Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á
Tăng cường giao lưu văn hóa Phật giáo giữa Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia. Triển khai các dự án bảo tồn, gìn giữ các giá trị di sản văn hóa Phật giáo tại mỗi nước.
- MỐI QUAN HỆ DUYÊN KHỞI: BỐI CẢNH DU NHẬP
Từ phong trào chấn hưng Phật Giáo dưới thời vua A Dục (Asoka) lên ngôi năm 273 trước Tây lịch, Phật Giáo có đầy đủ năng lực, nhiều nhân tài trí thức kể cả Phật tử tại gia và nhiều trí thức lỗi lạc thuộc hàng tăng lữ nên đã là thuận duyên cho việc truyền bá đạo Phật ra nước ngoài. Nói tiếp từ thời A Dục, theo nhiều sử liệu được kiểm chứng cho thấy rằng vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên tại Ấn Độ có tư trào Phật Giáo Đại Thừa rất phóng khoáng, rất năng động, rất hăng say hoạt động truyền giáo trong nước và truyền sang nước ngoài nhất là theo đường biển truyền sang các nước chung quanh.
Theo các tư liệu của W. Cohn trong Buddhha in der Kunst des Ostens, Leipzig 1925; F.M. Schnitger trong The Archaellogy of Hindoo Sumatra, Leyde 1937 và G. Ferrand trong tạp chí Journal Asiatique Juillet - Aout 1919 bước đầu văn minh và tôn giáo từ Ấn Độ đã truyền qua Indonesia phải xảy ra trước công nguyên. Do đó hệ luận đương nhiên là nền văn minh và tôn giáo từ Ấn Độ xuôi buồm đến Giáo Châu cũng cùng thời điểm và cùng đi theo đường biển lên phương Bắc.
Văn minh và tôn giáo từ Ấn Độ cũng đã truyền qua Mã Lai tại các vùng như Perak, Xêlebơ ..., qua Thái Lan, Campuchia, Miến Điện ... Tại Campuchia các nhà khảo cổ đã tìm thấy được 4 bia đá có khắc chữ Sanskrit.
Theo V. Rougier trong sách Nouvelles Découvertes Chames au Quang Nam, Befeo XI, đã viết rằng các nhà khảo cổ đã tìm thấytượng Phật Đông Dương một trong những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất thuộc trường phái Amaravati Ấn Độ. Điều nầy cho thấy chính người Ấn Độ đã truyền đạo Phật thẳng vào Việt Nam chứ không phải từ Trung Hoa truyền vào.
Theo H.G. Quaritch Wales trong A. Newly Explored Route of Ancient Indian Cultural Expansion Indian Art and Letters, các nhà truyền giáo và thương nhân người Ấn còn dùng những con đường vừa thủy vừa bộ từ nam Ấn thay vì phải qua eo biển Malacca về phía nam xa xôi họ đã qua eo đất Kra và bán đảo Mã Lai, họ có thể vượt mấy tiếng đồng hồ đường bộ là có thể từ biển Ấn Độ để vào biển Mã Lai. Họ dùng thủy đạo giữa Andaman và Nicobar, hoặc dùng thủy đạo giữa Nicobar và Achin để đến Kedah, tại những địa điểm nầy các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều đồ vật cổ của nền văn minh Ấn Độ. Họ tiếp tục đường bộ nầy đến Thái Lan, Campuchia và vào Viêt Nam.
Vào thế kỷ thứ V có Pháp Hiển và vào cuối thế kỷ thứ VII có Nghĩa Tịnh của Trung Quốc đều lên thuyền tại Tamralipti cũng gọi là Tamluk, cửa sông Hằng để trở về Trung Hoa. Như vậy không phải những thế kỷ trước kỷ nguyên mà mãi về sau đến thế kỷ thứ VII đường biển vẫn là phương tiện giao thông thuận lợi nhất từ Ấn Độ đi Đông Nam Á và lên đến Trung Quốc.
Những điều kể trên nói lên rằng sự truyền bá nền văn minh Ấn trong đó có cả Phật Giáo được truyền ra các nước lân cận bằng đường biển thuận lợi hơn là đường bộ. Như vậy càng làm rõ nét hơn sự truyền bá Phật Giáo từ Ấn Độ qua Việt Nam lúc bấy giờ bằng đường biển.
