Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu
Nhà vua đi tu! Tất cả mọi người đều sửng sốt và tự hỏi vì sao. Theo quan niệm của nhiều người nghĩ rằng đi tu hay gọi là xuất gia là chuyện của những người chán đời, luôn thất bại trong cuộc sống, cuộc đời toại nguyện…Nên việc nhà vua đi tu trở thành câu chuyện bàn tán… pha lẫn sự kinh ngạc là sự kính phục.
Trần Nhân Tông là đời vua thứ 3, sau ông nội là vua Trần Thái Tông và vua cha là Trần Thánh Tông. Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tức vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308 tức vào ngày 03 tháng 11 năm Mậu Thân. "Khi đức vua sinh ra, được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, gọi là kim Tiên Đồng Tử, ở vào bên tả có nốt ruồi đen" (Trích "Đại Việt sử ký toàn thư"). Thuở nhỏ, nhà vua thường theo vua cha lên chơi núi Yên Tử, sớm bộc lộ chí xuất gia tu hành.
Ngài học theo hạnh nguyện của Phật khi còn trong hoàng cung Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu) đất nước Ấn Độ, thái tử Sidattha vượt thành xuất gia vào năm 643, những nhà triết học, các tư tưởng gia gọi đó là chuyến ra đi vĩ đại. Thái tử đã từ bỏ những gì tốt nhất của con người ưa muốn. Ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan… thái tử xin gửi lại để chấp nhận một cuộc sống không nhà, rày đây mai đó, lấy gió mây làm bạn, nhằm nỗ lực tìm kiếm con đường bất tử, giải thoát mọi buộc ràng của thế gian, giúp cho nhân loại vơi bớt những khổ đau.
Tuy nhiên việc xuất gia không thành, Ngài được vua cha truyền ngôi báu sớm (1297) vào năm 21 tuổi. Vì dân chúng còn đang lầm than đói khổ, lại thêm giặc Nguyên Mông lăm le chực chờ xâm chiếm, trước tình trạng đó, Trần Nhân Tông làm vua suốt 14 năm, Ngài được gọi là bậc minh quân có biệt tài kinh bang tế thế, có công lớn trong việc lãnh đạo toàn dân ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, xây dựng đất nước phồn vinh. Một ông vua biểu trưng cho quyền lực quốc gia, trong tay có hàng vạn binh mã. Quốc gia lâm nguy mỗi người dân trở thành một chiến sĩ… đâu lại trở thành một cái tôi hữu hạn biến mình thành lính gác biên thùy.
Nhưng rồi Ngài ‘buông xả’ tất cả, ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung son. Vua Trần đi tu, không phải để trốn đời, yếm thế, mà đi tu để nhập thế, cứu đời. Có điều, nhà vua không phải cứu đời theo kiểu của một ông vua, mà là theo kiểu của thánh nhân. Làm vua chỉ lo dân trăm họ về phương diện vật chất no cơm, ấm áo. Làm Phật cứu độ cả muôn loài không còn đau khổ vẩy vùng giữa biển sanh tử luân hồi. Bởi vậy, tấm gương vua Trần tuy ẩn mà lại hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài bứt khỏi cái bình thường để vượt lên trở thành cái phi thường.
Đối với thế gian được làm vua là điều hiếm quí, nhưng vua Trần Nhân Tông học từ ông nội mình là Thái Tông hoàng đế, xem ngai vàng như dép rách. Trong bài “Phổ khuyến phát Bồ-đề tâm”, tức là “Khắp khuyên mọi người phát tâm Bồ-đề” để chúng ta thấy rõ tinh thần này của nhà vua:
Công danh cái thế chẳng qua một giấc mộng dài,
Phú quí nứt tường khó tránh vô thường hai chữ. (Vua Thái Tông)
Cái nhìn như vậy rõ ràng đâu còn lưu luyến ngai vàng nữa! Ngài còn thấy rõ tranh ngã thị phi chỉ điều ảo mộng:
Tranh nhân, tranh ngã rốt cuộc là không,
Khoe giỏi, khoe hay rốt cùng chẳng thật,
Tứ đại rã rời thôi già trẻ,
Lối xe mòn mỏi hết anh hùng. (Vua Thái Tông)
Một ông vua không màng danh lợi, không đắm mình thụ hưởng thế gian: Tài, sắc, danh, thực, thùy người đời khó chối bỏ. Vua Trần Nhân Tông ngồi trên ngai vàng để bảo vệ đất nước, làm lợi cho dân tộc, chớ không phải vì thụ hưởng. Do đó, Ngài sớm thức tỉnh, không mê đắm ngai vàng, Ngài đã thấy tột được lý đạo, biết rõ cuộc đời nên sống không dính mắc.
Ngài vừa tu vừa giáo hóa chúng sanh, tức tu năm năm ngộ đạo rồi năm năm truyền bá, Ngài đi khắp nơi khuyên gọi mọi người tránh ác làm thiện, thực hành theo kinh thập thiện làm nền tảng đạo đức. Ngài có bài thơ “Sơn phòng mạn hứng”, diễn tả tâm niệm ưa thích ở núi của mình:
Thùy phược cánh tương cầu giải thoát,
Bất phàm hà tất mích thần tiên,
Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão,
Y cựu vân trang nhất tháp thiền.
Dịch:
Ai trói lại mong cầu giải thoát?
Chẳng phàm nào phải kiếm thần tiên,
Vượn nhàn, ngựa mỏi, người đã lão,
Như cũ Vân trang một tháp thiền. (Vua Trần Nhân Tông)
Bài kệ này được viết khi Ngài ở núi, đã đi tu và thấy đạo rồi. Trong bài Cư trần lạc đạo phú:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc san hề khốn tắc miên,
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch:
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền,
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền. (Vua Trần Nhân Tông)
Mười lăm năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng, cũng là mười lăm năm vua Nhân Tông tu hành và hiển Phật. Ngài bỏ ngai vàng quý báu, ra khỏi vương thành, bỏ áo rồng cao sang, non xanh cắt tóc, kết áo nâu sòng cùng đôi giày cỏ, mặc cơn buốt lạnh đêm đông gió thổi, tu pháp tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mong thành bậc chính giác.
Sau khi tu hành Ngài khai sáng dòng thiền Trúc Lâm, truyền thừa được ba đời: Trúc Lâm Đại sĩ (Vua Trần Nhân Tông), Pháp Loa và Huyền Quang, nên còn gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Lịch sử Việt Nam vẫn tri ân công đức của ngài vì những cống hiến lớn lao cho đất nước; dân tộc Việt Nam ngưỡng mộ vị vua anh minh, hiền đức. Vua Anh Tông còn dâng pháp hiệu Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật; Phật giáo Việt Nam tự hào về một ông “vua Phật” vốn không một đất nước Phật giáo nào có được. Giáo hội Phật giáo Việt Nam truy phong Ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Đến nay vừa tròn 710 năm, ngày nhập Niết Bàn chúng ta cùng tưởng niệm một nhà vua đi tu: Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
TS. Thích Nguyên Hạnh
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019