Tu Tập cho Tâm hết khổ
Thực tập thiền Vipassana, chúng ta cảm nhận một trạng thái nhẹ nhàng và thơi thới, vì những phiền não đang từ từ rời khỏi tâm thức của chúng ta.
Đức Thế Tôn trải nghiệm rất nhiều phương pháp tu tập và cuối cùng ngài đã khám phá ra phương pháp thiền định Vipassana tức là quán niệm và tỉnh thức. Nhờ đó, chúng ta diệt trừ tất cả các đau khổ trong cuộc đời. Trong quá trình khám phá đức Phật nhận ra, có nhiều phương pháp chỉ đưa đến kết quả tạm thời. Khi chìm trong đau khổ, con người mới tự mình thoát ra khỏi phiền lụy, nhưng chúng ta cảm thấy không hoàn toàn hết khổ. Nếu chúng không thật tin vào điều gì người khác nói, chúng ta có thể thử nghiệm giống như đức Phật thuở xa xưa.
Nếu không hết được tất cả những bực bội thì chúng ta hãy nên tránh xa. Nếu không tránh hết được tất cả những gì không được hài lòng khiến chúng ta buồn bã, thì nên tránh xa bằng cách là đi xem xi nê v.v..v… Nhưng tất cả những tránh né đó không phải là cách để giải quyết vấn đề một cách rốt ráo. Vì sự tránh né đó theo duy thức học chỉ là sự thay đổi cảnh sắc. Khi cảnh sắc trở lại như cũ thì ta nhận thấy đau khổ vẫn còn tồn tại chưa từng chấm dứt.
Đức Thế Tôn đã dạy, cần phải đối diện hiện tại, thay vì trốn tránh vấn đề, cần phải tìm mấu chốt vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Ngài dạy cho tất cả mọi người phương pháp chuyển hóa từ trạng thái tâm đau khổ, đến tâm không còn đau khổ hay hạnh phúc trước những chướng ngại. Phương pháp này cũng ngăn ngừa những phản ứng không cần thiết của tâm tham, sân và si, nền tảng của nghiệp xấu. Những ảo tưởng của hành động tạo tác từ thân, khẩu và ý khiến chúng ta không có cách nào định được tâm.
Bằng sự thực tập thiền Vipassna, chúng ta sẽ khám phá ra bản thân, chúng là sự tập hợp cơ cấu của thể xác và linh hồn hay nhà Phật gọi là thân năm uẩn (do tập hợp của sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn). Cái mà chúng ta thường gọi là “tôi”, hay “cái ngã” là một trong những vấn đề mà tạo ra biết bao nhiêu vấn đề khác. Từ một “cái ngã”, chúng ta bảo vệ chấp chặt, cố gắng tô điểm “cái tôi” được sung sướng thụ hưởng hoặc là chấp chặt vào những “cái của tôi”, chẳng hạn như nói đây là chồng tôi, vợ tôi, con tôi, tài sản của tôi. Từ đó, dẫn đến bao nhiêu điều tội lỗi giữa thế gian. Nhưng trong kinh Pháp Cú kệ 62, đức Thế Tôn dạy:
"Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu?"
Tất cả điều không có nhưng bởi vì chúng ta chấp chặt, từ cái bệnh lâu đời của tất cả của mọi chúng sanh đã ăn sâu vào trong tâm trí của mỗi người, cho nên chúng ta cho rằng mọi thứ đều của ta và không muốn ai xâm phạm. Nhưng nếu có ai đụng chạm quyền bất khả xâm phạm vào cái tôi của mình, thì chúng ta cảm thấy cuộc đời đau khổ.
Kinh Vô Ngã tướng, đức Thế Tôn đã dạy có hợp lý chăng khi quán: "Cái nầy là tôi, cái nầy là của tôi, cái nầy là tự ngã của tôi? Nên, đức Thế Tôn dạy hãy nên nhìn vào sự thật, ai đang xúc phạm vào “cái tôi”, ai đang làm cho “cái tôi”đau khổ hãy nhìn vào từng diễn biến của tâm thức và lúc đó hãy xem “cái tôi” đang đi đâu, đang làm gì. Nếu “cái tôi” đang giận quán sát giận như thế nào? Hoặc buồn thì buồn như thế nào, buồn ít hay buồn nhiều, nếu buồn nhiều thì buồn ở đâu và sau khi hết buồn “cái tôi” an trú vào chốn nào để rồi ngày mai lại tiếp tục buồn nữa. Sự quan sát thật kĩ này gọi đây là sự suy tầm thẩm thấu từng ngóc ngách của tâm.