Đứng về địa danh học (Toponymy) Champa là một vương quốc có không gian văn hoá hết sức đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á. Từ hàng ngàn năm trước vương quốc Chămpa luôn niềm nở đón nhận bao hế hệ của nhiều thuyền buôn các nước khu vực tìm đến giao thương buôn bán, trong đó quan trọng nhất là con đường hương hiệu trao đổi sản vật đã có mặt tại Chămpa từ rất xa xưa. Ngoài những hải cảng đã được biết đến, vương quốc Chămpa vẫn còn nổi tiếng với nền nông nghiệp tiên tiến, một nền văn minh nội tại được phát triển từ nguồn lực của núi cao, biển rộng. Theo thư tịch cổ Trung Quốc ngay như còn mang tên nước là Hồ Tôn trước Thiên Chúa giáng sinh Chămpa đã từng giao thiệp với nhà Chu bên Tàu, bên cạnh đó Chămpa đã tiếp thu nền văn minh Ấn Độ ngay từ rất sớm cộng với văn minh bản địa đã cho phép quốc gia Chămpa đi đến một nguồn lực văn hoá sinh động. Các lớp văn hoá bản địa được khúc xạ trong tài sản văn hoá chung của dân tộc cho thấy dấu hiệu của quá trình giao lưu, tiếp bước văn hoá của các tộc người trong khu vực là những gì minh định rõ nhất cho một nền văn hoá vốn được xem là nguồn văn minh rực rỡ nhất của khu vực.
Do lịch sử hình thành và phát triển dựa trên hai nguồn lực của nền văn minh nông nghiệp được phát sáng một cách rực rỡ dựa trên tiền đề của nền văn minh Sa Huỳnh tiến đến tiền Chămpa, yếu tố chính vẫn là sự có mặt không thể thiếu vắng một nền nông nghiệp của miền duyên hải. Nền nông nghiệp là nguồn gốc của văn minh lúa nước được xuất hiện khá sớm tại Chămpa nhờ công nghệ chế tác sắt (giai đoạn Sa Huỳnh sắt) đi vào hoàn thiện. Sự có mặt của lúa 100 ngày được cổ sử Trung Hoa, Đại Việt đề cập càng giúp cho ta thấy được tầm vóc nông nghiệp của quốc gia này phát triển như thế nào so với các nước láng giềng và khu vực.
Tam Trạng Pháp sư Thiền Trang đời Đường trong chuyến viễn du các vương quốc Đông Nam Á đã có nhắc đến một nước Phật giáo có tên gọi MaHaChamPa (Đại Chiêm) hay Thiền sư Nghĩa Tịnh trong ghi chép của mình đã sắp xếp Chămpa là vương quốc theo tinh thần Phật giáo Đại thừa. Năm 603 tướng Lưu Phương đánh chiếm Chămpa đã lấy đi 1.350 bộ kinh Phật giáo. Khi vua Lê Đại Hành sang đánh chiếm Chiêm Thành có mang về một vị cao tăng Thiên Trúc, trong “Thiên Uyển Tập Anh” đề cập đến vị sư tên Đàm Khí mất vào đầu thế kỷ X ; lúc đương thời sư theo học với vị sư Chiêm Thành và đắc đạo. Đặc biệt với Thiền sư Chiêm sư Mahamara, sư người Chiêm Thành sang Đại Việt lấy họ Dương tu ở chùa Quan Ái là một trong vị cao tăng nổi tiếng thời bấy giờ. Năm 1069 Lý Thánh Tôn bình Chămpa khi nhập thành Phật Thệ (Vijaya) và bắt được vua Rudravarman III ( Chế Củ) đã đưa về Đại Việt một vị sư tên Thảo Đường người trung hoa đang học đạo với vị sư chiêm thành, sau được triều đình trọng dụng phong làm Quốc sư. Thiền sư Thảo Đường đã lập nên một dòngThiền (Dyana) tại đại việt mà sử sách còn ghi chép sự tích từ năm 1069 đến 1205. Truền thuyết và lịch sử Chăm còn ghi chép về NAI TANG YA BIA TAPAH thời đạo Pô Ra Mê (1627 – 1651) một vị công chúa em ruột vua Ra Mê đã lên núi Chà Bang (Ninh Thuận) tu và chứng đạo được cộng đồng người Chăm đến nay vẫn còn tôn thờ một cách thành kính. Xem như thế biết rằng với Trung Hoa một mặt hướng về Chiêm Thành để tâm giáo lý Phật giáo, một mặt cử người sang Tây Trúc thỉnh kinh, với Đại Việt biểu thị rõ hơn về mối giao lưu trong sự hiện diện của Phật giáo Thiền Tông và Mật Tông là mối liên hệ chặt chẽ giữa các tu sĩ hai nước vì có nhiều mặt tương đồng về tư tưởng và đường lối hành trì. Thực tế này cho thấy hệ thống tháp Đồng Dương, Đại Hữu, Mỹ Đức, động Phong Nha, di tích Phật tượng Đan Bình đã tìm được nhiều tượng Bồ tát Quan Thế âm (Avalokite Vara) và các loại Mandala hình lá đề trong phương cách hành trì Mật Tông. Sự liên kết giữa hai dòng phái Thiền – Mật thật sự xuất hiện tại Phật giáo Chămpa thông qua ngôn ngữ điêu khắc được mô tả là một điều thích ứng cho một cộng đồng vốn ưa cuộc sống suy tư hướng nhiều về thế giới nội tâm.
