Lời Cảm Niệm Báo Ân
Mùa Vu Lan năm nay chúng ta lại nhắc về ơn cha, nghĩa mẹ để cảm nhận tình thương vô bờ bến mà hai đấng sinh thành đã dành tặng cho ta. Đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc thể hiện gần gũi nhất từ việc tri ân và báo ân cha mẹ.
Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, chư Đại Đức, Tăng Ni chứng minh.
Khi nắng ấm bên hồ sen mãn nhụy
Hương hạ nồng dìu dịu thoảng hơi thu
Ngôi chùa cổ tiếng chuông vừa vang vọng
Mừng ân sư thêm tuổi hạ cho đời.
Mùa hạ Phật lịch 2563 đã dần đi qua. Hôm nay là ngày Vu Lan báo hiếu, cũng là ngày tự tứ của Chư Tôn Đức cho phép chúng con tác bạch thành kính mừng Khánh tuế quý Ngài.
Kính bạch Chư tôn Thiền Đức!
“Tiết trời tháng bảy Vu Lan
Dù đi trăm hướng muôn ngàn trùng dương
Lòng con không khỏi vấn vương
Quay về nguồn cội nhớ thương song đường”.
Thiết nghĩ chúng con có được thân nầy, và có công danh sự nghiệp trong xã hội là nhờ phúc báu của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Chính vì vậy tri ân và báo ân không thể thiếu được của người con Phật nói riêng và người con chí hiếu nói chung.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2563, noi theo gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng Phật Tử chúng con lại có dịp báo hiếu hai đấng sanh thành. Ân đức của cha mẹ tựa núi Thái Sơn, sâu dường biển cả, mênh mông như vũ trụ bao la, chúng con khó mà đền đáp cho cân xứng như trong kinh Vu Lan đức Phật từng dạy rằng: “Dù vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi giáp vòng hòn núi Tu Di cũng không bao giờ đền đáp hết công ơn sanh thành dưỡng dục của cha và mẹ”. Cha mẹ đã cho chúng con cuộc sống bằng máu thịt, bằng mồ hôi và sức sống đến cả trái tim của mình … và cho chúng con hương vị ngọt ngào, khung trời diểm ảo của tuổi thơ là những những gì tốt đẹp nhất của của sự tốt đẹp.
Chúng con kính nghe:
Phật xưa hiếu thảo kể hà sa
Tiền kiếp tu nhân rất đậm đà
Đao lợi Thiên cung kính viếng mẹ.
Ca Tỳ La Vệ độ vua cha.
Đức Phật là thầy của trời người nhưng Ngài vẫn thể hiện hiếu tâm, hiếu kính đối với phụ hoàng vua Tịnh Phạn, mẫu hậu Mada. Đức Phật dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, Hạnh hiếu là hạnh Phật.”.
“Tiết tháng bảy mưa ngâu sụt sùi thương nhớ mẹ,
Hội Vu Lan hương trầm quyện tỏa niệm ân cha”
Ai là người con hiếu thảo đều phải biết công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha sâu nặng dường nào, không bút mực nào diễn tả cho hết. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, không gian có thể cùng tận, nhưng ân cha nghĩa mẹ thì bao la vô tận không có gì so sánh được.
Chúng con lắng nghe âm vọng của tình thương, ca từ ngọt dịu, giai điệu trầm ấm, cung bậc tri ân, thanh âm báo ân… để nhận ra sự có mặt của Cha Mẹ, của ông bà trong dòng máu của mình; nhận ra những hy sinh của tổ tiên, những kinh nghiệm phải trả giá bằng cả cuộc đời của bao thế hệ cha ông, để giữ gìn cho chúng ta lối suy tư và cách hành xử hôm nay.
“Cha Mẹ ân thâm tựa đất trời,
Thương con lao nhọc chẳng đầy vơi,
Mở vòng tay lớn vì con trẻ,
Hướng dẫn con đi suốt cuộc đời”
Nhớ lại ngày nào khi con biết đòi ăn, Cha Mẹ là người mớm cho con từng miếng cháo. Khi con biết đòi ngủ, Cha Mẹ là người thức hát ru con, nếu đi vòng một quả đất tròn, người trông con mỏi mòn không ai hơn Cha Mẹ. Cái vòng tay mở ra từ thuở bé, cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên. Cha Mẹ là người cho chúng con cái tên riêng, tuy cuộc sống không hơn trăm năm lẻ nhưng cho con dư dả tiếng khóc cười. Có một ngày không lau được nước mắt cho con, là lúc ấy Mẹ Cha không còn nữa.
Đặc biệt, đối với mẹ thì ân đức cao cả đó thật bao la và sâu thẳm. Trong cuộc đời này, không có thứ tình cảm nào đậm đà và thiêng liêng hơn tình mẫu tử thân thương.
“Mẹ đưa con vào đời, Mẹ cho con sự sống
Mẹ nuôi con khôn lớn, Mẹ quạt nồng ấp lạnh
Mẹ chấp cánh cho con.
Ngọt ngào dòng sữa mẹ, và ánh mắt yêu thương
Chỉ có chừng ấy thôi, là đời con hạnh phúc”
Tình mẹ là thiên thu bất diệt, trong sáng vô ngần. Tình thương của mẹ chỉ cho đi mà không cần đòi điều kiện, chỉ biết ban phát mà không cần đền đáp nghĩa ân. Nhưng ngậm ngùi thay bổn phận làm con:
Có lúc ta quên màu tóc mẹ, đã một thời dãi nắng dầm mưa
Có lúc ta quên nhìn trán mẹ, còn bao nghĩ suy dù ta lớn khôn rồi
Có lúc ta quên nhìn mắt mẹ, còn chờ ta mỏi ngóng đêm sâu
Có lúc ta quên nhìn dáng mẹ, chợt quạnh hiu ngày ta bước vào đời.
