Sanh Làm Người
Hãy buông gánh khổ ấy xuống, là tự ta cởi trói cho mình rồi, đó là giải thoát. Đức Thế Tôn đã dạy con người phải gìn giữ hạnh nghiệp. Người vun bồi nghiệp thiện thì sẽ được quả thiện, không còn chịu khổ vì nhân ác thì sẽ nhận quả ác.
Vì đâu sanh làm người? Nếu có ai đó hỏi ta sẽ tròn mắt ngạc nhiên vì cho rằng câu hỏi quá vô duyên. Thân người này là do cha mẹ sanh ra, nuôi dưỡng, cho ăn học mà thành. Vâng! Đó là lý luận thế gian. Còn đối với quan niệm Phật giáo thì sao? Đức Phật chỉ ra 10 pháp giới (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật) chúng sanh tùy thuộc vào hạnh nghiệp mà quyết định sẽ hiện sanh về pháp giới nào. Với thân ở cõi người, may mắn hơn bốn cõi thấp, nhưng thân phận con người lại bị bấp bênh chìm trong nổi khổ sanh, già, bệnh, chết.
Con người có đủ thứ chấp trước song không chịu xả bỏ là do bị nhốt trong lồng Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), trong vòng Ngũ ấm ngăn che, con người phát sinh đủ thứ chấp trước, phân biệt, vọng tưởng, không tài nào thoát khỏi sinh tử được, như Lão Tử từng nói rằng: “Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân; Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?” (Ta có họa lớn vì có thân này, Thân ta chẳng có thì họa sao còn?)
Trong kinh Tương ưng bộ đề cấp câu chuyện, một chư Thiên ở cõi Trời đã xuống nhân gian đảnh lễ Đức Thế Tôn (Vị này trước kia là người nhờ tu được phước lên được cõi Trời), và ông đã hỏi Thế Tôn:
- Cái gì sanh làm Người?
- Cái gì luôn dong ruổi?
- Cái gì phải chịu luân hồi?
- Cái gì con người luôn sợ hãi?
Đức Phật dạy:
- Ái dục sanh làm người
- Tâm người luôn dong ruổi
- Con người phải chịu luân hồi
- Đau khổ con người luôn sợ hãi.
Bốn câu hỏi này xoay quanh bốn yếu tố bản chất thật của đời người. Câu hỏi của chư thiên cũng là nỗi lòng của người tri đang khao khát tìm kiếm con đường giải thoát cho tự thân.
1. Ái dục sanh làm người
Con người chỉ là sản phẩm của nhân duyên tạo thành bời Ngũ uẩn hay còn gọi Năm tập hợp thân gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó, sắc là yếu tố vật chất; còn thọ, tưởng, hành, thức thuộc về yếu tố của tinh thần. Tuy nhiên, con người thiếu sự hiểu biết đúng đắn, lầm chấp sinh ra sự tham muốn ái dục đối với năm món: tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ. Chính cái tham chấp này của ái dục là gốc rễ của sinh tử.
Tuy nhiên, ái dục chi phối rất mạnh, khiến chúng ta lúc nào cũng đi tìm đối tượng ưa thích, đắm say..., thích hưởng thụ tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ..., nên cái khổ cứ triền miên và cái khổ này chiếm hết 2/3 cuộc đời, có kẻ lại khổ cho đến già đến chết!
Ngày xưa Nguyễn Công Trứ đã từng tuyên bố triết lý “sống phải có danh gì với núi sông”. Nhưng mà cả cuộc đời ông chỉ có đau khổ vì cái danh làm ông lận đận, lao đao. Có lúc ông làm quan cao, có lúc ông lại xuống làm lính cho học trò của mình. Ông chán nản, than thân trách phận...con người:
“Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.”
Đức Phật xuất hiện giữa trần gian nhằm chỉ nguyên nhân khổ giữa cuộc đời này là con người đang theo đuổi truy tìm một chữ “Ái . Con người đã chạy theo ngũ dục lạc của thế gian, những sắc tướng ảo giác bên ngoài..., con người tự làm đau khổ bản thân. Nếu con người biết dừng lại nguyên nhân khổ, sống một cách đúng đắn, con người sẽ an lạc và hơn nữa được nâng cao đi lên cõi trời và bốn bậc Thánh: Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và Phật. Chính từ con người này, một người bình thường như Thái Tử Tất Đạt Đa lại trở thành Phật? Tại sao Tôn giả Mục Kiền Liên trở thành bậc Thánh! Đó là cả quá trình phấn đấu tu tập, biết nguyên nhân của khổ, không truy tìm chữ Ái, biết làm chủ bản thân để không rơi vào bi cảm, sầu đau.