Trong cuốn Đại sử (Mahavamsa) cho thấy hai vị sư là Sona và Uttara truyền Phật giáo sang vùng Suvannabhumi, được biết đến là vùng Đông Nam Á ngày nay. Những câu chuyện lịch sử huyền thoại ở Việt Nam và Campuchia cho phép chúng ta có dấu tích về sự hiện diện của Phật giáo vào thời gian này, cách đây hơn 2000 năm lịch sử. Cả hai dòng truyền thừa là Theravada và Mahayana cùng có mặt và phát triển đồng thời với sự tiếp biến, tiếp thu các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng bản địa đã làm nên một sắc thái văn hóa Phật giáo truyền thống của các dân tộc. Phật giáo Theravada tại Lào đã được tiếp nhận từ Srilanka và Campuchia.Sự phát triển của Phật giáo từ Ấn Độ thông qua con đường giao thương đã có mặt từ rất sớm tại Việt Nam trong đó Phật giáo Đại Thừa thật thụ đã đi vào đời sống xã hội một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Phật giáo Mật Thừa cộng đồng người Việt đã tiếp thu và đưa vào cuộc sống một cách hữu hiệu. Từ tín ngưỡng mẫu hệ nguyên sơ đến hình tượng Bồ Tát Quan Thế âm trong đời sống tâm linh Phật tử. Nắm được tư tưởng tính chất đại thừa Phật giáo cộng đồng người Việt đã thật sự thoát được cơ cấu của tính chất chính trị đi vào tận cùng của thiết chế bình đẳng, xoá bỏ hoàn toàn quan điểm giới tính đề cao vai trò của con người trong cuộc sống xã hội, đó là hình thức quay lại với “ tánh bổn thiện” xưa nay của một con người.
- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MỐI GIAO LƯU
Lịch sử Phật giáo Theravada tại Việt Nam là minh chứng cho thấy sự gắn bó mật thiết, đan xen giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Campuchia. Vào nửa đầu thế kỷ XX, các nhà sư Việt Nam như Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Thiện Luật, Hòa thượng Hộ Giác…đã thọ giới, tu tập và tham học tại Campuchia và trở về thành lập hệ phái Theravada Việt Nam, giữ vai trò Tổ khai sơn Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, là một trong các hệ phái tham gia thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trước thảm họa diệt chủng tại Campuchia do chế độ Pol Pot – Yieng Sari gây ra, Phật giáo Campuchia cũng bị hủy diệt. Năm 1979, cùng với sự hồi sinh đất nước Campuchia, công cuộc hồi sinh Phật giáo là một trong những ưu tiên hàng đầu để tái thiết đất nước và ổn định xã hội. Phật giáo Theravada Việt Nam đã đóng vai trò sứ mệnh hồi sinh Phật giáo Campuchia. Tháng 9/1979 đoàn Chư tăng Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam gồm chư tôn đức: Hòa thượng Thích Bửu Chơn, Hòa thượng Thích Giới Nghiêm, Hòa thượng Thích Siêu Việt, Hòa thượng Thích Thiện Tâm đã thực hiện nghi thức truyền giới từng bước góp phần khôi phục Phật giáo Campuchia. Đó là một sự kiện lịch sử trong mối quan hệ sâu sắc giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Campuchia.
Trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào, Phật giáo hai nước đã đóng vai trò quan trọng. Sự hiện diện các ngôi chùa Việt Nam ở Lào là minh chứng cho điều đó. Chư tăng Việt Nam, cộng đồng Phật tử Việt Nam và các ngôi chùa Việt sẽ mãi mãi là cầu nối gìn giữ mạng mạch cho tình hữu nghị sâu sắc giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Lào.
- NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU HIỆN TẠI
Trưa 11/4, tại chùa Phổ Minh (Phật giáo Theravada tại Việt Nam), Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị TP phối hợp Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào, Hội Hữu nghị Việt Nam – Thái Lan; Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TPHCM và Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền Lào - Thái Lan - Campuchia - Myanmar.
Đến dự có Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Thành phố Huỳnh Minh Thiện; Tổng Lãnh sự Campuchia tại TPHCM Im Hen; Tổng Lãnh sự Lào tại TP Somxay Sanamoune; Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM Ureerat Ratanaprukse.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Thành phố Huỳnh Minh Thiện cho biết: Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan được tổ chức nhằm giúp nhân dân Thành phố tìm hiểu, tăng cường giao lưu văn hóa và góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị với nhân dân các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar.
Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP Huỳnh Minh Thiện nhấn mạnh: Việt Nam – Campuchia – Lào – Myanmar - Thái Lan là các nước láng giềng gần gũi, cùng sống trong cộng đồng ASEAN, đã có rất nhiều sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều năm qua. Nhân dân 5 nước đã kề vai sát cánh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cùng phấn đấu tiến tới một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Nhân dịp Tết cổ truyền Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP Huỳnh Minh Thiện chúc cho tình hữu nghị, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và cộng đồng ASEAN với Việt Nam không ngừng được củng cố và phát triển. Chúc mối quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan mãi mãi xanh tươi, không ngừng phát triển.
Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TP. HCM Ureerat Ratanaprukse cho biết: Lễ hội Tết cổ truyền còn gọi là Lễ hội Songkran nhằm ngày 13, 14 tháng 4 hàng năm, là một dịp hết sức quan trọng đối với một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là đối với cộng đồng Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar vì đây là một lễ hội cổ truyền đã được lưu truyền từ lâu đời. Vào dịp này, nước là vật tượng trưng thường được dùng để xin được ban phúc từ người lớn và cũng để rưới nước lẫn nhau thể hiện sự vui vẻ, phấn khởi.
Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia anh em có lịch sử mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Chúng ta cùng có điểm tựa vững chắc là dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, và cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông trong mát chứa đựng tâm linh văn hóa phong phú của các dân tộc. Trong tinh thần Ba nước anh em vừa kỷ niệm hơn nửa thế kỷ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Lào, và Việt Nam – Campuchia trong năm 2017, hôm nay tại Thủ đô Viêng Chăn tươi đẹp của nước CHDCND Lào, Phật giáo Ba nước long trọng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo Lào – Việt Nam – Campuchia để thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác, phát triển Phật giáo, xiển dương chính pháp của Đức Như lai, xây dựng hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Giáo hội Tăng già Phật giáo Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia học hỏi, chia sẻ, hiểu biết giúp đỡ lẫn nhau trong ý niệm tinh tấn nỗ lực không ngừng vì tiền đồ của Phật giáo trong vị thế, vai trò và sự nghiệp chăm lo lợi ích của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Năm 2007, GHPGVN đã đón tiếp phái đoàn Liên minh Phật giáo Lào và Giáo hội Tăng già Phật giáo Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam và dự Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ VI.
Năm 2008, Phái đoàn Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Đào Như, Thượng tọa Bửu Chánh thuộc hệ phái Theravada Việt Nam sang thăm Capuchia và dự Hội nghị tôn giáo vì hòa bình tại Phnom Penh từ 02-06/4/2008. Từ ngày 6-11/1/2008, Phái đoàn Liên minh Phật giáo Lào thăm hữu nghị Việt Nam. Đón tiếp phái đoàn Liên minh Phật giáo Lào và Giáo hội Tăng già Phật giáo Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam và dự Đại lễ Vesak LHQ lần đầu tiên tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, thủ đô Hà Nội.
Năm 2009, Phái đoàn Phật giáo Vương quốc Campuchia do Đại Tăng thống Tép Vông, Vua sư Vương quốc Campuchia dẫn đầu thăm Việt Nam và dự lễ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. Tháng 7/2009, GHPGVN đón tiếp phái đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Liên minh Phật giáo Lào thăm Việt Nam. Tháng 9/2009, phái đoàn GHPGVN do Hòa thượng Thích Thiện Tâm làm trưởng đoàn đã thăm hữu nghị chính thức Liên minh Phật giáo Lào. Tháng 11/2009, phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang phát quà từ thiện tại Campuchia.
