Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững
Giải pháp bền vững cho con người hướng đến an lạc hạnh phúc được đức Phật tuyên thuyết, sau khi thành tựu đạo quả dưới cội Bồ Đề, là đạo đức và trí tuệ.
- DUYÊN KHỞI
Bất cứ thời đại nào từ xưa cho đến nay, con người vẫn loay hoay tìm kiếm những giá trị hạnh phúc và an lạc lâu đài. Và con người lại trượt dài vì những loay hoay đó, con người vẫn chìm trong bóng tối bao trùm của nghèo đói, bệnh tật và chết chóc... Thời đại ngày nay, chúng ta đang ở khúc quanh nền công nghiệp 4.0, con người được thừa hưởng những kết quả công nghiệp tân tiên từ các nghành cơ khí, sinh học, điện tử... Những tưởng sự phát triển nhanh về vật chất, con người sẽ sống vui vẻ tràn đầy hạnh phúc. Tuy nhiên con người ngày nay hình như càng ngày càng lún sâu vào chủ nghĩa cá nhân, hiểm họa của các cặp phạm trù giàu – nghèo, hơn – thua, được đẩy lên đỉnh điểm. Tấy cả đều là hiểm họa gây ra từ bản thân con người, từ những tham – sân – si – mạn – nghi – ác kiến.
- QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT
Giải pháp bền vững cho con người hướng đến an lạc hạnh phúc được đức Phật tuyên thuyết, sau khi thành tựu đạo quả dưới cội Bồ Đề, là đạo đức và trí tuệ. Điều này dược đức Phật nhấn mạnh trong kinh Pháp Hoa trong câu chuyện ẩn dụ trong đó, đạo đức và trí tuệ ví như hai viên minh châu vô giá được giấu trong chéo áo người cùng tử nghèo khổ và trên búi tóc. Hai viên minh châu có thể khiến người nghèo được giàu có và kẻ hèn được thông minh sáng suốt. Có thể nói, theo quan điểm của đức Phật, đạo đức và trí tuệ là hai chất liệu có thể giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp bền vững lâu dài.
- đạo đức là gì?
Đạo đức là từ để chỉ tính cách và giá trị của một con người. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. đạo đức Phật giáo luôn thể hiện tính dứt khoát, minh bạch trong sự phân biệt giữa cái thiện và cái ác. Kinh Tăng chi bộ khẳng định thiện và ác phân biệt cách xa nhau như đất với trời, như bờ bên này với bờ bên kia của đại dương, như hướng mặt trời lặn và mặt trời mọc...; đồng thời cũng phân biệt rõ nguyên nhân căn bản của thiện là không tham, không sân, không si; nguyên nhân căn bản của ác là tham, sân, si; lại phân biệt rõ ràng kết quả thiện đem lại hạnh phúc cho đời này và đời sau như thế nào, kết quả của ác đem lại bất hạnh cho đời này và đời sau như thế nào. Tướng của thiện và ác cũng được phân tích rõ ràng là không sát sanh hay sát sanh, bố thí hay trộm cắp, sống chánh hạnh hay là tà hạnh v.v... cho đến những ý nghĩ thiện hay bất thiện trong tâm hồn cũng được phân tích rõ ràng minh bạch. Chính vì vậy mà Albert Schweitzer, nhà Ấn Độ học thâm thúy và nổi danh người Đức đã khẳng định “Đức Phật đã sáng tạo ra một nền đạo đức nội tâm hoàn thiện nhất”, và “trong lĩnh vực này, Đức Phật đã nói lên những chân lý đạo đức có giá trị bất hủ, đã phát triển nền đạo đức không phải của đất nước Ấn Độ mà là của cả nhân loại. Đức Phật là một trong những nhà đạo đức học vĩ đại nhất, kỳ tài nhất mà thế giới có được”.
Đạo đức Phật giáo ngoài việc mang tính nhất quán, còn dựa trên quy luật nhân quả nghiệp báo. Đây là một quy luật có giá trị khách quan nhất, công bằng nhất, quy luật nhân quả nghiệp báo đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với cá nhân, cũng như đối với cộng đồng và xã hội. Theo Phật dạy, nghiệp là hành động. Nghiệp báo là kết quả hay là quả báo của hành động. Quả báo đó tương ứng với hành động tức nghiệp tạo ra nó. Đó là quy luật mà lương tri mọi người đều chấp nhận.