Ngược lại, người thế gian lúc nào cũng dong rủi kiếm tìm, hết tới chỗ này sang chỗ khác ... mãi đuổi theo ái dục, như vậy tâm trí chúng ta bao giờ biết dừng lại để tìm sự định tĩnh? Tìm tình thì khổ về tình, tìm tiền thì khổ về tiền, tìm danh thì khổ về danh… Vì nếu chúng ta không biết cách làm chủ trước những cám dỗ đó thì ta phải bị sa lầy. Chuyện kể rằng có anh nhà nghèo đi hỏi vợ, anh bị từ chối vì lý do quá nghèo. Anh tự ái bỏ xứ ra đi quyết tâm làm kiếm cho thật nhiều tiền để về cưới cho được người anh yêu thương. Thời gian trôi qua, anh làm việc cực lực không ngừng, làm quên ăn, bỏ ngủ không màn bệnh hoạn, lăn xả kiếm tiền. Ông quay về nhà ông trưởng giả thay vì cưới người yêu, anh lại vênh váo, thách thức và ăn chơi chỉ mong trả thù ông trưởng giả. Cho đến một hôm thần chết gặp anh, anh thức tỉnh cơn mê biết mình chưa cưới được vợ. Anh năn nỉ thần chết, dùng vàng mua chuộc để mong đánh đổi mạng. Nhưng thần chết không cho dù chỉ một ngày, một giờ hay là một phút. Cuối cùng anh xin thần chết cho anh nói một câu trước khi ra đi: “Hỡi người thế gian đừng quá say mê chạy theo đồng tiền, bởi vì có tiền cũng không mua được mạng sống, có tiền rồi cũng phải bỏ lại để ra đi”. Đây là câu nói đáng giá ngàn vàng cho những ai còn dong ruỗi chạy theo ái dục.
Đối với người Phật tử có lẽ câu cảnh báo đó được nghe rất nhiều lần. Chư Phật, chư Bồ-tát cũng đã răn dạy, chúng ta đã học đi học lại rất nhiều lần nhưng vẫn bị dính mắc. Đồng tiền luôn có ma lực hấp dẫn lôi cuốn. Nếu bỗng nhiên ta được trúng số một số tiền lớn lúc đó ta có làm chủ được mình không? Hay có ai mời ta nhận một chức vụ gì đó, lúc đó ta sẽ cư xử thế nào? Thật ra tiền bạc, danh lợi chỉ làm ta đảo điên, mê hoặc. Chúng đưa mình lên rồi cũng chính chúng hất mình xuống không thương tiếc. Rồi sau đó tâm ta buồn não, sân hận sinh khởi, hậu quả vô cùng tai hại. Đó cũng là lỗi do ta không biết làm chủ mình, không kìm chế được tính tham. Và cứ thế những nghiệp này dẫn dắt ta, đưa ta đi xuống lên trong sáu cõi.
Đức Phật thường nhắc, phàm là người tu Đạo, hễ lửa đến thì nên tránh xa. “Lửa" tức là gì? Ở đây, là dụ cho dục vọng và ái tình, và cũng là tình cảm mong muốn các cảnh giới của lục trần. Lục căn thì thuộc về tình, còn lục trần thì thuộc về cảnh. Cả sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) hợp với sáu trần (hình sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, tiếp xúc, pháp) làm cho con người bị đắm say mê muội, mê đắm đến nỗi "sống say chết mộng"!
Vì vậy, “người tu Đạo thấy sự dục lạc tất phải tránh xa.” Nếu chúng ta có thể "thấy mà như không thấy, nghe mà như không nghe," tức là đã đạt được cảnh giới:\
Nhãn quán hình sắc nội vô hữu,
Nhĩ thính trần sự tâm bất tri.
(Mắt nhìn hình sắc, lòng không động,
Tai vẳng chuyện đời, dạ chẳng hay.)
