HCM
1. Tứ gia hạnh gồm những gì? Giải thích?
Bốn địa vị tu chứng của người tu hành từ phàm phu mà đến thánh trí gồm có:
- Noản vị: Người tu phải trải qua giai đoạn hơi nóng lửa trí tuệ.
- Đảnh vị: Người tu tiếp tục tiến bước và lên được trên chóp đỉnh núi mê lầm; toàn thân hành giả được tắm trong khoảng không gian rộng rãi vô biên, nhưng chân chưa rời khỏi chóp núi mê lầm.
- Nhẫn vị: Người tu biết nhịn, luôn luôn vẫn yên lặng sáng suốt trước sự khuấy phá của đối phương; trí giác ngộ đã gần sáng tỏ, thân tâm vẫn giữ được yên lặng trong sáng.
- Thế đệ nhất vị: Người tu gần giải thoát ra ngoài vòng Dục giới, phá hết phần kiến hoặc sau cùng là được giải thoát luôn.
Người tu thường xuyên qua bốn món gia hạnh nầy, mà chứng đặng quả Tu đà hoàn là quả vị đầu tiên trong Thanh văn thừa.
2. Thất Bồ đề gồm những gì? Giải thích?
Thất bồ đề phần là bảy pháp tu tập tuần tự hướng đến đạo quả Vô thượng Bồ đề. Còn gọi là Thất giác chi tức là bảy nhánh, bảy phương tiện đi đến quả giác ngộ.
- Trạch pháp: Biết lựa chọn pháp lành để tu, pháp dữ để tránh.
- Tinh tấn: Luôn tinh tiến trên bước đường tu tập theo lời Phật, không quản gian lao khó nhọc, không khiếp sợ, không thối chuyển.
- Hỷ: Sanh tâm hoan hỷ và phấn chí tu hành.
- Khinh an: Cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái, trút được gánh nặng dục vọng, mê mờ.
- Niệm: Là thường ghi nhớ chánh pháp để thực hành, đừng cho xao lãng buông lung nghĩ bậy.
- Định: Nghĩa là tâm chuyên chú, tập trung vào pháp mình đang tu.
- Xả: Nhờ trí sáng suốt, nhận biết "thọ là khổ", nên không nắm giữ một thứ nào hết, dù quý báu; không trụ trước ở các pháp mình đã tu, đã chứng, trái lại luôn luôn xả bỏ những gì mình đạt đến, để tiến triển trên bước đường đi đến giải thoát
3. Niết bàn Bắc truyền có mấy loại? Giải thích tóm tắt?
Niết bàn Bắc truyền gồm bốn loại:
- Hữu dư y Niết bàn: Niết bàn chưa hoàn toàn viên mãn. Vì phiền não và báo thân phiền não còn sót lại khi còn thân ngũ uẩn.
- Vô dư y Niết bàn: Niết bàn hoàn toàn, sanh tử không còn buộc ràng, vì không còn thân ngũ uẩn.
- Vô trụ xứ Niết bàn: Niết bàn do đối đãi với tâm thức có mặt mọi lúc, mọi nơi, mọi xứ.
- Tánh tịnh Niết bàn: Niết bàn tự tánh thanh tịnh thường gọi là Phật tánh, là chơn tâm, là Như lai tạng.v.v...thường sẵn có nơi mọi loài chúng sinh.
4. Ngũ căn gồm những gì? Giải thích?
Ngũ căn là năm pháp căn bản phát sanh tất cả thiện pháp gồm có:
- Tín căn: Lòng tin mạnh mẽ vững chắc, là kết quả của sự suy luận sáng suốt, của sự quan sát kỹ càng trong niềm tin Phật, Pháp và Tăng .
- Tấn căn: Dũng mãnh tinh tấn trên bước đường tu tập thực hành lời dạy đức Phật không bao giờ thối lui.
- Niệm căn: Niệm là ghi nhớ về: Niệm thí, niệm giới và niệm thiên, tức là thường bố thí, gìn giữ giới luật và tu tập thiền định.
- Định căn: Định là lắng tâm yên tịnh, chuyên chú vào chánh pháp, để suy đạt thật nghĩa các pháp.
- Huệ căn: Huệ là trí huệ sáng suốt, thâm nhập được chân tướng của vạn pháp. Trí huệ ấy không có sự phân biệt, vì phân biệt là tác dụng của vọng thức, là mê lầm.
5. Ngũ uẩn gồm những gì? Giải thích?
Năm uẩn là năm yếu tố hay năm nhóm kết hơp lại tạo thành con người gồm có:
- Sắc uẩn: Là yếu tố vật chất bao gồm vật lý – sinh lý, có bốn yếu tố vật chất căn bản là đất, nước, lửa, gió. Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm.
- Thọ uẩn: Thọ là cảm giác, do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan mà sinh ra.
- Tưởng uẩn: Là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan.