Sự quan sát thật kĩ này sẽ cho chúng ta thấy rõ thật pháp không còn bị ảo giác lừa dối, và ánh sáng trí tuệ sẽ sinh khởi. Ánh sáng trí tuệ của gồm có ba phần: Văn tuệ, Tư tuệ, và Tu tuệ.
- Văn tuệ là sự hiểu biết có được nhờ nghe giáo pháp lời dạy của đức Thế Tôn.
- Tư tuệ là sự hiểu biết có được nhờ tư duy hay suy ngẫm tạo ra. Nghĩa rằng sự hiểu biết không chỉ nghe mà còn thực tế trải nghiệm. Chẳng hạn, chúng ta tư duy về tất cả những nỗi khổ đau của bản thân của mình. Ứng dụng lời đức Thế Tôn nói, mỗi một sự việc đưa vào trong quỷ đạo của Tứ Diệu Đế mà chiêm nghiệm, thì chúng ta thấy rõ ràng căn bản của khổ là như thế nào và chúng ta thấy đau khổ chính là do tham ái đã tạo ra, do chấp thủ mà hình thành. Muốn hết khổ, một phương pháp rất đơn giản, chúng ta cắt tham ái, đoạn trừ chấp thủ.
- Tu tuệ là sự hiểu biết có được nhờ do tu tập tạo ra. Thông qua thiền định, lấy lưỡi gươm trí tuệ chặt tất cả mọi phiền não, tất cả mọi sợi dây tham ái.
Điều mà đức Thế Tôn nhận ra, những ai mà không tự tìm trí tuệ cho mình sẽ không có được con đường giải thoát. Con đường giải thoát chỉ dành cho những ai có nỗ lực chuyển hóa tâm thức không còn rơi vào kiến chấp sai lầm. Có nhiều người Phật tử đã nói, “Thưa thầy con không có thời giờ tu tập, thầy cứ tu đi khi nào thầy chứng quả về cõi Tây phương thầy nhớ cho con nắm áo bay lên cùng”. Khi nghe những câu đó chúng tôi chỉ có cười thôi. Bởi biết rằng người Phật tử không thể về Tây phương vì chỉ được phước lành hữu lậu, còn hương vị phước lành vô lậu vẫn chưa nếm được.
Nói như vậy, không ai có thể tu dùm được, như một người đang bệnh cảm và nói, “Thưa thầy con bị cảm nặng lắm, xin thầy hãy uống dùm con một viên thuốc, cho con mau hết bệnh”. Các vị suy nghĩ thử xem, bản thân chúng tôi không bệnh, mà nếu uống thuốc vô thì chúng tui cũng bệnh, còn người đang cảm rất nặng người đó không uống thuốc mà cầu chúng tôi uống thuốc dùm, như vậy liệu người đó có hết bệnh được hay không? Người tu cũng như thế, mổi người cần trải qua quá trình thực nghiệm thiền vipassana để khám phá trí tuệ thật chứng của bản thân.
Thực tập thiền Vipassana, chúng ta cảm nhận một trạng thái nhẹ nhàng và thơi thới, vì những phiền não đang từ từ rời khỏi tâm thức của chúng ta. Nhưng đó chỉ là bước đầu, chúng ta cần phải tiếp tục trên toàn thể lĩnh vực tinh thần và vật chất, hãy đối diện với tất cả những đối tượng căn bản của vô thường, khổ, không và vô ngã.
Vạn pháp thế gian thường thay đổi, không luôn chực chờ đến với tất cả mọi người, bản thân ta còn lại gì trong thế giới hư vô, tất cả đều không thật thể, hãy lắng nghe lời dạy của đức Thế Tôn chứng nghiệm sự thật này ngay trong bản thân. Hãy tinh tấn lên bởi vì:
Phú quý trăm năm không giữ mãi
Luân hồi sáu nẻo dễ xoay vần
Khuyên ai cố gắng tìm đường tiến
Kẻo mất thân này khó gặp thân.
TT. TS. Thích Nguyên Hạnh
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019