Năm 2010, GHPGVN đã đón tiếp phái đoàn Bộ trưởng Bộ nghi lễ và tôn giáo chính phủ hoàng gia Campuchia trao đổi về hợp tác giữa GHPGVN và Tăng già Phật giáo Vương quốc Campuchia. Phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang thăm Thủ đô Viêng Chăn và dự khánh thành chùa Phật Tích Viêng Chăn. Tháng 12/2010, Hòa thượng Thích Thiện Tâm đã tham dự Hội nghị về di sản văn hóa Phật giáo châu Á tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Năm 2011, đón tiếp phái đoàn Liên minh Phật giáo Lào tại Hà Nội. Tháng 03/2011 GHPGVN đã đón tiếp phái đoàn Bộ trưởng Bộ nghi lễ và tôn giáo chính phủ hoàng gia Campuchia và chư tăng thăm Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội.
Năm 2012, tháng 6/2012, GHPGVN đã đón tiếp phái đoàn Phật giáo Vương quốc Campuchia do Đại Tăng thống Tép Vông, Vua sư Vương quốc Campuchia dẫn đầu thăm TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Cần Thơ, và các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng. Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thăm trường Phật học Pali tại thủ đô Viêng Chăn – Lào. Tháng 11/2012 đón tiếp đoàn Liên minh Phật giáo Lào và Giáo hội Tăng già Phật giáo Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam và dự Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ VII. Phái đoàn GHPGVN do Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng dẫn đầu thăm chính thức Phật giáo Vương quốc Campuchia tại thủ đô Phnom Penh. Phái đoàn do Hòa thượng Thích Thiện Chiếu và đoàn từ thiện xã hội GHPGVN đã tổ chức đại lễ cầu siêu và phát quà từ thiện tại Siêm Riệp, Battambang, và Phnom Penh.
Năm 2013, GHPGVN đón tiếp Hòa thượng Chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào Phong Samauks tại TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2013. Phái đoàn GHPGVN do Hòa thượng Thích Thiện Tâm dẫn đầu thăm và kính viếng tang lễ Cố Cựu Hoàng Vương quốc Campuchia Ngài Shianouk băng hà.
Năm 2014, Đón tiếp phái đoàn Liên minh Phật giáo Lào và Giáo hội Tăng già Phật giáo Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam và dự Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam, chùa Bái Đính, Ninh Bình. Ngày 19/10/2014 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức đón tiếp thân mật phái đoàn Phật giáo Lào do Hòa thượng Phong Samauks, Chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào làm trưởng đoàn và Hòa thượng Nuon Tyyo Dong Pang, Hội đồng Tăng già Phật giáo Vương quốc Campuchia và các thành viên thăm Việt Nam dự lễ hội Kathiana tại Hà Nội. Tháng 12/2014, phái đoàn GHPGVN do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn làm trưởng đoàn cùng chư tăng tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hữu nghị chính thức Capuchia, thăm Đại Tăng thống Tép Vông và Tăng thống Bourkry, Phật giáo Vương quốc Campuchia.
Năm 2015, Phái đoàn GHPGVN thăm chính thức Liên minh Phật giáo Lào và tham dự Tang lễ Hòa thượng Chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào Phong Samauks viên tịch. Hòa thượng Thích Thiện Tâm và phái đoàn chư Tăng Việt Nam tham dự lễ Kathina tại Phnom Penh theo lời mời của Đại Tăng thống Tép Vông. Tháng 9/2015, Hòa thượng Ngon Damhongboun và chư tăng Liên minh Phật giáo Lào thăm chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Năm 2016, Phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang mừng thọ Đại Tăng thống Tép Vông. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và phái đoàn GHPGVN sang tham dự Đại hội đại biểu Liên minh Phật giáo Lào.
Năm 2017, tháng 11/2017 đón tiếp đoàn Liên minh Phật giáo Lào và Giáo hội Tăng già Phật giáo Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam và dự Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ VIII tại Hà Nội.
Năm 2018, tháng 4/2018 phái đoàn GHPGVN cùng đi với đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Bộ Nội vụ Lào, và Liên minh Phật giáo Lào. Tháng 8/2018, GHPGVN tiếp đón phái đoàn Mặt trận Lào xây dựng đất nước do Phó Chủ tịch Ngài Chặt Tha Vông và Hòa thượng Phó Chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào Maha Vet Masenay thăm và làm việc trao đổi công tác tại Hà Nội.