- Hành uẩn: Hành là hoạt động của tâm ý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là tạo động lực tái sinh.
- Thức uẩn: Thức là khả năng phân biệt, rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thức nhận biết sự có mặt của đối tượng.
6. Ngũ đình tâm quán gồm những gì? Giải thích?
Ngũ đình tâm quán là năm pháp quán tưởng để dừng vọng tâm gồm có:
- Quán sổ tức: Tập trung tâm trí để hơi thở ra vào của mình, mà mục đích đối trị bệnh tán loạn của tâm trí.
- Quán bất tịnh: Quán sát một cách tỷ mỉ, cùng tột thân con người để nhận thấy rõ rằng thân là không trong sạch, để đối trị lòng tham sắc dục.
- Quán từ bi: Một tình thương rộng lớn vô biên, vận dụng tất cả khả năng, tâm tư, phương tiện để làm cho mọi người, mọi vật thoát khổ được vui, nhằm để đối trị lòng sân hận.
- Quán nhân duyên: Thấy rõ các vật đều là "nhân", các "nhân" đó "duyên" với nhau mà thành ra các vật khác, nhằm để đối trị lòng si mê.
- Quán giới phân biệt: Quan sát giới hạn, là phạm vi phân chia phần này với phần khác, bộ phận này với bộ phận khác để đối trị chấp ngã.
7. Mười tám giới gồm những gì? Giải thích?
Mười tám giới là mười tám lĩnh vực của hiện hữu gồm có:
- Sáu căn: Sáu chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nẩy nở, phát sinh: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
- Sáu trần: Sáu phần vật chất, cảnh vật chung quanh con người, luôn luôn dời đổi lăng xăng, tụ tán không chừng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
- Sáu thức: Sáu sự phân biệt, hiểu biết, phán đoán do sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà phát sinh: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
8. Mười hai nhân duyên gồm những gì? Giải thích?
Mười hai nhân duyên gồm có:
- Vô minh: Không tỏ ngộ chân tâm, hiểu biết các pháp không đúng như thật, do tất cả phiền não, hoặc thô, hoặc tế của tham sân và si.
- Hành: Động lực, ý chí, hành động tạo tác của thân, miệng và ý.
- Thức: Thần thức, chỉ cho phần tinh thần. Do thân, khẩu, ý, ba nghiệp tạo tác những nghiệp lành hay dữ nên khi chết rồi, các nghiệp dẫn dắt thần thức đi lãnh thọ quả báo (thân) khổ hay vui ở đời sau.
- Danh sắc: Hai phần hình thể người gồm: Danh là phần tâm lý và sắc là phần vật lý và sinh lý.
- Lục nhập: Còn gọi là sáu xứ: sáu nội xứ (sáu căn) và sáu ngoại xứ (sáu trần).
- Xúc: Sự gặp gỡ, tiếp xúc, giao thoa giữa các sáu căn và sáu trần.
- Thọ: Sự cảm thọ do các phản ứng tâm lý phát sinh khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, rồi lãnh thọ những cảnh vui hay buồn, sướng hay khổ, hay vô ký.
- Ái: Sự vướng mắc, yêu thích, tham luyến, gồm có dục ái, sắc ái và vô sắc ái.
- Thủ: Sự bám víu, đeo chặt của tâm thức vào một đối tượng ưa thích.
- Hữu: Tiến trình tương duyên để hiện hữu, gồm dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
- Sinh: Sự ra đời, tạo nên, xuất hiện, thành tựu các bộ phận cấu thành năm uẩn và các xứ.
- Lão tử: Sự suy nhược, tàn lụi, tuổi thọ lớn, tan rã, tiêu mất, tử vong.
9. Pháp quán từ bi gồm những gì? Giải thích?
Pháp quán từ bi có ba từng bực thấp cao, tùy theo căn cơ của ba hạng tu hành:
- Chúng sinh duyên từ: Lòng từ bi do quán sát cảnh khổ của chúng sinh mà phát khởi.
- Pháp duyên từ: Lòng từ bi do duyên “Pháp tánh” mà phát khởi. Tất cả chúng sinh đều đồng một “pháp giới tánh”, nên chúng sinh đau khổ là mình đau khổ; vì vậy hành giả khởi lòng từ bi cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sinh.
- Vô duyên từ: Lòng từ bi phát khởi không có tâm năng duyên và bị cảnh duyên, không còn dụng tâm, không còn quan sát, không đối đãi giữa mình với người, mình và vật.
10. Năm thứ quán bất tịnh gồm những gì? Giải thích?
Năm thứ quán bất tịnh gồm có:
- Quán chủng tử bất tịnh: Quán sát chủng tử hay hột giống hình thành thân mạng gồm có hai phần: Tinh thần và vật chất. Nguyên nhân để phát sinh do nghiệp lành dữ của thân, khẩu ý trong quá khứ nên có nhiễm ô và bất tịnh.
