Buông bỏ cố chấp
Cố chấp là bịnh trầm kha của chúng sanh, đó là mấu chốt để chúng ta phải đau khổ luân hồi mãi mãi.
Cố chấp là bịnh trầm kha của chúng sanh, đó là mấu chốt để chúng ta phải đau khổ luân hồi mãi mãi. Cố chấp đến mức độ “Sống để dạ, chết mang theo”. Vì thương xót chúng sanh như con nên đức Phật đưa ra pháp môn Tứ vô lượng tâm để dạy cho chúng ta sống với hạnh từ, bi, hỷ, xả. Mặc dù hạnh xả nằm vị trí thứ tư trong bốn hạnh trên nhưng lại là hạnh rất quan trọng.
Hạnh xả được diễn ra theo:
- Theo tiến trình tự nhiên.
- Theo tiến trình tâm lý và vật lý
Buông xả theo tiến trình thứ nhứt không đáng kể, thường chúng ta không để ý và quên đi một cách tự nhiên. Ở phạm trù thứ hai có buông xả vật lý cũng tùy thuộc mổi người vì nó cũng có hai góc độ:
- Buông bỏ đồ cũ để thay vào đồ mới sau một thời gian sử dụng, hơi cũ, đổi màu họ phải thay đồ mới để hợp thời trang.
- Họ thích đồ cũ, không bỏ nên được xếp vào loại “Chơi đồ cổ”.
Còn về tâm lý rất là phức tạp ví nó nằm sâu kín ở bên trong tiến trình theo cộng nghiệp và biệt nghiệp. Cố chấp được nuôi trong tâm bằng sự sân hận thí nó sẽ dày vò chúng ta khiến chúng ta phải đau khổ liên miên. Vậy để xã bỏ và phóng thích bằng cách mở ra con đường an vui bắng cách quán thưởng tứ tướng:
- Ngả tướng
- Nhơn tướng
- Chúng sanh tướng
- Vô tướng.
Tất cả tướng nầy phải quán thật kĩ vì:
- Phước và nghiệp của mình phải là không.
- Phước và nghiệp của người cũng phải là không, nếu hiểu chúng ta phải xả bỏ vì tất cả đều giả hợp, cuối cùng cũng phải là không cho đến ngả tướng cũng không :
- Cái này không phải của ta
- Cái tướng này không phải là của ta.
- Cái tướng này không phải bản ngã của ta.
Không để cái ta chấp mắc, vì tất cả mọi sự tranh giành không ngoài ngũ dục, chớ họ đâu có nghĩ “Chính mình làm khổ mình”.
Được cũng bỏ, thua cũng bỏ khi thân ngũ ấm thở ra mà không hít vào. Đó là qui luật của vủ trụ. Cố chấp cũng có hai loại: chấp ngã và chấp pháp.
- Chấp ngã: Cố chấp bám vào bản ngã của ta. Đụng đến cái ta là không được cho nên cảm thấy khổ sở vì quan trọng cái tôi, cái ngã nầy khó mà bỏ được, mặc dù ai cũng nói được.
- Chấp tướng: Loại cố chấp nầy sanh ra ganh tị, hẹp hòi, ích kỷ.
Để hưởng được hương vị giải thoát chúng ta phải rèn luyện tâm thức một cách thuần thục là phải tụng kinh, niệm Phật qua quá trình sâu dày để:
- Buông xả lòng tham, sân si.
- Bằng nhận thức đúng sự thật để xả bỏ.
- Hạnh xả tạo cho chúng ta có tâm từ bi, mong ai cũng hạnh phúc như mình không kể kẻ thân người sơ
- Tâm xả làm lắng dịu sự ưa thích.
- Ưa thích là góc khổ đau. Ngày nào chúng ta học hạnh buông xả thì ngày đó chúng ta thì ngày đó chúng ta cảm thấy an lạc hạnh phúc ở ngay trong hiện tại.