Đạo Phật xem quy luật này như là cái chìa khóa, giúp lý giải tất cả mọi sự vật và hiện tượng diễn biến trong tự nhiên và xã hội. Đạo Phật bác bỏ Thần ý luận, cũng như Ngẫu nhiên luận. Nếu mọi diễn biến trong xã hội đều do ý của thần linh hay của đấng sáng tạo sắp xếp sẵn rồi, thì mọi cố gắng sống đạo đức của người đều là vô ích. Đối với Ngẫu nhiên luận cũng vậy, nếu mọi diễn biến trong xã hội đều xảy ra một cách ngẫu nhiên, không có quy luật gì cả, thì sống đạo đức mà làm gì?
Định mệnh luận và Túc mệnh luận, tuy không phải là Thần ý luận, nhưng kết quả đối với hành động đạo đức của con người, cũng mang một ý nghĩa tiêu cực như thế. Nếu mọi diễn biến xảy đến cho xã hội và cá nhân đều do định mệnh, hay là do quá khứ quyết định và an bài, thì mọi cố gắng của con người trong hiện tại đều là bất lực và vô ích. Con người chỉ còn biết an phận và chịu đựng. Đọc các vở kịch thơ của Homère thời Hy Lạp cổ đại, chúng ta thường gặp khái niệm số mệnh hay số phận. Theo tôi, đó là một giải thích rất tiêu cực đối với mọi diễn biến của cuộc sống cá nhân và xã hội.
Đạo Phật, trái lại tuyên bố “Con người là chủ nhân của nghiệp, đồng thời con người cũng là thừa tự của nghiệp”, nghĩa là chính con người hành động bằng ý chí tự do của mình, và con người phải chịu hậu quả của hành động của mình. Nhưng lại nói, con người tuy là thừa tự của nghiệp nhưng quyết không phải là nô lệ của nghiệp. Con người, với một nỗ lực đạo đức tối đa trong hiện tại hoàn toàn có thể chuyển nghiệp quá khứ, hạn chế nghiệp quá khứ, thậm chí có thể xóa bỏ nó chuyển thành nghiệp thiện, nghiệp lành. Cũng như một người, do nghiệp nhân tạo ra trong đời quá khứ, phải sanh ra với một thân thể gầy yếu, thế nhưng, người đó với một cố gắng liên tục và tối đa rèn luyện thân thể, hoàn toàn có thể trở thành khỏe mạnh, thậm chí trở thành một lực sĩ hay võ sĩ. Đạo Phật bao giờ cũng khẳng định khả năng của con người là vô tận, nếu con nguời có ý chí phấn đấu, bản thân mình cũng như hoàn cảnhmình đều có thể cải tạo được theo hướng tiến bộ, nếu người thật sự muốn và cố gắng.
Có thể nói, sự hiểu biết đúng đắn thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật sẽ tạo cho mỗi người một ý thức trách nhiệm rất cao đối với cá nhân mình và xã hội. Bởi vì, căn cứ theo quy luật Nhân quả Nghiệp báo của đạo Phật, tất cả mọi hành động lời nói cho đến mỗi ý nghĩ của chúng ta, đều tác động đến bản thân chúng ta trong hiện tại và tương lai, đồng thời cũng tác động đến xã hội, tạo ra cái mà đạo Phật gọi là biệt nghiệp, đối với mỗi cá nhân và tạo ra cộng nghiệp đối với cộng đồng và xã hội. Nói cộng đồng ở đây là các cộng đồng nhỏ và lớn, trong đó mỗi con người chúng ta sống và hoạt động như gia đình, tập thể cơ quan, ngành nghề và quốc gia xã hội. Sống có ý thức, với đầy đủ trách nhiệm của mình tức là nhận chân thật rõ, không chút mơ màng là mỗi việc làm, mỗi lời nói, mỗi ý nghĩ của chúng ta đều có tác động ít hay nhiều đến bản thân mình đã đành (biệt nghiệp), mà còn đến người khác nữa, đến môi trường sống chung quanh chúng ta (cộng nghiệp). Cương vị càng cao, quyền lực càng lớn, thì tầm cỡ ảnh hưởng của mỗi việc làm chúng ta cũng rộng lớn theo, chứ không chỉ hạn chế trong phạm vi gia đình, bạn bè thân thuộc.