Nếu chúng ta ngày ngày tiếp xúc với trần cảnh mà không bị đắm nhiễm như ‘hoa sen tinh khiết gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; nhưng nếu không làm được như vậy thì ta cần phải nghiêm cẩn tu hạnh "viễn ly" - lánh xa lửa dục! "Cấu nhiễm" tức là những dục vọng trong tâm, đặc biệt là những ý nghĩ về sắc dục. Không dứt bỏ lòng dâm dục tức là có cấu nhiễm; loại trừ lòng dâm dục rồi tức là không còn cấu nhiễm nữa. Khi cấu nhiễm không còn thì tâm được thanh tịnh, trong sạch - các hạnh mà chúng ta tu hành đều được thanh tịnh cả.
Lòng dâm dục cố nhiên là nhơ uế, và cũng là thứ dục vọng to lớn nhất. Ngoài ra, các thói tham, sân, si, kiêu mạn và nghi hoặc cũng đều là những cấu nhiễm trong tâm. Trừ sạch các thứ cấu nhiễm này thì sự tu hành sẽ tương ưng với Đạo. Bấy giờ, chúng ta sẽ có thể "trở về nguồn cội" (phản bổn hoàn nguyên) và tìm lại được cái tâm thanh tịnh vốn có của mình.
Đức Phật dạy chúng ta nên dùng trực tâm mà tu Đạo và suy nghĩ về Đạo. Trong mỗi niệm, chúng ta nên lấy việc thoát vòng tình dục làm mục tiêu của mình. Ái tình và dục vọng chính là bùn lầy; chúng ta cần phải vượt ra khỏi vũng bùn ấy. So với vũng bùn lầy lội, thì lòng ham muốn tình dục và các vọng tưởng về sắc dục còn nguy hại, đáng sợ hơn nhiều! Cho nên kệ 347 kinh Pháp Cú, Phật dạy:
“Những người ái dục đắm chìm
Xuôi dòng ái dục vào miền khổ đau
Lọt vòng dây trói trước sau
Tựa như con nhện mắc vào lưới giăng.
Ai mà dứt mọi buộc ràng
Không còn ái dục, chẳng vương não phiền.”
2. Tâm người luôn dong ruổi
Tâm con người có hai phương diện ‘Vọng tâm và Chơn tâm’ ‘Vọng tâm’ là cái tâm có khả năng phân biệt, có ý thức về nhị nguyên (tốt – xấu ,yêu –ghét, vinh – nhục v..v..). Ðó là cái tâm suy nghĩ, đặt kế hoạch, ham muốn, cái tâm bừng lên trong cơn giận dữ, cái tâm tạo ra những đợt sóng say mê hay tư duy và cảm xúc tiêu cực, cái tâm cứ luôn luôn quyết định, đánh giá, và xác định sự hiện hữu cuả nó bằng cách cắt xén, đặt tên củng cố kinh nghiệm v..v.. Còn ‘chơn tâm’ hay ‘tâm bản nhiên’ là cái tuyệt đối không dính dáng tới đổi thay và chết chóc (thường còn và không sinh diệt); đó là sự tỉnh giác trong sáng uyên nguyên của trí tuệ giải thoát, có tính sáng chói và luôn luôn tỉnh thức. Ðừng tưởng rằng ‘tâm bản nhiên’ chỉ có trong tâm ta mà thôi; kỳ thực nó là bản chất của mọi sự vật, vì vậy, trực nhận bản tính tự nhiên của tâm cũng chính là trực nhận bản tính tự nhiên của mọi sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, tâm người luôn dong ruổi trong vọng tâm.
Loài khỉ hay nhảy nhót, lăng xăng, đứng ngồi không yên và vọng tâm của con người cũng thế, không khi nào yên lặng. Trong nhà Phật thường hay nói câu câu: “Tâm viên, ý mã” ý nói ‘tâm’ con người như con khỉ, vượn chuyền cành; còn ‘ý’ như con ngựa chạy rông nơi đồng nội. Cuộc sống khiến tâm luôn phải nghĩ hết chuyện này chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai... Điều này dễ đưa con người đến loạn động, phát sinh nhiều thứ phiền não. Chính tâm người luôn dong ruỗi này, mà tâm ta chịu sự luân chuyển đau khổ triền miên.
Do đó, cần biết tu sửa nhân tâm, nhìn lỗi của người khác như lời nhắc nhở ta để không phạm phải, không được sân hạn trước những lời nói của người khác, lúc nào cũng giữ cho mình cái tâm bình lặng trước mọi việc. Từng bước, từng bước như vậy chúng ta sẽ dần hoàn thiện con người của mình, không phải nhờ năng lực siêu nhiên nào mà chính sự nhận thức sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp bản thân mình thay đổi, quán chiếu để trở về ‘chơn tâm’ thanh tịnh.