Ngoài các chuyến thăm viếng, giao lưu học hỏi kinh nghiệm hoằng dương chính pháp, phát triển Giáo hội Tăng già, Phật giáo Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia còn thực hiện các dự án như phiên dịch kinh điển Pali – Khmer giúp chư tăng Nam tông Khmer tại Việt Nam, trao đổi giáo dục Phật giáo, công tác từ thiện xã hội giúp Phật giáo Lào trong việc xây dựng trường Trung cấp Phật học tại Viêng Chăn…
- KIẾN NGHỊ
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ Kheo, khi nào chúng Tỳ Kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ Kheo, chúng Tỳ Kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.” Chỉ có sự đoàn kết, hòa hợp thì Tăng đoàn Giáo hội sẽ được phát triển. Sự hợp tác, giao lưu của Giáo hội Phật giáo của Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia anh em của chúng ta là vô cùng quan trọng cho sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, góp phần ổn định và phát triển chung.
Trong bối cảnh thế giới đang hội nhập sâu sắc, các nước ASEAN đã trở thành một khối thống nhất và hướng tới thịnh vượng. Hợp tác văn hóa, trong đó có tôn giáo là một trong ba trụ cột của hợp tác phát triển trong khối ASEAN. Hơn lúc nào hết, Phật giáo Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia cần tăng cường hợp tác hữu nghị, phối hợp chặt chẽ trong công tác Phật sự, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực hoằng pháp, giáo dục Phật giáo, từ thiện xã hội, các phật sự cộng đồng, và ứng dụng khoa học công nghệ trong Phật sự…để có thể đáp ứng nhu cầu xã hội và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn nạn toàn cầu đang phải đối diện như khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bệnh dịch, xung đột, nghèo đói…nhằm đem lại đời sống an lạc, hòa bình thịnh vượng cho khu vực và trên thế giới.
Tại hội nghị này Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề xuất về sự hợp tác, giao lưu giữa Phật giáo Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia như sau:
Phát huy những kết quả đã đạt được trong sự hợp tác, giao lưu giữa Phật giáo Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia trong thời gian vừa qua. Tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn lãnh đạo Phật giáo của Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia thăm viếng lẫn nhau nhằm củng cố và phát triển tình đoàn kết, hòa hợp trong Tăng đoàn chư tăng; đồng thời giáo dục truyền thống đoàn kết, hữu nghị tình anh em đặc biệt giữa cộng đồng Phật tử và nhân dân Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia.
Phật giáo của các tỉnh biên giới của Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia ký kết các hợp tác, giao lưu với từng địa phương của mỗi nước trong công tác Phật sự.
Triển khai hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo và giao lưu học thuật, phiên dịch kinh điển Phật giáo. GHPGVN mong muốn được đón chư Tăng từ Lào và Campuchia sang học tập, nghiên cứu Phật giáo tại các Học viện Phật giáo Việt Nam ở các cấp đào tạo Cử nhân, Thạc sỹ và Tiến sỹ Phật học.
Tăng cường giao lưu văn hóa Phật giáo giữa Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia. Triển khai các dự án bảo tồn, gìn giữ các giá trị di sản văn hóa Phật giáo tại mỗi nước.
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức tu tập các pháp môn tu như thiền Vipasana, phương pháp hành trì…cho chư Tăng và đồng bào Phật tử tu tập.
Tăng cường tổ chức, triển khai các hoạt động từ thiện nhân đạo nhằm đưa ánh sáng giáo lý từ bi của Đạo Phật vào trong đời sống xã hội, giúp đỡ cộng đồng Phật tử có hoàn cảnh khó khăn, tích cực xóa đói giảm nghèo, xây dựng một cộng đồng hạnh phúc, an lạc.
Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại 4.0 vào trong công tác hoằng dương chính pháp, xây dựng và phát triển Giáo hội vững mạnh cùng đất nước trong hội nhập quốc tế. Phật giáo mỗi nước làm tròn sứ mệnh cùng dân tộc, đồng thời đủ năng lực tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, cùng nhau góp phần ổn định và phát triển trong cộng đồng ASEAN và trên thế giới.Trên đây là một số đóng góp của phái đoàn Phật giáo Việt Nam góp phần tạo nên động lực cho sự hợp tác, hữu nghị, đoàn kết và cùng phát triển. Kính chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
TS. THÍCH NGUYÊN HẠNH (ĐỨC TRƯỜNG)
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019