- Vì quá khứ ta giàu có, bây giờ thì nghèo khổ, thì phải xả bỏ quá khứ không nhớ lại, không nuối tiếc cho nên cãm thấy an lạc.
- Không mơ tưởng tương lai sẽ thế nầy, thế khác vì tương lai thì chưa đến thì ta sẽ bị hụt hẳn.
Chúng ta nhớ lại thời đức Phật còn tại thế có một câu chuyện: Hai nhà sư trẻ tuổi qua sông trong khi đó cũng có một cô gái cũng muốn qua sông và nhờ sự giúp đỡ của hai nhà sư. Vị sư đệ sợ phạm luật nên từ chối, còn vị sư huynh vì lòng bi mẫn nên nên bồng cô gái một cách tự nhiên. Sau khi qua sông, hai vị không nói gì. Nhưng khi về gần chùa nhà sư trẻ nói với vị kia “Huynh phạm luật” , vị sư kia mới hỏi lại “Tôi phạm luật gì”. Sau khi đưa cô gái qua sông tôi đặt cô gái bên bờ, không còn vương mắc trong lòng, còn sư đệ mang cô ta về chùa để làm gì?
Đó là một cách buông xả vì chính chánh pháp ta còn bỏ. Người cố chấp thường bị nhấn chìm trong khổ đau, vì lòng cố chấp thì đau khổ hoài, những tâm sân si giận hờn như những cục than hồng nằm tận đáy lòng chúng ta làm vẻ mặt nhăn nhó khó coi thì làm sao có an lạc được. Nếu không an lạc làm sao có nụ cười thư thái nhẹ nhàng, cho nên các thiền sư có dạy cho đệ tử: “Đói thì ăn, mệt thì ngủ - Đối mặt vô tâm, mạc vấn thiền.”
Ngoài tâm ra sự buông xả còn hiển lộ ra nét đẹp bê ngoài như dáng người thon thả, lỗ tai dài hoặc là có đôi mắt đẹp, đôi mắt đã nói lên tâm sự cùa con người cho nên cổ đức có câu: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”.
Buông xả cũng không đơn giản vì nó còn nhiều góc độ khác nhau nhưng chúng ta phải hiểu về tâm lý chớ không thuộc về vật lý. Cho nên khi tu hạnh buông xả được coi như tiến trình đào thải, ép xác cho nên người ta sống lẩn quẩn bị ức chế tâm lý, người ta thường khô khan. Cho nên ta thấy việc cải tạo tư tưởng rất khó và cần phải có thời gian. Hạnh buông xả được coi như là bước đầu của người tu. Hạnh buông xả trong Phật giáo là một trạng thái năng động mà không bị chấp mắc vì khi làm lợi cho số đông, cho tha nhân ta phải đặt lên hàng đầu, sau khi làm không để chấp mắc vướng víu
Để cuộc sống chúng ta có được hương vị giải thoát chúng ta phải tôn trọng của cuộc sống. Người sống phải vui, cây sống phải tươi, do đó có một Thiền sư đã nói :
“Sống ngày nay biết ngày nay
Nặng lòng chi những tháng ngày đã qua.”
Cũng như kinh Kim Cang dạy:
Đừng cố chấp hữu tướng,
Người mê chấp khổ muôn đời,
Khó mà gặp Phật, khó mà an vui.
Hay:
Xả nghĩa là buông bỏ
Cái nghĩa là ngăn che
Buông bỏ 5 tánh xấu
Ngăn che chướng ngại Thiền.
Buông xả còn có nghỉa là tha thứ lỗi lầm của người gây cho mình khổ đau, vì theo luật nhân quả thì không nên trả thù theo luật giang hồ. Vì ngày nay khi luật nhân quả chưa trổ thì có pháp luật hành xử. Việc tha thứ cho người khác là nhổ lên gai khổ đau trong ta. Ngoài ra chúng ta thấy luật nhân quả liên quan mật với tâm qua kinh Pháp Hoa xác định rõ sự tồn tại của hoa sen trong mỗi con người chúng ta cũng như Đức Phật đã tha thứ cho Đề Bà Đạt Đa cho chúng ta thấy sự hoan hỷ tha thứ rộng lớn của Đức Phật, điều này làm sống lại hoa sen trong lòng họ.
