Nết sống tốt đẹp
Nếp sống tốt đẹp của Chân - Thiện - Mỹ giúp cho con người sống biết thông cảm, biết bao dung. “Tình người” là nền tảng mấu chốt của nếp sống tốt đẹp lớn dần. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta hiểu được?
Con người sống giữa thế gian này ai cũng mong cầu muốn có một nếp sống tốt đẹp. Một cái nếp sống đầy đủ tất cả những vật chất cũng như về góc độ của tinh thần. Nếp sống có rất nhiều niềm vui và an lạc của Chân - Thiện - Mỹ. Đây chính là một trong những thước đo mà tất cả mọi người cần phải vươn tới để có cuộc sống tốt đẹp. Nhưng quan trọng, con người hãy xem xét nền tảng Chân - Thiện - Mỹ có từ đâu và khi chúng ta đạt được cái nền tảng đó thì chúng ta mới có thể thành tựu cái nếp sống tốt đẹp, còn nếu như chúng ta không biết cái nền tảng đó từ đâu và chúng ta sẽ sống như thế nào để có định hướng nếp sống tốt đẹp.
Một câu trả lời tưởng chừng rất khó khăn, nhưng con người có thể tìm nếp sống tốt đẹp từ nơi Phật pháp là một nguồn cảm hứng chân thật và đầy khích lệ cho tất cả những ai đang ước mong về Chân - Thiện - Mỹ. Điều quan trọng là chỉ có Phật pháp - Tam bảo như “con thuyền thanh lương” thì mới có thể đưa con người trở về với một cái nếp sống chân thật tốt đẹp. Nếu chúng ta không đi theo cái nền tảng ngôi nhà Phật - Pháp – Tăng, thì sống giữa cõi đời này mà cứ chạy loanh quanh đi tìm cuộc sống tốt đẹp, như nhạc sĩ học Trịnh từng nói: “…đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt…”
Thật vậy, có nhiều người suy nghĩ quá đơn giản rằng, trong cuộc sống gia đình, chỉ cần có người chồng giàu sang thì mọi thành viên trong gia đình như cha, mẹ, anh chị em mình… cũng được đầy đủ về phương diện vật chất nhà cửa hay tất cả những dục lạc giữa thế gian. Và con người cảm thấy “tự mãn” với những gì mình có. Nhưng sự mãn nguyện của người đó thật sự tốt đẹp chưa? Gia đình có vật chất đầy đủ, cuộc sống sung túc, thử hỏi liệu gia đình mình có phải không còn lo buồn, sầu muộn, ưu bi? Câu trả lời là chưa chắc. Bởi vì theo lời Phật dạy cuộc sống con người có 8 nỗi khổ đeo mang. Đó là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, cầu không được thì khổ, thương không được gần nhau là khổ, ghét nhau mà gặp gỡ là khổ, và năm sự ngăn che thịnh vượng là khổ. Phước báo giàu sang chỉ giải quyết một phần rất nhỏ của cái khổ, thì làm sao con người có thể có được cuộc sống tốt đẹp.
Nói như vậy, chúng ta có hai góc độ nhìn của sự lựa chọn: Một là vật chất của thế gian, tiền bạc, tài sản hay là ruộng vườn; Hai là ngôi nhà Tam Bảo (Phật - Pháp – Tăng). Điều nào là sự lựa chọn tốt nhất cho nền tảng nếp sống tốt đẹp của Chân - Thiện - Mỹ. Trong sự lựa chọn điều nào khiến tám khổ không còn tồn tại, thì lúc đó con người mới thật sự có cuộc sống tốt đẹp nhất.