Một đặc sắc nữa của đạo đức Phật giáo là ý nghĩa thực tiễn, sống động của những nguyên lý đạo đức Phật giáo, chúng ta phải là những khuôn mẫu ứng xử hàng ngày, hàng giây phút và của cả đời. Mỗi người phải biểu hiện thường xuyên bằng những hành động đạo đức, lời nói đạo đức cho tới ý nghĩ đạo đức. Nhờ vậy, xã hội sẽ sáng đẹp hơn lên.
- Trí tuệ là gì?
Theo Từ điển Phật học (Phân viện Nghiên cứu Phật học - Hà Nội) định nghĩa: Trí là đối với đạo lý hết thảy sự vật có khả năng đoán định phải trái, chánh tà... mà chọn lấy hay từ bỏ mặt này hay mặt khác thì gọi là trí. Quán lý Tứ đế hay Thập nhị nhân duyên đều là trí. Tuệ là cái tác dụng phân biệt sự lý, quyết đoán nghi ngờ, thông đạt sự lý... Thông đạt sự tướng hữu vi thì gọi là trí. Thông đạt không tướng vô vi thì gọi là tuệ. Hay định nghĩa chung về trí tuệ là: quyết đoán là trí, tuyển chọn là tuệ. Biết rõ Tục đế là trí, biết rõ Chân đế là tuệ.
Theo Đại cương Câu Xá Luận (HT Thích Thiện Siêu) xác định: “Đặc sắc của trí là tính quyết định, đặc sắc của tuệ là tính phân biệt rõ ràng sự lý các pháp”. Còn định nghĩa của ngài Buddhaghosa thì: “Trí tuệ có đặc tính thấu nhập vào các pháp. Trí tuệ có phận sự phá tan bóng tối của ảo tưởng bao phủ tự tính của các pháp - biểu hiện của nó là không bị mê mờ bởi vì thiền định là nguyên nhân trực tiếp của nó” (Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật, dịch giả Chơn Pháp - Nguyễn Hữu Hiệu - Tu thư Đại Học Vạn Hạnh, Saigon, 1970).
Trong kinh tạng Nikaya, những lời dạy của đức Phật, trí tuệ được diển tả như lương tri, giúp chúng ta phân biệt chánh tà, thiện ác, tịnh uế, lạc khổ, thắng liệt. Trí tuệ được ví như một ngọn đèn soi sáng chúng ta biết phân biệt chọn lựa giữa thiện và ác, giữa chánh với tà, khiến chúng ta có thể nhận biết những gì nên làm, những gì không nên làm, để chúng ta tự hướng dẫn mình tiến đến an lạc và giải thoát. Diệu dụng này được Đức Phật khéo léo diển tả đặc tính, những thái độ, những việc làm của hai hạng người, được gọi là kẻ ngu và người trí. Tăng Chi, Chương Ba Pháp, Phẩm Người Ngu, nêu rõ sự sai khác một trời một vực giữa người ngu và người trí: "Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác... Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện" (Tăng Chi, III-2).
Con người sẽ hai loại cảm thọ: cảm thọ về thân và cảm thọ về tâm. Do vậy, đức Phật ví như người bị bắn trúng bởi hai mũi tên, vừa đau khổ về thân, vừa đau khổ về tâm. Lại nữa, người ngu si ít nghe, khi cảm xúc khổ thọ, cảm thấy sân hận nên sân tùy miên tồn tại và tăng trưởng. Vị ấy tìm sự xuất ly khỏi khổ thọ bằng cách hoan hỷ dục lạc, do không tìm được một xuất ly nào khác. Do hoan hỷ dục lạc ấy, tham tùy miên đối với lạc thọ tồn tại và tùy tăng. Vị ấy không như thật biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy. Do vậy vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ tồn tại và tùy tăng. Như vậy, nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, cảm giác lạc thọ, cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm giác như người bị trói buộc. Tương Ưng, IV-36-6, đức Phật dạy: "Người ngu si nghe ít, bị trói buộc bởi sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ưu não. Ta nói rằng người ấy bị trói buộc bởi đau khổ" .