- Quán trụ xứ bất tịnh: Quán sát chỗ ở của chủng tử: bào thai hay con người mới cấu thành là một khối hôi tanh, thì nơi ở của chúng cũng không sạch.
- Quán tự tướng bất tịnh: Quán sát đứa bé có đủ bộ phận cần thiết, sau khi đã thoát bào thai, bên trong và bên ngoài thể xác thường tiết ra những chất nhơ bẩn, hôi hám.
- Quán tự thể bất tịnh: Quán sát cái thể chất của thân người gồm có: chất cứng, chất lỏng và chất sệt, chẳng có thứ nào là trong sạch để nhận thấy nó bất tịnh như thế nào.
- Quán chung cánh bất tịnh: Quán sát giai đoạn hư hoại của thân người sau khi trút hơi thở cuối cùng, chỉ có một mùi giống nhau là mùi hôi, một chất giống nhau là chất thối./.
- Giảng dạy “Nhân Minh Luận Phật Giáo” tại Học viện Sóc Sơn Hà Nội - 31/03/2023
- Công bố quyết định và ra mắt nhân sự Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022-2027) - 31/03/2023
- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam công bố quyết định và ra mắt nhân sự nhiệm kỳ IX (2022-2027) - 31/03/2023
- Lễ Hằng thuận tại chùa Giác Lâm, Q.Tân Bình - 21/03/2023
- Hành hương Tiền giang 2023 - 28/01/2023
- Chương trình hành hương Ấn Độ 2023 - 23/12/2022
- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) - 01/11/2022
- TPHCM: Lễ Khai Giảng lớp đào tạo Cao-Trung cấp giảng sư niên khóa XII ( 2022- 2025 ) - 24/10/2022
- THÔNG BÁO: HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ 2023 - 22/10/2022
- Buổi giảng tại chìa Phước Viên, Quận Bình Thạnh, TP. HCM - 22/10/2022
- Lễ Hằng thuận tại chùa Bửu Đà Q.10 - 22/10/2022
- Lễ Hằng thuận tại chùa Giác Ngộ Q.10 - 21/10/2022
- Hơn 4000 hành giả đăng ký an cư tập trung tại các Trường hạ trên địa bàn TP.HCM - 06/06/2020
- Công bố địa điểm tổ chức Đại Giới đàn Huệ Hưng - 06/06/2020
- Thông báo: Hành Hương Phật Tích Ấn Độ 2020 - 17/12/2019
- Trang nghiêm lễ an vị Phật tại chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn) - 24/11/2019
- Toàn cảnh: Hội thi giáo lý cấp Quận /Huyện tại TP. HCM - 24/11/2019
- Lễ cầu nguyện đặt đỉnh tháp tại chùa "Phật Cô Đơn" - 06/08/2019
- Thảo luận những vấn nạn ảnh hưởng đến Tăng đoàn - 24/07/2019
- Tôn trí Thánh tượng Đức Quán Thế Âm tại Việt Nam Quốc Tự - 22/07/2019
- Hội thi Diễn giảng và Báo tường Q.7 - 22/07/2019
- Bắt đầu khóa an cư tập trung của BTS GHPGVN TP.HCM - 22/07/2019
- Khóa cấm túc 10 ngày sẽ thảo luận những vấn đề gì? - 19/07/2019
- Lễ tưởng niệm Đại lão HT.Thích Thiện Hào tại VNQT - 19/07/2019
- Ban TT-TT PG TP.HCM triển khai công tác chuẩn bị Hội thi viết Báo tường - 19/07/2019
- Trang nghiêm tưởng niệm Đại lão HT.Thích Thiện Hào - 18/07/2019
- TP.HCM: Họp Ban Tổ chức hội thi diễn giảng, báo tường - 17/07/2019
- TP.HCM: Chư Tăng bố-tát, thính giới tại Việt Nam Quốc Tự - 17/07/2019
- TP.HCM: Họp chuẩn bị khóa cấm túc tại Việt Nam Quốc Tự - 16/07/2019
- Kế hoạch hội thi diễn giảng, báo tường mùa an cư - 28/06/2019
- 493 Tăng Ni tham dự kỳ thi tuyển sinh khóa XIV - 28/06/2019
- Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực HĐTS GHPGVN - 28/06/2019
- Lãnh đạo BTS GHPGVN TP.HCM thăm, sách tấn chư hành giả an cư - 23/06/2019
- TP.HCM: Lịch thuyết giảng Phật pháp ngày 16-6-2019 - 15/06/2019
- Phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại chùa Ưu Đàm - 19/03/2019
- TP.HCM: Họp chuẩn bị khóa cấm túc tại Việt Nam Quốc Tự - 01/03/2019
- TP. HCM: Ban Hoằng Pháp Trung ương chúc mừng ngày Lễ Quốc tế Phụ nữ 8/3 và tôn vinh nữ Phật tử tiêu biểu - 01/03/2019