Có lúc ta quên thời gian qua, đường ta càng xa vòng tay mẹ ngắn lại
Có lúc ta nghe từng nhịp đời, mẹ thật gần sao ta quá xa
Có lúc ta quên nhìn áo mẹ, chợt mỏng manh quằn gánh chiều đông
Hát khúc hát ai quên mình có mẹ, một ngày kia lặng lẽ bên cuộc đời.
Trong niềm hoài cảm sâu lắng đó, cõi lòng chúng ta như tràn ngập bao nỗi nhớ thương giữa đôi bờ còn mất, giữa hiện tại và quá khứ, giữa nhớ ơn và đền ơn, giữa hạnh phúc và khổ đau, mất mát.
“Gỡ ánh trăng vàng thương dâng mẹ
Bưng cả mặt trời kính tặng cha
Lỡ mai nhật nguyệt không còn nữa
Nhân loại về đâu hỡi đất trời”
Than ôi !
Con mài miệt theo dòng đời cơm áo
Bấy lâu rồi sống lỗi đạo làm con
Có thì giờ cho bè bạn, tình son.
Mà quên mất mẹ cũng cần san sẻ.
Vì dõi mắt hướng tiền tài, danh vọng
Dệt giấc mơ đời diễm mộng ở tương lai
Con ơ thờ không nhận diện hôm nay
Còn có mẹ giữa đời là hạnh phúc!
Ngày tháng vẫn cứ trôi đi thầm lặng
Con quen dần sống ích kỷ, nhỏ nhen
Hững hờ quên câu hiếu đạo thánh hiền
Quên hạnh phúc thiêng liêng còn có Mẹ!
Ôi! Có mẹ, mọi điều đều còn có thể
Một tình thương trời bể của đời con
Nguyện từ nay không để mẹ mỏi mòn
Mẹ yêu kính, con ngàn lần tạ lỗi!
Nay đã đến mùa Vu Lan thắng hội
Con quay về bên nguồn cội yêu thương
Cầu xin cho Cha Mẹ mãi thọ trường
Ai còn mẹ trong mười phương hạnh phúc.
Nếu người mẹ là cả một tình thương bộc lộ mãnh liệt thì tình thương của người Cha lại kín đáo, nghiêm nghị và sáng suốt hơn. Tình thương của cha dành cho con là cả một tiềm năng tuệ giác, giáo dục thiêng về tư duy, lý trí. Tuy Cha ít nói, nhưng một lời của Cha, một cái nhìn của Cha rất có ảnh hưởng đến con cái: ”Mẹ đánh một trăm roi không bằng Cha ngăm một tiếng”. Nhờ sự giáo dục nghiêm nghị của Cha đã tác thành mà con cái mới nên thân nên người, nhờ ảnh hưởng thế lực, địa vị và đạo đức của Cha mà người con được mọi người kính nể:
“Còn Cha gót đỏ như son
Đến khi cha mất gót con đen sì
Còn cha nhiều kẻ yêu vì
Một mai cha thác, ai thì yêu con”
Kính thưa quý liệt vị! Nếu mùa xuân là mùa của hy vọng, mùa khởi đầu cho một năm dài yêu thương và xây dựng, thì mùa Vu Lan là mùa của ân nghĩa thiêng liêng, của tưởng niệm nguyện cầu, của ân tình lắng đọng.
Chúng ta có thể quên, có thể từ bỏ nhiều thứ trong đời, nhưng chúng ta không được quyền quên ân tình của cha mẹ, không được quyền từ bỏ hạnh phúc được làm con. Cho dù chúng ta có khôn lớn trưởng thành như thế nào trong cuộc đời, chúng ta vẫn luôn luôn bé nhỏ khờ dại trước tình thương bao la, ân đức sâu dày của tình cha nghĩa mẹ.
“Biển rộng lòng mẹ bao la
Đưa con từng bước đi qua đường đời
Công danh con được rạng ngời
Ơn dày cha mẹ biển trời cho con”.
Mùa Vu Lan năm nay chúng ta lại nhắc về ơn cha, nghĩa mẹ để cảm nhận tình thương vô bờ bến mà hai đấng sinh thành đã dành tặng cho ta. Đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc thể hiện gần gũi nhất từ việc tri ân và báo ân cha mẹ. Xin được dâng lên đóa hồng tươi thắm và lời tri ân sâu sắc đối với Mẹ và Cha, bởi lẽ người là tất cả những thiện lành, là miền yêu thương trong con, là ánh sáng dịu hiền, là hạnh phúc đời con.
Kính bạch quý ngài!
Công sanh thành đã đành to lớn, nhưng Ân đức giáo dưỡng lại càng lớn hơn, vì quý Ngài là hàng sứ giả của Như Lai, là bậc hướng đạo sư, hằng dạy dỗ chúng con tiến tu trên con đường giác ngộ giải thoát.
“Cha mẹ sanh thân cốt nhục cù lao
Thầy tổ nuôi dưỡng tinh thần khó nhọc.”
Để đền đáp một phần nào công ơn sanh thành dưỡng dục, cũng như Ân đức của chư tôn Đức hướng dẫn con về Việt Nam Quốc Tự tham dự khóa tu “Ngày An Lạc”, mớm cho con từng dòng sữa pháp, dắt dìu con trên đường sanh tử. Hôm nay, cho chúng con dâng lời thành kính với lòng biết ơn và lời cầu chúc chư tôn đức sức khỏe miên trường, mãi là cây đại thọ che chở chúng con.
NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT
Diệu Ngọc
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019