3. Con người phải chịu luân hồi
Do “nghiệp” chi phối, con người phải chịu luân hồi. Sự luân chuyển này đi qua 6 cõi (Trời, Người, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục), chúng ta không thể kiểm soát, phải chịu đựng từ kiếp này đến kiếp khác. Nếu kiếp này được làm người, ta không thể ung dung cho rằng đã an ổn sẽ không bị rớt vào địa ngục? Muốn biết sau khi chết vào cõi nào thì chúng ta hãy nhìn lại mình, kiểm tra lại lời nói - hành động – suy nghĩ do bởi tham-sân-si ngay trong đời này sẽ biết được mình đi vào cõi nào. Như Kinh Nhân Quả có dạy: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị” (Muốn biết nhân đời trước thì hãy nhìn vào những gì được hưởng trong đời này. Muốn biết quả trong đời sau, hãy nhìn vào những gì đang làm trong đời này).
Con người vì quá mê muội chẳng lập phương cách khiến cho thân họ có chỗ gởi gắm, tâm có chỗ nương tựa, ngõ hầu túc nghiệp tiêu diệt, quả báo đời sau thắng diệu, thì là đã đánh mất cái tâm sanh trưởng bình đẳng làm cho loạn cuồng tâm trí, gây nhiều tội lỗi trong xã hội, đễ đi vào ba con đường khổ của địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Cho nên, Phật dạy người Phật tử cần giữ năm giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu (rượu chỉ cho các chất say như ma túy, xì ke….) là phương cách ngăn ngừa “nghiệp ác” sinh khởi.
Bên cạnh đó, con người phải biết làm lành, tăng trưởng thiện căn, vun trồng phước báo, tạo điều kiện cho “nghiệp thiện” sinh khởi. Điều này cho ta thấy những ai có đời sống đạo đức, đức tin mạnh mẽ thì đây là một bệ phóng để con người không còn chịu trong cảnh luân hồi.
4. Đau khổ con người luôn sợ hãi
Trên thế gian này, điều làm con người luôn sợ hãi, đó là sự đau khổ. Cảm xúc đau khổ khiền con người không thiết ăn, uống, ngủ nghỉ, làm việc và thậm chí tìm đến cái chết. Hai loại đau khổ thường thấy là đau khổ về thân và đau khổ về tâm. Dù là đau khổ loại nào con người sẽ rất là khó chịu trong trạng thái cảm xúc. Con người khi đau khổ thông thường tìm cách hóa giải như mua sách về đọc, nghe nhạc, hoặc xem phim giải sầu. Nhưng điều đó không giúp cho con người hoàn toàn dứt buồn, mà chỉ là tìm cách che đậy trong lãng quên, nên tất cả không giúp được gì mà sau đó lại buồn, phân tâm thêm, càng không có lối thoát.
Tóm lại, muốn tìm sự an lạc ta cần tìm đến lời nói đúng đắn của bậc sáng suốt, cần nghe những lời Phật dạy để tâm mở ra, trí tuệ từ từ sáng lại, giống như người bệnh cần uống thuốc để dứt bệnh. Đức Phật chỉ cho một “toa thuốc” tốt, con đường giải thoát - giải thoát tâm thức - ngăn ngừa đau khổ.
Chúng ta hãy buông gánh khổ ấy xuống, là tự ta cởi trói cho mình rồi, đó là giải thoát. Đức Thế Tôn đã dạy con người phải gìn giữ hạnh nghiệp. Người vun bồi nghiệp thiện thì sẽ được quả thiện, không còn chịu khổ vì nhân ác thì sẽ nhận quả ác. Con người phải lấy ba nghiệp làm nơi nương tựa, phải luôn kiểm soát và tỉnh giác ba nghiệp của mình. Nhờ vun trồng nghiệp thiện ta sẽ không bị ba độc là Tham - Sân – Si chi phối, không còn đau khổ, ham muốn, ganh ghét thống trị.và đốt cháy hết công đức ta tu tạo. Đây là điều giúp tâm con người sẽ trở nên thanh tịnh, trí được sáng suốt, thấu đáo mọi việc và có một đời sống an lạc – hạnh phúc.
TS. Thích Nguyên Hạnh
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019