Lỗi lầm sân hận
“Sân hận như cái cưa, dù cho mối quan hệ thân thiết thâm sâu như thế nào đi nữa, nhưng một khi mình sân hận thì sẽ cuốn phăng mối quan hệ đó mà ra đi”
Trong cuộc đời mỗi người ít nhiều chúng ta đều rơi vào trạng thái lỗi lầm sân hận, vì đó là trạng thái của sự hối hận, đau khổ, sầu muộn ưu bi. Ta tự hỏi điều gì khiến chúng ta rơi vào trạng thái đau khổ đó. Bởi vì, tất cả chúng ta thiếu phương pháp làm chủ sân hận. Vậy sân hận nghĩa là gì mà khiến con người phải rơi vào hệ lụy?
Trung Bộ 21, Kinh Ví dụ Cái cưa có đề cập: “Sân hận như cái cưa, dù cho mối quan hệ thân thiết thâm sâu như thế nào đi nữa, nhưng một khi mình sân hận thì sẽ cuốn phăng mối quan hệ đó mà ra đi”. Thật vậy, sân hận như gông cùm xiềng xích của người đồ tể, vì nó ràng buộc bức bách lo sợ cho đến chết. Sân hận là hạt giống làm cho diện mạo của chúng ta xấu xí. Sân hận cũng là bạn bè với lời nói thô ác. Sân hận đốt cháy rừng công đức và tiêu hủy chánh niệm. Sân hận sẽ dẫn đến con đường ác đạo, là cửa ngõ gây đấu tranh và oán hại, là đất tốt nuôi dưỡng ố danh, là cơ sở vốn liếng cấp tốc tăng trưởng tạo ác. Do vậy, sân hận cũng dễ bị người khác chê cười, trách mắng, chỉ trích, chúng ta nên quan sát sự lỗi lầm của nó.”
Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau. Trong kinh Đức Phật thường gọi sân hận cùng với tham lam, si mê là ba món độc. Đức Phật còn ví sân hận như lửa dữ, như giặc cướp, như rắn độc: “Sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập. Giặc cướp công đức không gì hơn giận dữ… Nếu trong tâm có những con rắn độc tham lam, sân hận, si mê thì phải mau trừ bỏ, nếu không sẽ bị chúng làm hại” (Kinh Di giáo).
Lòng sân hận chẳng những làm cho tự thân bị bức bách, khổ não mà còn mang lại sự bất an cho tha nhân và xã hội. Đối với bản thân, người ôm lòng sân hận dễ gây lầm lỗi, tạo những nghiệp bất thiện làm nhân khổ cho đời này và đời sau. Khi cơn giận nổi lên, con người không làm chủ được cảm xúc, không kiểm soát được suy nghĩ, hành động, lời nói, từ đó dễ tạo ra những nghiệp bất thiện. Lòng sân hận che mờ tâm trí khiến cho con người không nhận ra bản chất của sự việc, không có khả năng xử lý các tình huống gặp phải một cách tích cực, đúng đắn có lợi cho mình và người. Lòng sân hận khiến cho con người không có được cảm xúc an lạc hạnh phúc, cuộc sống mất đi niềm vui, ý nghĩa.
Người có tâm sân hận sẽ bị mọi người xa lánh, dù có đến, thì cũng không hoan nghênh. Khi muốn phân chia các loại lợi ích tài vật, hoặc đang tụ họp vui vẻ người có tâm sân hận lại không có phần. Như vậy các việc được lợi ích, nhưng do vì sân hận nên không đạt được, và người sân hận không được mọi người yêu mến, những việc như thế liệt kê không hết.
Khởi lên tâm sân hận tạo các ác nghiệp, không những sau này hối hận mà còn lúc nào cũng bất an. Do đó, người có trí tuệ nên đoạn trừ sân hận và đấu tranh. Có lần trong Tăng đoàn có sự tranh cãi không dứt, Như Lai vì các thầy giảng dạy rất nhiều, nhưng họ vẫn không từ bỏ sân hận trong tâm. Do vậy, chư thiên thiện thần rất bất mãn, thiện thần nói tiếp một đoạn kệ, đại ý là: “Nếu như bỏ viên ngọc minh châu vào nơi nước ô nhiễm, thì nước ấy trở thành trong sạch. Như Lai như viên ngọc minh châu của nhân loại, vì quý thầy Tỳ-kheo, thuận theo căn tính của mọi người, sử dụng các phương pháp khéo léo giảng dạy, nhưng trong tâm của các thầy vẫn đầy nhơ uế không trong sạch được, viên minh châu của đức Phật làm cho chúng sinh thanh tịnh nhưng các thầy này vẫn cam tâm tình nguyện chịu sự ô uế. Như ánh sáng của mặt trời chiếu soi sáng tỏ mọi nơi,”
Người xuất gia từ bỏ gia đình, mà nổi tâm sân hận là không thích đáng. Hơn nữa, người còn chất chứa “sân hận” thiếu yếu tố làm chủ bản thân. Cho nên, người tu càng không thể đem sai lầm lớn nhất là những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự sân hận dành cho sự bất lực của bản thân. Nếu là điều đúng, ta không cần phải nổi giận. Nếu ta sai, ta không có tư cách nổi giận.