Thế nhưng hầu hết mọi người trên thế gian này cho rằng tiền bạc, kim cương, xà cừ, mã não… chính là nền tảng của kiếp sống cá nhân. Khi có vật chất thì có mọi thứ, không lo buồn, sầu khổ vì chén cơm manh áo. Nếu nói như vậy, những người giàu có đầy đủ vật chất, nhà lầu, xe hơi… là những người có hạnh phúc. Những người có đầy đủ phước báo như vậy gọi là người đầy đủ Chân - Thiện - Mỹ. Nhưng mỗi người cần suy nghĩ tiền có phải là vạn năng? Chẳng hạn như ở việt nam chúng tôi có biết vài người bị một chứng bệnh rất lạ tay chân cong quẹo mà cha mẹ rất là giàu, và người cha bỏ tiền ra rất là nhiều để trị bệnh con của mình nhưng cuối cùng “lực bất tòng tâm” chân của bé vẫn không đứng lên được thế là cha mẹ đó lấy tiền mua cho con mình một đôi nạn bằng sắc để em bé đứng lên được. Như vậy có tiền nhưng cha mẹ vẫn không cứu nổi đôi chân con mình. Điều mà cha mẹ làm được là nói lời an ủi với con rằng: “Dù con đứng trên đôi chân sắc hay đôi chân bình thường mẹ vẫn thương con”. Chính tình thương làm sức mạnh đã cho đứa bé đó không còn tự ti, mặc cảm, vì bé đã cảm nhận được tình thương rất lớn từ cha và mẹ. Ta tự hỏi trong sâu thảm tâm hồn của người cha người mẹ đó thật sự hạnh phúc hay vẫn buồn khi thấy bao nhiêu đứa trẻ chạy tung tăng trên đôi chân của nó thế mà con mình lại đứng trên đôi chân sắc. Bản thân chúng ta bậc làm cha mẹ nếu gặp hoàn cảnh như vậy có chịu đựng được hay không. Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được nỗi lòng đau khổ của người mẹ, nếu có thể chia sẽ đôi chân của mình cho con.
Thế gian nghĩ rằng có tiền là có tất cả và mọi người lao mình vào như định mệnh của nếp sống. Nhưng thật sự đó có phải là một nếp sống tốt hay không? Ngô Quang Hùng đã từng chia sẽ:
“Tiền mua được ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm.
Tiền mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian.
Tiền mua được chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ.
Tiền mua được sách nhưng không mua được kiến thức.
Tiền mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe.
Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng.
Tiền mua được máu nhưng không mua được cuộc sống.
Tiền mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.”
Như vậy, nếp sống tốt là sống như thế nào, hành động như thế nào, để khi hết cuộc đời trước khi ra đi lìa khỏi cuộc đời này chúng ta không có gì phải hối hận.
Như một chàng trai, một hôm, mua mấy trái bắp cúng kinh dâng cho cha. Người cha cũng kêu con cùng ăn, anh cứ lặng lẽ nhìn cha ăn mà lòng cảm thấy một niềm hạnh phúc. Sau khi cha ăn xong anh mới nói: “Cha ơi! Con thương cha nhiều lắm”, Chỉ một lần làm như vậy thôi, nhưng chàng trai vô cả nhận một hạnh phúc vô vàn từ trái tim. đó là một nếp sống tốt đẹp vì đem lại hạnh phúc cho người mình thương yêu cũng như cho chính bản thân mình. Đức Thế Tôn mang những kinh nghiệm quý báu đó dạy cho con người nếp sống tốt đẹp. Nếp sống tốt đẹp đó dựa trên nền tảng thân làm điều lành; miệng nói những điều lành; tâm suy nghĩ điều lành. Mặc dù Thế Tôn đã ra đi 26 thế kỉ nhưng cái âm vang lời dạy của Ngài và cái hình ảnh “Ngài nói thế nào ngài làm thế đó, Ngài làm thế nào Ngài nói thế đó” vẫn còn như sống mãi. Đức Thế Tôn thành tựu Phật quả từ năm 35 tuổi cho đến khi 80 tuổi, cả đời ngài là bài học sống động về nếp sống tốt đẹp. Từng bước chân Thế Tôn vào trong nhân thế mang cả tình thương đến cho nhân loại. Đến nơi đâu, Ngài cũng đem lời tốt đẹp nói cho mọi người, Ngài mở ra cách cửa hạnh phúc những ai đang sầu khổ, Ngài mở ra một lối sống tốt cho mọi người.