Chấp ngã có 5 phạm trù:
- Chấp hư không là chơn tánh của Như Lai,
- Chấp Chơn như hay Niết bàn không có chi hết
- Chấp Như Lai Tạng không có hình tướng sai khác
- Chấp Như Lai Tạng có đủ các pháp nhiễm ô.
- Chấp chúng sanh có thỉ, Đức Phật có chung.
Học thuyết của Đức Phật là một là một minh triết, có giá trị môi trường rất quan trọng để tạo cho con người trở thành một người tốt, nếu ta đặt người xấu vào quỹ đạo tốt.
Buông xả để tha thứ là nhịp cầu tình thương đưa người xấu trở thành tốt. Học thuyết tha thứ còn làm cho con người thay đổi tâm linh. Tha thứ còn được coi là nghệ thuật sống để được an lạc. Khi chúng ta làm lợi cho tha nhân mà còn chấp tướng còn thấy mình bố thí, còn thấy người nhận bố thí và vật bố thí nghĩa là chúng ta còn chấp ngả chấp tướng thì chỉ được phước hữu lậu, phước nầy còn lệ thuộc thời gian, khi chết không mang theo được. Đức Như Lai đã được đạo Bồ đề nhưng nếu chấp đạo bồ đề là tôi hay là thật thì không phải thì không phải là đạo bồ đề nên Đức Phật dạy ”Như Lai có đắc pháp nhưng pháp ấy không thật không hư, cũng như trong kinh Tứ thập nhị chương có ghi “Tu vô tu tu - Chứng vô chứng chứng”…có nghĩa là tu mà không chấp mình tu, chấp quả mà không chấp mình chứng quả, thế mới thật là chứng quả.
Quán kỹ tứ tuớng để làm cho nỗi đau vơi đi:
- Xem lại quá khứ chúng ta có làm khổ ai không,
- Nên rút mình ra khỏi quỹ đạo ác, phải đặt mình vào quỹ đạo lành,
- Tác hại dây chuyền phải cố gắng sám hối và làm mới cuộc đời,
- Đôi khi mình tạo tội gây khổ cho người khác, mặc dù pháp luật không hay biết bằng nhiều cách qua mặt nhưng cũng không tránh khỏi luật nhân quả.
Cố chấp còn là một độc tố xói mòn tâm ta, cho nên chúng ta nên buông xả cố chấp không nên giận dai, giận dài vì giận thường bị dở. Giận còn là tình huống đang nắm lấy cái gai, gai nầy có thể làm cho chúng ta chảy máu, giống như chúng ta đang làm công việc gỡ ‘mìn’ nổ chậm nó có thể làm cho chúng ta chết bất cứ lúc nào.
Giận và nhớ dai cũng giống như tôn thờ nỗi đau lâu ngày trong tâm ta có nhiều tầng lớp khổ đau chất chồng làm tâm ta xấu ác, do đó chúng ta phải quán chiếu thật kĩ để soi rọi và dứt bỏ một cách dễ dàng.
Tha thứ là một nghĩa cử cao đẹp và luôn làm mới cuộc đời. Thực tập buông xả là quăng nỗi đau ra khỏi lòng mình, là một nghệ thuật sống hạnh phúc và an lạc. Giận dữ nhớ dai là những giọt đắng, giọt sầu mà người khôn không bao giờ để trong lòng. Tu học theo Phật là tâm lượng Bồ Tát cho phải tha thứ để sống cho có hương vị giải thoát.
Tu một thuở cứu thân vĩnh kiếp.
Độ cho mình còn vớt mẹ cha.
Đặng Ngọc Diệp – Diệu Ngộ
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019