Ngược lại, với một người biết làm chủ bản thân, có cảm xúc ổn định thì vẻ mặt thường sẽ ôn hòa khiến người khác dễ chịu giống như được một cơn gió mát thổi qua, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong kinh Hạt Muối trong Trung Bộ, đức Phật đã dạy:
- đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát.
- Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành.
- Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay.
Ý nghĩa của đời người không nằm ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những “nắm muối” thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động. Cho nên Tống Mặc từng nói: “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh”. Câu nói này nhắc chúng ta hãy từ bỏ “tam độc”, từ bỏ “sân hận”tu dưỡng một trái tim trong sáng, vì từ bỏ “sân hận” là bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung.
Đễ trợ lực cho việc từ bỏ “sân hận” đức Phật còn dạy bài học của sự nhẫn nhục. Nhẫn nhục trong Phật giáo tiếng Phạm gọi là Ksanti, dịch âm là Sạn Đề. Nghĩa là nhận lãnh mọi sự khinh khi, nhục mạ, não hại mà không giận tức. Theo Phật giáo nhẫn nhục đúng chánh pháp là dứt sự tranh cãi tức giận, đem tình thương và trí tuệ cảm hóa người khác mà không phải dùng đến bạo lực. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật rằng: “Đức Phật dạy: có người nghe ta giữ đạo, thật hành lòng đại nhân từ, nên đến mắng ta, ta làm thinh không đáp. Người kia thôi mắng, Đức Phật hỏi rằng: ông đem lễ vật cho người, người ta không nhận, lễ ấy có về ông chăng? người kia đáp: về chứ! Đức Phật nói rằng: nay ông mắng ta, giờ ta không nhận thì ông tự chuốc lấy họa về thân ông rồi, cũng như ‘vang theo tiếng, bóng theo hình’ hẳn không thể rời nhau. Vậy thì cẩn thận chớ có làm ác”.
Đức Phật còn dạy, năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục không sân hận:
- Được nhiều người ưa thích mến mộ.
- Không có nhiều kẻ thù.
- Không có nhiều lỗi lầm.
- Khi chết tâm không bị mê loạn.
- Sau khi thân hoại mạng chung, sẽ tái sanh vào cõi thiện lành, thiên giới.
Điều đó cho ta thấy rõ hơn sân hận nếu không được làm chủ bởi tâm thức sẽ sinh ra nhiều lỗi lầm. Nếu làm chủ được tâm thức thông qua phương cách nhẫn nhục, thì lỗi lầm sân hận dần tan biến.
Tóm lại, đức Phật đã dùng hình ảnh của cái cưa, để cho thấy tác hại của sân hận là rất lớn. Sân hận là tác nhân tạo ra sợ hãi và khổ đau đối với cảm xúc và các quan hệ để khuyên rằng, cần phải dừng lưỡi cưa sân hận lại. Phải giải quyết vấn đề khôn ngoan bằng lòng từ bi và tha thứ. Buông sân hận và tha thứ người khác là pháp môn chuyển hóa lòng sân rất hiệu nghiệm, mà được đức Phật trình bày trong nhiều bài kinh.
Chúng ta hãy học và thực hành pháp môn chuyển hóa lòng sân hận này. Dù rằng mọi người đã nhận thấy điều đó là không dễ dàng. Nhưng trong kinh Pháp Cú kệ 103, đức Phật có dạy:
Dầu tại bãi chiến trường
Thắng ngàn ngàn quân địch
Tự thắng mình tốt hơn
Thật chiến thắng tối thượng.
Thật vậy, nếu mỗi người đều có thể tự chiến thắng mình với lòng kiên trì, thì ta mới tìm thấy một chiến thắng tối thượng. Điều đó có nghĩa rằng ta đã thành công trong việc thấy rõ lỗi lầm sân hận bắng con mắt của trí tuệ và quyết tâm nỗ lực tinh tấn đến cùng.
TT.TS Thích Đức Trường
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019