Nếp sống tốt đẹp của Chân - Thiện - Mỹ giúp cho con người sống biết thông cảm, biết bao dung. “Tình người” là nền tảng mấu chốt của nếp sống tốt đẹp lớn dần. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta hiểu được?
Có nhiều người trong chúng ta lớn lên thành danh chi mỹ, mang thành công giữa cuộc đời được ví như là bài ca hùng tráng. Nhưng sự thành công đó chứa nó quá nhiều nước mắt đau buồn, phải thành danh như vậy chúng ta phải lừa lộc, lương lẹo, nói xấu, hại người… Chúng ta hãy suy nghĩ những thành danh huy hoàng như vậy có gọi là nếp sống Chân - Thiện - Mỹ, hay là một ngày nào đó lương tâm bị cắn rứt chúng ta thao thức trằn trọc. Mặc dù, sự thành công đó it nhiều mang lại một niềm vui lớn, giúp cho con được giàu sang phú quý nhờ thừa hưởng toàn bộ gia sản, mà cha mẹ để lại.
Tuy nhiên, ông bà ta xưa nay chỉ dạy, muốn cho con tốt đẹp, thì cha mẹ hãy để lại cái “đức” cho con mới là điều quan trọng. Gia sản, tiền bạc, kim ngân, châu báu tất cả mà mọi người cho rằng đây là vốn quý giữa thế gian, nhưng những điều đó không giúp ích được nhiều cho bản thân, gia đình. Nếu như mẹ cha mất đi, khối tài sản lớn có mua chuộc Diêm La để mẹ cha khỏi chết hay không? Dù rằng, chúng ta có tiền bạc bao nhiêu cũng không thể làm được điều đó, vì tất cả mọi người rồi cũng từng bước bị quỷ hoại với dòng thời gian. Bản thân mình, cũng vậy, bao nhiêu năm dài chạy theo tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ hay sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chúng ta tưởng đó là những điều hạnh phúc an lạc giữa nhân gian, nhưng tới một lúc nào đó chúng ta nhận thấy nếp sống đó không phải là chân thiện mỹ. Bởi vì, nếp sống đó khiến chúng ta sống trong hồi hộp, lo âu, sầu muộn… vì mãi mãi không bao giớ bền vững.
Ngược lại, nếu chúng biết sống với ba ngôi báu Phật – Pháp – Tăng giúp tăng trưởng phước lành, chúng ta sẽ sống và trao dồi học hỏi với giới đức, tâm đức và tuệ đức. Nhờ vậy, chúng ta cảm thấy mình an lạc thật sự giữa chốn nhân gian. Chúng ta không để hại tâm xâm chiếm, không để bất cứ lỗi lầm dù nhỏ phát khởi trong tâm thức. Chúng ta sẽ thực tập thiền định để cho tâm của ta được sáng suốt. Khi có tuệ đức, chúng ta sẽ có một cái nhìn xuyên thấu về tất cả mọi sự vật. Chúng ta sẽ sinh khởi lòng từ bi và nhận thấy rằng phận đời ai cũng cũng khổ. Do vậy, dưới cái nhìn của chúng ta, tất cả mọi người ai cũng đáng kính, đáng thương nhất là những người thân của mình. Nương theo lời Phật dạy, chỉ có tu tập dựa trên nền tảng giới, định và tuệ thì may ra chúng ta có thể tìm thấy được niềm vui an lạc giữa cuộc đời này. Nếu sống không thấy ánh sáng tuệ giác, mà chấp thủ trong màn đêm u tối của vô minh, thì chúng ta vẫn tiếp tục sầu bi, muộn phiền, ưu não giữa thế gian. Chỉ có con đường giới, định và tuệ chính là niềm vui an lạc một Chân - Thiện - Mỹ.