Còn đối với bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, khi cảm xúc khổ thọ, không sầu muộn than van, khóc lóc, đập ngực, đi đến bất tỉnh. Vị ấy chỉ cảm giác một cảm thọ, tức cảm thọ về thân, không cảm thọ về tâm. Đức Phật ví như người ấy bị bắn bởi một mũi tên, chỉ đau khổ về thân, không đau khổ về tâm. Lại nữa vị Thánh đệ tử nghe nhiều, khi cảm xúc khổ thọ, không cảm thấy sân hận nên sân tùy miên không tồn tại tăng trưởng. Vị ấy tìm được sự xuất ly ra khỏi khổ thọ, ngoài dục lạc. Vị ấy, không hoan hỷ dục lạc, nên tham tùy miên đối với dục lạc không có tồn tại, không có tùy tăng. Vị ấy như thật tuệ tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly của những cảm thọ ấy. Do vậy vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ không tồn tại, không có tùy tăng. Như vậy, vị Thánh đệ tử nghe nhiều ấy cảm giác khổ thọ, cảm giác lạc thọ, cảm giác bất khổ bất lạc thọ, không có như người bị trói buộc. Ở đây Đức Phật dạy: "Vị Thánh đệ tử nghe nhiều, không bị trói buộc bởi sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ư não. Ta nói người ấy không bị trói buộc bởi đau khổ" (Tương Ưng, IV-36-6).
Được hỏi sự sai khác giữa người ngu và bậc hiền trí, đối với các thân do vô minh che đậy, do ác phược ràng buộc khởi lên quan điểm có thân này, có danh sắc ở ngoài. Do duyên thân này, có sáu xúc xứ và có cảm thọ lạc khổ. Vậy có sự sai khác gì giữa bậc hiền trí và kẻ ngu? Đức Phật dạy: "Này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, thân này của người ngu được sanh khởi. Vô minh ấy, người ngu không đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu không tận trừ. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người ngu sống phạm hạnh không phải vì chơn chánh đoạn tận khổ đau. Do vậy, người ngu khi thân hoại mạng chung, đi đến một thân khác. Do đi đến một thân khác, vị ấy không thoát khỏi sanh già chết, sầu bi khổ ưu não. Ta nói rằng vị ấy không thoát đau khổ" (Tương Ưng, II-12-19). "Và này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân người Hiền trí được sanh khởi. Vô minh ấy, người hiền trí đoạn tận. Tham ái ấy, người hiền trí tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người hiền trí sống Phạm hạnh, vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy, người Hiền trí, khi thân hoại mạng chung không đi đến một thân khác, vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.Ta nói rằng: Vị ấy thoát khỏi đau khổ." (Tương Ưng, II-12-19).
Nói đến khả năng của trí tuệ đưa đến giác ngộ và giải thoát, đức Phật cho chúng ta hiểu thêm nữa lại càng làm rõ rệt hơn cái công năng diệu dụng của trí tuệ (pannà): "Trí tuệ có nghĩa là thắng tri (abhinnàttha), có nghĩa là liễu tri (parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (pahànattha)." Như vậy trí tuệ có khả năng thắng tri, tức là biết với thiền định, và thiền định đây là bất động thức tư. Lại có khả năng liễu tri với sự hiểu biết rốt ráo trọn vẹn; và cuối cùng có khả năng đoạn tận được các lậu hoặc, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, đoạn diệt được tham sân si, chấm dứt khổ đau. Cho được rõ ràng hơn, chúng ta cần phân biệt tưởng tri (sanjànàti) nhờ tưởng (sannà) đưa đến, và ý tri (jànàti) do ý (manas) đưa đến. Tưởng tri, thức tri và ý tri là ba sự hiểu biết thông thường của thế gian đưa đến sự hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, triết học, bác học, v.v... Đạo Phật đóng góp thêm Thắng tri và Tuệ tri, sự hiểu biết ngang qua thiền định, tạo thêm sức mạnh cần thiết để con người làm chủ được bản thân, làm chủ được hoàn cảnh. Tuệ tri đưa đến một hiểu biết toàn diện, hoàn mãn, có khả năng đâm thủng vô minh, đoạn tận tham sân si, đưa đến chấm dứt khổ đau. Nhưng trí tuệ chưa phải lằ cứu cánh mà chỉ là phương tiện đưa đến giải thoắt. Với trí tuệ như vậy, vị ấy sănh nhàm chán, ly tham đoạn diệt, từ bỏ, cuối cùng đưa đến giải thoát, theo tiến trình như sau: "Do nhàm chán nên ly tham; do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm. Nay không còn trở lại trạng thái này nữa" (Tương Ưng, IV-35-28)
