Làm chủ khổ đau
Như thế khổ đau theo nghĩa thâm sâu hơn là không làm chủ bản thân, không hiểu biết con đường ra khỏi mê muội, để cuộc sống là chuổi tái sanh tương tục không ngừng.
Khổ đau là một thực thể đời sống con người. Nhưng thật ra có bao người làm chủ và biết rõ khổ đau. Câu trả lời rằng rất ít người. Nhưng khi trả lời như vậy, có nhiều người trong đó có các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu triết học, tâm lý học… sẽ không đồng ý.
Chẳng hạn, mọi người sẽ đồng tình với quan điểm, từ lúc mở mắt chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, chúng ta gặp biết bao nhiêu là nỗi trái ngang, vui buồn lẫn lộn, vinh nhục ngậm ngùi, đôi lúc chan chứa nước mắt hằng đêm trên gối chiếc. Khi nhìn thấy nỗi khổ đau của cuộc đời trong Cung Oán Ngâm Khúc Ôn Như Hầu (Nguyễn Gia Thiều) thi cảm rằng:
“Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán
Chết đuối người trên cạn trần gian
Lò cừ nung nấu sự đời
Bức tranh vân cẩu vẽ người tan thương” (câu 73-76)
Quan điểm khổ đau như vậy vẫn còn nằm trong phạm vi hạn hẹp của thế gian hay trong sự theo đuổi năm thứ dục lạc. Khi năm thứ dục lạc là tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ ta cho là hạnh phúc; ngược lại năm thứ dục lạc không đầy đủ hoặc thiếu thốn ta cho là đau khổ của kiếp người.
Quan điểm nhìn của bậc chân nhân, ánh mắt của phàm phu đã bị che mờ bởi những thứ ngũ dục ấy. Vì thế tâm bị vô minh phiền não che lấp nên hằng ngày đã tạo vô số nghiệp ác, đánh mất chân tâm, bởi vậy mới kết nối chuỗi dài trôi lăn sinh tử luân hồi từ kiếp này đến kiếp khác
“Ai nghĩ thân của tôi
Là phàm phu mê muội
Tăng mộ phần phiền não
Chấp chặt sự tái sinh”
(Trưởng Lão Tăng Kệ 575)
Như thế khổ đau theo nghĩa thâm sâu hơn là không làm chủ bản thân, không hiểu biết con đường ra khỏi mê muội, để cuộc sống là chuổi tái sanh tương tục không ngừng. Vì thiếu hiểu biết không làm chủ được khổ đau, con người bị mười loại vô minh phiền não: Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, hoài nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến, làm chủ sai sử, khiến con người đánh mất chân tâm tạo biết bao ác nghiệp.
Khi con người biết nhìn nhận thực tại khổ đau, biết chuyển hóa tâm hồn, xóa bỏ lòng tham ích kỷ, xóa bỏ cái bản ngã, lòng tham muốn ganh tỵ, đố kỵ…thoát ra khỏi mảnh đất tâm vọng thức, bởi do sợi dây phiền não trói chặt chúng ta.
Đức Phật dạy, muốn thoát ra khỏi những ràng buộc đưa đến khổ đau là chúng ta hãy nương tựa vào chính mình, nương tựa vào ngọn đèn chánh Pháp, nhẹ nhàng thoát ra khỏi cuộc đời đau khổ trầm luân thể hiện chân lý sống cho chính mình, giống như:
Hoa sen tinh khiết chốn bùn nhơ
Thoát lên mặt nước tự bao giờ
Tỏa hương thơm ngát chân thiện mỹ
Tô điểm trần gian đẹp nên thơ
Hãy nhìn rõ vì đâu chúng ta vướng khổ? Bằng trực nghiệm chứng quả dưới cội Bồ Đề, đức Thế Tôn tìm ra nguyên nhân của khổ chính là tham ái, dục vọng của con người gây ra, khiến con người bám víu tham ái vào thân ngũ uẩn, cho là của “ta”. Chúng ta quên rằng trong xác thân này từng sát na biến đổi liên tục của định luật vô thường, chúng ta càng bám víu sẽ càng khổ đau. Chính nỗi khổ đau thường trực trong kiếp sống, mà con người càng đễ nhận ra:
“Không đau khổ lấy gì làm chất liệu
Không lang thang đâu biết gió mưa nhiều
Không gian nan lấy gì thi vị hóa
Không lầm than đâu biết chuyện con người”
Tuy nhiện khi nhận ra sự thật, con người cần thực hành “Lấy bệnh khổ là thuốc hay”. Tự mình chuyển hóa buông bò tham ái và dục vọng thì khổ đau không còn chỗ vương mang. Nhưng chúng ta phải tự mình học cách chánh niệm và thức tỉnh cho đến khi một niệm vọng thức khộng còn. Nghĩa rằng trí tuệ trong tâm sinh khởi đề thấy thân hiện hữu của ta là không thật:
“Năm uẩn là gánh nặng
Kẻ gánh nặng là người
Cấm lấy gánh nặng lên
Chính là khổ ở đời
Còn đặt gánh nặng xuống
Tức an lạc ở đời
Đặt gánh nặng xuống rồi
Không mang thêm gánh khác
Nếu nhổ khát ái lên
Tận cùng đến gốc rễ
Không còn đói và khát
Đã giải thoát, tịnh lạc”
Nói tóm lại, khi con người làm chủ khổ đau, tức là hiểu rõ tám hình thức của khổ từ sanh, già, bệnh, chết đến thương yêu phải chia lìa, ghết nhau thường gặp gỡ, cầu mong không được và năm ấm thịnh suy đều có nguyên nhân là tham ái và dục lạc. Nếu mỗi người biết tu sửa và thực hành loại trừ nguyên nhân của khổ đau, thí lấy đâu là chất liệu của khổ. Điều đó một cách cửa khác mở ra là niềm vui và hạnh phúc sẽ đến với mỗi con người.
TT. TS Thích Đức Trường
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019