Nói khác, Phật chính là nguồn sáng, nếu như nương tựa đưa nguồn sáng vào trong tâm thức chúng ta sẽ thấy sự thật giữa cõi đời này. Điều đó cho chúng ta biết có tự giác (tự mình hiểu biết), giác tha (biết giúp đỡ người) và giác hạnh (nguyện làm vì tất cả mọi người). Chúng ta lấy đó làm niềm vui. Khi khởi lên cái niệm yêu thương ai thì bao nhiêu cái niệm tham - sân - si của chúng ta từ trong tâm thức từ vô thỉ bắt đầu rơi rụng. Nếu thiếu hiểu biết, một niệm sân sinh khởi chúng ta đốt biết bao nhiêu rừng công đức, bao nhiêu niệm lành nỗ lực cuối cùng rồi cũng tiêu tan. Quan trọng hơn, mỗi niệm sân khởi chúng ta làm biết bao nhiêu người chung quanh ta đau khổ. Do vậy, món quà lớn nhất mà chúng ta dành cho thế nhân là tâm sáng suốt. Chúng ta nhìn thấu rõ chân lý của thế gian. Chúng ta học đức Thế Tôn luôn giúp đỡ mọi người, làm những điều tốt từ một việc nhỏ cho đến việc lớn, việc nào cũng là phước đức, việc nào cũng đem tới niềm vui cho người khác.
Nói như thế, nếp sống tốt đẹp là nếp sống thiện không phải là bất thiện. Chúng ta càng chạy theo bất thiện, thì vấn đề khổ não càng nhiều bấy nhiêu. Thế nên, Kinh Pháp Cú có nói:
"Chớ là những điều ác
Nên làm các điều thiện
Tự tịnh tâm ý mình
đó là lời Phật dạy."
Đức Phật xuất hiện giữa nhân gian chỉ dạy con người phải làm thiện, vì chỉ có điều thiện đó mới đem lại hạnh phúc lớn lao cho tất cả mọi người. Cho nên nếp sống cái thiện đó vô cùng quan trọng cái thiện đó đem lại niềm vui đem lại phước báo và chính cái thiện đó đưa cuộc đời con người này hoàn toàn khác biệt. Người làm thiện thì gặp thiện quả người làm ác thì gặp ác quả, đó là địa ngục, ngã quỷ, súc sanh. Đối với việc làm thiện đi đâu cũng được thiện quả lên cõi trời. Nếu người có sự tu tập không còn hệ lụy của tham – sân – si, người này sẽ được giải thoát không còn lụy khổ giữa trần gian, không còn già, bệnh, chết. Trong tâm thức tràn đầy những niềm vui an lạc và sau khi thọ mạng đã hết được về cảnh giới tốt đẹp. đây chính là chữ “Mỹ” trong cuộc sống. Khi nói thế nào là cuộc sống đẹp chúng ta nghĩ rằng làm sao có thân hình đẹp, khuôn mặt đẹp, có cuộc sống đẹp. Nếu nghĩ về cuộc sống đẹp như thế, thì thái tử Sĩ Đạt Đa ngày xưa đã không cần phải đi xuất gia và cũng không cần 5 năm tầm đạo, 6 năm khổ hạnh chốn rừng già, để rồi 49 ngày tư duy thiền định.
Mỗi ngày trôi qua, nỗi ám ảnh sẽ già, bệnh, chết khiến Ngài không cảm thấy an lạc hạnh phúc. Khi gặp người tu sĩ mặc áo vàng, Ngài nhận ra giá trị thực cuộc sống không già, không bệnh, không chết đó mới chính là cuộc sống đẹp. Cho nên, thái tử xuất gia tu hành, diệt trừ tất cả những ác ma tham – sân - si trong tâm thức. Mỗi người cần quay trở lại cuộc sống tốt đẹp Chân - Thiện - Mỹ được thể hiện trong lời dạy của Đức Thế Tôn.
TT. TS Thích Đức Trường
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019