Như vậy, vai trò của trí tuệ là lựa chọn các đối tượng để quán tri, để tuệ tri, và nhờ tuệ tri mới đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, từ bỏ, và cuối cùng là giải thoát. Như trong Kinh Xà Dụ, đối tượng cần phải tuệ quán là năm thủ uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Bất cứ năm thủ uẩn nào, quá khứ hiện tại vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả năm thủ uẩn cần phải tuệ quán: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi. Nhờ tuệ quán như vậy, vị đa văn Thánh đệ tử yếm ly sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui lại đây với một đời sống khác". (Trung Bộ, I-22)
- CÁCH TIẾP CẬN PHẬT GIÁO
Đức Phật từng xác định một xã hội tốt không thể có trong đó là những cá nhân xấu, tuy nhiên với những cá nhân tốt sẽ làm nền tảng cho xã hội tốt. Vì đạo đức, lối sống và vai trò của đạo đức cá nhân tác động lối sống trong đời sống xã hội. Cuộc đời của đức Phật và các vị thánh Tăng Phật giáo là những bằng chứng hùng hồn nhất. Với đạo đức, lối sống đẹp, cũng như trí tuệ hiểu biết như ngọn đèn sáng của các Ngài trở thành giá trị mô phạm cho cá nhân và xã hội loài người. Do vậy, suốt 45 năm hành đạo của minh, đức Phật nỗ lực hoàn thiện con người trên phương diện đạo đức và trí tuệ, hơn là cố gắng kêu gọi mọi người cần thay đổi xã hội.
- Tính hướng nội
Giải pháp xã hội theo quan điểm Phật giáo phương pháp tiếp cận hướng đến nội tâm con người từng bước tác động thay đổi xã hội. Phương pháp tiếp cận này có thể không phù hợp với triết hệ phương Tây vì mang hơi hướng thụ động. Trong khi đó phương pháp tiếp cận của phương Tây thì mang tích cực hơn với cách cố gắng thay đổi cấu trúc hình thái xã hội. Tuy nhiên, nói đến tính bền vững thì phương pháp tiếp cận hướng đến nội tâm con người từng bước tác động thay đổi xã hội lại có phần thù thắng hơn.
Thật vậy, Phật giáo xác nhận tính bất ổn xã hội đến từ lòng tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. v.v… Khi con người giải quyết tính bất ổn này thì xã hội trở nên tốt đẹp. Đề cập vấn đề này Tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học phương Đông, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hoàng Thị Thơ, trong Tạp chí Triết học có nói, “Tư duy hướng nội của Phật giáo là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ từ thời Cổ - Trung đại, đồng thời là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Phật giáo ra đời khi Ấn Độ đã có một nền tảng triết học và tôn giáo bề thế với lịch sử hơn 1500 năm trước CN và đã chuyển sang giai đoạn tư duy thứ ba, nghĩa là vượt qua các giai đoạn thần (huyền) thoại và thần quyền để đến giai đoạn nhân bản, tức là đến giai đoạn bắt đầu giải thiêng, giải thần quyền và chuyển dần sang lấy con người làm trung tâm.”
Tính hướng nội của Phật giáo là con người cần trao dồi hai yếu tố “Đạo đức và Trí tuệ” là chìa khóa cho mọi giải pháp xã hội bền vững.
- Tính hiệu quả
“Chuyển bánh xe pháp” là việc mà đức Phật làm cho thế gian này, mang thông điệp giải pháp hạnh phúc và an lạc đến cho con người. Đức Phật tư duy tìm những nhân tố cá nhân tích cực với những câu hỏi rằng: “Ai có thể nghe, hiểu và tiếp nhận lời dạy của Ngài?” Ngài đầu tiên suy nghĩ đến hai vị thầy trên đường học đạo Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, nhưng hai vị không cò tại thế. Đức Phật tìm đến nhóm năm người Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya - Anna Kondanna) lần lượt với bài pháp Tứ Diệu Đế và Vô ngả tướng trong hai tuần, các vị đều chứng Thánh quả A La Hán (arahat), Sau Ngài độ Da Xá và những người bạn Da Xá gồm 55 vị cũng đều chứng Thánh quả A La Hán (arahat). Đó là 60 vị Thánh quả A La Hán (arahat) đầu tiên trên thế giới, là những người cùng đức Phật đưa thông điệp giải thoát đến cho nhân loại.
