Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến

Cập nhật: 19/03/2019

Lãnh thổ Đàng Trong ban đầu chỉ gồm hai trấn Thuận Hoá và Quảng Nam. Với xu thế phát triển mở mang bờ cõi, các chúa Nguyễn tiến về phía Nam khởi đầu một Vương triều cát cứ ở Đàng Trong.

 

Lãnh thổ Đàng Trong ban đầu chỉ gồm hai trấn Thuận Hoá và Quảng Nam. Với xu thế phát triển mở mang bờ cõi, các chúa Nguyễn tiến về phía Nam khởi đầu một Vương triều cát cứ ở Đàng Trong.

 

Chùa Tiên - Nguyễn Hoàng, năm Tân Hợi (1611), đưa quân vào đánh Chiêm Thành mở rộng lãnh thổ đến Phú Yên. Năm 1693 chúa Nguyễn Phúc Châu mở cuộc tấn công đánh chiếm hết vùng Phan Rang, Vương Quốc của Champa.

 

Đến năm 1698 vua Nguyễn Phúc Châu lại đưa quân vào đánh chiếm một vùng đất khá rộng của Thủy Chân Lạp, mở bờ cõi đến tận vùng Đồng Nai, Mỹ Tho.

 

Năm 1708, thế lực chúa Nguyễn rất mạnh, Mạc Cửu (tướng nhà Minh không chịu thần phục nhà Thanh-Trung Quốc) đã quy nạp vùng đất Hà Tiên gồm Kiên Giang, Minh Hải đang cát cứ cho chúa Nguyễn.  Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát lại chiếm hết vùng đất còn lại của Thủy Chân Lạp.

Như vậy, lãnh thổ xứ Đàng Trong bấy giờ trải dài từ sông Giang cho đến tận vùng Hà Tiên, làm chủ hết vùng đồng bằng Nam Bộ hay miền Nam ngày nay.

 

Ngay khi chúa Nguyễn Hoàng vào cát cứ ở Đàng Trong đã chăm lo phát triển mở rộng đất đai; vừa làm cho vùng đất này trở nên trùø phú vừa lo vũ khí, lương thực chống lại chúa Trịnh. Là người Phật tử thuần thành, chúa Nguyễn Hoàng xây dựng chùa trên đồi Hà Khê (huyện Hương Trà, xứ Thuận Hoá) ứng theo giấc mộng được sự chỉ bảo của Tiên Bà (1601) mà đặt tên là chùa Thiên Mụ. Chùa còn trùng tu chùa Sùng Hoá (1602), lập chùa Bửu Châu ở Trà Kiệu - Quảng Nam (1607), lập chùa Kính Thiên ở Xã Thuận Trạch (Quảng Bình) và trọng đãi các bậc Thiền Tăng.

 

Hấu hết các chúa Nguyễn đều là những Phật tử mộ đạo, hộ trì chăm lo phát triển Phật Giáo ở Đàng Trong như là chỗ dựa tinh thần trong sự nghiệp Nam tiến và lập quốc, vì thế người đời tôn gọi:

  • Chúa Nguyễn Hoàngchúa Tiên (-1613)
  • Chúa Nguyễn Phúc Nguyênchúa Sãi - chúa Phật (1613-1635)
  • Chúa Nguyễn Phúc Lanchúa Thượng (1635-1648)
  • Chúa Nguyễn Phúc Tầnchúa Hiền (1648-1687)
  • Chúa Nguyễn Phúc Trănchúa Nghóa (1687-1691)
  • Chúa Nguyễn Phúc Châuchúa Minh hoặc Quốc Chúa (1691- ).

Năm 1687-1691, chúa Nghĩa - Nguyễn Phúc Trăn đã thỉnh thêm các thiền sư danh tiếng từ Trung Hoa sang Đàng Trong truyền bá dòng thiền Lâm Tế như: Nguyên Thiều - Siêu Bạch, Minh Hoàng - Tử Dung, Minh Hải - Pháp Bảo... và dòng thiền Tào Động như: Hoà thượng Thạch Liêm, Hưng Liêm... nhờ đó mà Phật Giáo ngày càng hưng thành.

 

Rằm tháng giêng năm Ất Hợi (27-2-1695), nhậm lời mời của chúa Minh - Nguyễn Phúc Châu, Hòa Thượng Thạch Liêm cùng đệ tử xuống thuyền sang Đàng Trong. Hòa Thượng Thạch Liêm trong sách “Hải Ngoại Ký Sự quyển V” có ca ngợi công đức chúa Nguyễn như sau:

 

                                Cảnh Bụt từ xưa chúa Nguyễn xây

                                Cửa son điện ngọc phủ rêu đầy

                                Một đời tươi sáng còn cây cỏ

                                Muôn thưở mưa hoa kết điện đài

                                Sơn thủy ngoài hiên mây ngã bóng

                                Đi về trước ngõ cánh buồm bay

                                Tích tiên chuyện cũ truyền Thiên mụ

                                Hồn mộng mơ màng trở lại đây.

 

Các chúa về sau như: Ninh Vương – Nguyễn Phúc Trú, Võ Vương – Nguyễn Phúc Khoát ... đều là những vị học Phật, nhiệt thành hổ trợ các Thiền sư tuyên dương Phật Pháp. Như được thấy trong những vần thi kệ cảm hứng của chúa Nguyễn Phúc Châu – Hưng Long hiệu Thiên Tung Đạo Nhân:

 

                          Đất Việt phương Nam chừ sông núi xinh đẹp

                          Ngôi chùa tráng lệ, chừ trời chiếu cửa thiền

                          Tự tánh thanh tịnh, chừ suối tiên mật ngọtt

                          Đất nước an ổn chừ bốn cảnh thanh nhàn

                          Pháp hóa vô vi chừ Nho Phật đồng hàng

                          Viết lời cảm khái chừ nhân quả xoay vần

                          Dựng bia lưu dấu chừ lòng thành còn mãi.

                                                                                                                            

                                                                                                         tS. Thích ĐỨc TrưỜng

 

Chia sẻ
Bài viết liên quan