Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay
Hiện nay, có một phận người cho rằng hàng ngũ xuất gia là những người ăn bám xã hội, không tạo ra của cải, vật chất gì, chỉ khiến cho nền kinh tế đất nước suy giảm thêm. Vậy vai trò và trách nhiệm của người xuất gia thời đại hiện nay?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ mục đích mà hàng xuất gia phát tâm Bồ Đề khi bước vào cửa chùa. Vì nhìn rõ được lẽ vô thường, sự sanh, già, bệnh, chết đang âm thầm gây đau khổ cho con người mà từ đó phát đại nguyện “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”.
Trên thì nổ lực, tinh tấn cầu học giáo Pháp được trao truyền từ các bậc minh sư, từ các vị đồng phạm hạnh hay từ bậc thiện tri thức. Dưới thì mở rộng lòng từ, không quản khó khăn, chúng sanh mê mờ, nhiều đời tập khí, mà hóa độ, tạo duyên lành đến gần Phật Pháp, thân cận ngôi Tam Bảo mà kết duyên lành. Chỉ có như vậy, người xuất gia chúng ta mới có thể trọn vẹn quá trình tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
Nhớ khi xưa, vì ghen người người học trò với vợ mình mà người thầy của Angulimala đã lừa chàng đi giết 100 mạng người kẻ ngoại đạo thì về ông sẽ truyền đạo cho học. Tin thầy, chàng đã cầm dao tước đoạt mạng của 99 người vô tội và chặt ngón tay của nạn nhân làm thành vòng đeo trước cổ để làm tin. Đến một hôm, mẹ ông hay tin con trai mình là kẻ sát nhân liền tìm đến khu rừng nơi ông cư trú để tìm sự thật. Dù thấy mẹ mình, chàng vẫn không từ bỏ ý định đoạt 100 mạng người. Khi thấy đức Phật đi khất thực ngang qua, thì ông chuyển hướng sang giết Ngài. Ông vừa chạy theo Phật vừa hét to:“Này ông Cồ Đàm, hãy đứng lại!”. Nhưng Ngài vẫn không chùn bước, rất điềm tĩnh và đáp: “Ông mới là người phải dừng lại, vì ta đã dừng từ lâu rồi”. Nghe đến đó, chàng Ahimsaka đứng lại và xin Ngài giải thích ý nghĩa câu nói. Phật đáp: Ta đã dừng các việc ác ở trong tâm rồi, người nên dừng các việc ác lại chính là ông. Nghe vậy, chàng quỳ dưới chân Phật xin Ngài quy y và sám hối tội lỗi mà mình đã gây ra. Sau này, ngài đã tu và chứng quả A-la-hán.
Qua đó, ta thấy được vai trò và trách nhiệm của đạo Phật là không phải nhỏ trong việc cải tạo những con người lầm lỡ về với sự hoàn lương. Chỉ có hướng dẫn bằng tình yêu thương, sự tha thứ rộng lớn của nhà Phật mới giúp cho họ nhận ra lỗi lầm, hối cải quay về con đường đúng.
Hay câu chuyện của ông Châu Lợi Bàn Đặc, vốn là người nổi tiếng hay quên, trí nhớ không bằng người. Phật dạy cho ông hai chữ “chổi quét” mà ông từ ngày này sang tháng nọ cũng không thuộc, hễ nhớ chữ chổi thì quên chữ quét. Nhiều thầy tỷ kheo thấy vậy, xin Ngài cho ông Châu Lợi Bàn Đặc trở về thế tục, vì học hai chữ cũng không xong sao mà tu nỗi. Nhưng Phật vẫn im lặng và giữ ông lại, vì Ngài biết ông có gieo hạt giống Bồ Đề với ngôi Tam Bảo nhưng chưa đến lúc trổ. Còn bản thân ông vẫn không nản lòng mà vẫn tiếp tục cố gắng nỗ lực ngày ngày nhìn chiếc khăn trắng mà Phật đã cho, đến một buổi chiều nọ ông thấy chiếc khăn ngả màu vàng rồi thâm đen và hôm nay lại rách mục rơi từ trên cây xuống và ông hiểu nghĩa lý vạn vật vô thường , chứng quả vị Vô Sanh.
Để thấy được lòng từ bi, trí huệ của đức Phật là không thể nghĩ bàn. Theo bước chân hoằng pháp của Ngài, những người đệ tử Phật vẫn luôn tinh tấn mang ánh trí huệ, từ bi đến chỗ tối tăm để người mắt sáng có thể thấy rõ cuộc đời.
Người thầy thế gian thì cho ta kiến thức, kỹ năng để có được một công việc tốt, ổn định cuộc sống. Còn bậc xuất gia là những vị thầy tâm linh, hướng dẫn mọi người trên con đường tu tập, làm chủ tâm mình, làm một người có giá trị đạo đức trong xã hội, xa hơn là giác ngộ và giải thoát.
Thật ra, cái ăn, cái mặc là thứ rất cần thiết cho nhân loại. Chính nhờ thực phẩm, y phục, dược liệu, tiện nghi,… mà con người ngày càng vinh hoa, tú lệ. Nhưng chỉ có sự diễm lệ ở ngoài mà không có mầm móng đạo dức bên trong thì sẽ dễ gây tai họa cho xã hội.
Khi đó, giá trị đạo đức rất cần cho sự tồn tại của nhân loại. Với sứ mạng ấy, hàng xuất gia cần tiến tu để hướng dẫn cho mọi người đến với đạo, giá trị đạo đức. Bởi chỉ có những con người thoát ra đời sống thế tục mới có thể dẫn dắt chúng sanh.
Nói đến đây, tất cả mọi người đều có thể nhận rõ về vai trò và trách nhiệm không hề nhỏ của hàng ngũ xuất gia với lòng thương yêu các chúng sanh. Học theo hạnh Phật người xuất gia chúng ta cần phương tiện của pháp cho mọi người dần tránh, những tư tưởng sai lệch và mê tín, biết được việc nào nên và không nên làm để không bị luật nhân quả chi phối; cần đi đầu trong việc kêu kêu gọi, khuyên góp từ thiện,… không được chỉ nhất nhất cái đích trước mắt là thoát khỏi sanh tử mà ngó lơ những việc xảy ra trong hiện tại.
Chúng ta thử hình dung một xã hội nếu thiếu đi hình bóng của những bậc xuất gia hay nói theo cách khác là những giá trị tốt đẹp điển hình là đạo đức sẽ như thế nào?
Các nhà hoạt động kinh doanh mà thiếu đạo đức thì thường nổi máu xan tham, đầu cơ trục lợi, tác hại đén nền kinh tế của quốc gia.
Lãnh đạo quân sự mà thiếu đạo đức thì chỉ biết thí mạng quân dân, khó xây dựng được một lực lượng vũ trang trung thành với chính nghĩa.
Nói tóm lại, vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay mà giá trị vật chất chạy trước thì giá trị tinh thần rất quan trọng. Hình ảnh những người sống đời thanh bần, đạm bạc vật chất nhưng giàu về giá trị tâm linh, luôn mở rộng cửa chùa, cánh cửa từ bi và trí huệ để đón những đứa con cùng tử bỏ cha mà đi tha phương mà cầu ăn mặc, như trong kinh Pháp Hoa ví dụ, mà không biết gia đình của mình giàu có, tức là ngôi nhà tâm linh là một kho đụn đầy vàng bạc đáng quý giành cho mình. Ngôi nhà ấy luôn ở trong mỗi con người chỉ chờ ta quay về mà kế thừa.
Trung Minh
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019