Đức Phật rất thành công trong việc sử dụng phương cách tiếp cận với người có nhân các tốt, có ảnh hưởng lớn đến mọi người và xã hội, như khi trở về Uruvela một ngôi làng nhỏ gần Bồ đề đạo Tràng (Bodhgaya), Phật độ 1000 du sĩ Bái Hỏa giáo của ba anh em Ca Diếp (Kassapa) và sau đó 250 vị tu sĩ do Xá Lợi Phất (Sariputta) và Mục Kiền Liên (Maha Moggallana) dẫn về. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, đức Phật có thêm 1250 vị Tỳ kheo chứng Thánh quả A La Hán (arahat)…
Bên cạnh đó, đức Phật độ cho hàng vua chúa như Vua Tần Bà Sa La (Bimbisara), vua Ba La Nại (Pasenadi)… Trong lần đức Thế Tôn nói pháp cho vua Ba Tư Nặc. Từ đây vua sanh khởi tín tâm cung kính Thế Tôn. Vua Ba Tư Nặc hoan hỷ thưa với Phật: “– Bạch Thế Tôn! Ngài thật là con người vĩ đại, trẫm nghe lời huấn thị của Ngài giống như người đi trong đêm tối bỗng gặp ánh sáng, trong tâm rất vui mừng không gì có thể so sánh được. Trẫm đối trước Thế Tôn cảm ngộ đến muôn phần, như người đói được ăn cơm, trẫm xin lễ bái và cầu Ngài chỉ dạy chỗ còn chưa hiểu rõ. Ngài là bậc đại đạo sư, đem chánh pháp du nhập vào đất nước trẫm, mọi người nơi đây thật diễm phúc khi gặp được ánh sáng chân lý mà Ngài giảng dạy. Trẫm tin rằng đời sống của muôn dân sẽ được bình an thịnh vượng dài lâu.” Sau Phật Niết Bàn, đất nước Ấn Độ có các hoàng đế nổi bật như Asoka, Harsha-Vardhana đã hộ trì chánh pháp của đức Như Lai bằng cách ứng dụng lời Phật trong việc trị quốc an dân…
Nhờ trí tuệ sáng suốt, Phật độ cho người có tầm ảnh hưởng, mà Phật giáo được lan rộng khắp một cách nhanh chóng đối với các bậc Thánh cũng như đối với quần chúng cộng đồng một cách bền vững. Không chỉ tiếp cận đưa Phật giáo đến với mọi người, mà Phật giáo còn mang món ăn tâm linh giải trừ mọi khổ đau, sầu muộn, thay đổi những tư tưởng yếm thế, chán nản ….
- GIẢI PHÁP XÃ HỘI BỀN VỮNG
Đức Phật dạy nguyên nhân của mọi đau khổ của cá nhân và xã hội là vô minh và ái dục, hay nói một cách khác chính lòng tham lam, sân hận, si mê là nguồn gốc của mọi tranh chấp, oan trái để rồi đem đến những sự lo âu sầu muộn và bất mãn. Con đường chuyển hóa nội tâm thiết thực là chúng ta phải biết giữ mình theo Giới, Định, Tuệ để có thể diệt trừ tham, sân, si thì đời sống sẽ được tự tại bởi vì tham thì phá giới, sân phá định, còn si thì phá trí tuệ.
Chánh kiến giúp con người thấy biết đúng từ đó làm nền tảng để phát triển trí tuệ. Thật vậy, có thấy biết đúng thì dòng tư tưởng mới trong sáng cho nên con người hãy suy tư chính chắn vì tư tưởng sẽ biến thành lời nói. Lời nói của mỗi người ví như mũi tên bắn đi rồi không lấy lại được, sẽ biến thành hành động. Hành động sẽ biến thành thói quen (tập khí). Và sau cùng, thói quen kia sẽ biến thành nhân cách của mỗi người. Cuộc đời có thanh thoát, nhẹ nhàng hay sóng gió chập chùng, phong ba bảo tố cũng bởi từ cái nhân cách hay lối sống của chúng ta vậy. Nói cách khác cũng vì vô minh bất giác, con người lầm lẫn nương theo thân, khẩu, ý mà tạo ra nghiệp (thiện, bất thiện) (Hành) và từ đó số phận của mình sẽ do nghiệp lực đẩy đưa (Thức). Nhà bác học Marie Curie nói rằng: “Không có gì trong cuộc đời là đáng sợ (khó khăn) cả, một khi chúng ta (thực sự) hiểu được nó”. Do vậy, đạo Phật là đạo không làm khổ mình, không làm khổ người mà muốn thành tựu thì con người phải quay về sống với đạo đức nhân bản tức là cố gắng ly dục, ly bất thiện pháp.
Đức Phật cũng đã khẳng định rất rõ ràng rằng ta gieo nhân thì chính ta phải gặt quả và không có tha nhân nào, cho dù đó là Đức Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm hay đấng thượng đế có thể chuyển “quả” của chúng ta được. Nói cách khác, người gieo nhân thì tự gặt quả lấy, hoàn toàn không có một tác nhân của Phật, Chúa Trời, Thần, Quỷ … can dự vô nhân quả của ai. Người gieo nhân tốt, không cần sự cứu rỗi của ai cũng được sanh lên các cảnh giới an lành. Nếu người làm chuyện bất thiện thì sau khi chết, nghiệp bất thiện nầy tương ứng với cảnh giới của những người bất thiện, khiến tâm thức của người ấy sanh về cảnh giới chịu khổ sở để trả quả báo ác độc chớ không có một vị thần nào đày ta xuống cõi âm ty, địa ngục cả.
Thật vậy, học thuyết “Nghiệp” và định luật “Nhân quả” là những lời dạy vô cùng quan trọng của đức Phật. Lời dạy này khai mở cho con người thấy rõ thực trạng về những hoạt động việc làm, lời nói và tư duy của bản thân. Do vậy, để cho cuộc đời luôn duy trì bản sắc giàu có, thịnh vượng tốt đẹp cho nhân loại, Phật giáo quan tâm đến mọi cá nhân con người và nhất là các vị lãnh đạo, người có tầm ảnh hưởng đến con người vá xã hội. Cho nên, người viết có vài đề nghị các nhà lãnh đạo, các vị có trách nhiệm có cái nhìn đúng đắn như sau:
- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo trong một nhân cách tốt, luôn nghĩ về con người và cho con người, và tác động ảnh hưởng tốt đẹp đến các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới trong các hoạt động nhân bản.
- Đem những lời dạy hay, châm ngôn tốt như học thuyết “Nghiệp” và định luật “Nhân quả” v.v… làm tiêu chí đạo đức, nâng cao trí tuệ hiểu biết của con người, xóa tan màn vô minh.
- Tạo điều kiện thuận lợi bằng nhiều hình thức khác nhau hỗ trợ cho chương trình đưa Phật pháp đến với con người như vai trò vua Asoka cử nhiều đoàn chuyển pháp đến các vùng đất khác nhau trên thế giới.
Cuối cùng chúc hội thảo thành công tốt đẹp. Chúc đại lễ Vesak luôn trong lòng người.
TS. Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường)
Tài liệu tham khảo
- Tăng chi bộ kinh, do HT. Thích minh Châu dịch.
- Trung bộ kinh, do HT. Thích minh Châu dịch.
- Tương Ưng bộ kinh, do HT. Thích minh Châu dịch.
- HT. Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, NXB. TP.HCM, 2002.
- Edward Conze, Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật, dịch giả Chơn Pháp - Nguyễn Hữu Hiệu - Tu thư Đại Học Vạn Hạnh, Saigon, 1970.
- HT Thích Thiện Siêu, Đại cương Câu Xá Luận, NXB Tôn giáo, 2007.
- Tạp chí Triết học, Tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học phương Đông, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hoàng Thị Thơ.
- https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=3A4251
- https://phatgiao.org.vn/can-nghiep-cua-con-nguoi-d11289.html
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019