Cửa Phật bình yên
Cửa Phật chốn thanh tịnh của dòng tâm thức bằng cách nào để tiếp cận và mở được cánh cửa.
Nói đến “bình yên” trên cuộc đời này ai cũng muốn mong cầu mình, gia đình và quyến thuộc được bình yên, nhưng giữa cuộc đời náo động, luôn thay đổi này, chúng ta tìm đâu cánh cửa bình yên.
Trong Kinh Pháp Hoa có ghi câu chuyện ông trưởng giả tìm thấy đứa con lưu lạc hơn 50 năm. Nhưng vì quá lâu đứa con không còn nhận ra cha ruột và nhà của mình. Ông trưởng giả cho người bắt lại trở về nhà, nó than khóc cầu xin để nó đi. Biết tâm ý con mình hạ liệt, bèn dùng phương tiện. Gọi một người thọt chân thấp chân cao và một người chột một mắt đến chỗ con mình rủ rê về làm việc, lương rất cao. Ông giao cho con mình làm công việc dọn dẹp hốt phân nhơ. Thỉnh thoảng, ông trưởng giả cũng mặc áo thô xấu cùng làm việc với con. Dần dần ông đưa con mình làm việc lau dọn trong nhà. Đến khi ông bệnh trước khi qua đời ông họp tất cả dòng họ, chỉ vào đứa con và tuyên bố đây là con tôi đã thất lạc hơn 50 năm trước, nay tôi giao gia sản này cho con tôi.
Người con trong câu chuyện chính là chúng ta. Trong năm mươi năm dài chúng ta chạy theo dục vọng chạy theo tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghĩ giữa thế gian và chúng ta chưa từng có thời gian rảnh rỗi chưa có giây phút thảnh thơi. Chúng ta lưu lạc như kẻ cùng tử, sống cảnh tha phương cầu thực tìm miếng ăn trong đời thường vô cùng vất vả và chưa có giây phút nào mà ta gọi đó là bình an thật sự
Có những giây phút mà chúng ta hạnh phúc đó là những lúc ta sống trong vòng tay thương yêu của cha mẹ và sự thương yêu của gia đình nhưng thật ra những hạnh phúc đó rất bấp bênh chỉ trong một thời gian ngắn và cuối cùng đưa đến sự đau khổ trong cuộc sống và đưa đến sự tan vỡ của một gia đình. Như vậy, hạnh phúc gia đình giữa thế gian chẳng phải là chốn bình an.
Giàu sớm về già lại không còn phước không có tiền để mà hưởng , chúng ta đã từng nghe qua câu chuyện Lưu Bình Dương Lễ. Lưu Bình rất là giàu có đã lòng lo cho Dương Lễ đi học đến đỗ trạng trở thành một người giàu, ngược lại Lưu Bình từ một người giàu trở thành người nghèo tới mức độ phải đi ăn xin. Bởi vì Lưu Bình sống phóng túng buông lung cho nên toàn bộ gia sản của ông không còn gì. Dương Lễ nhớ ơn xưa Lưu Bình giúp đỡ, mà mình có ngày hôm nay. Dương lễ muốn giúp bạn bằng con đường tốt lành, động viên Lưu Bình phấn đấu đi học và cuối cùng đậu làm quan. Từ đó, Lưu Bình cuộc sống thay đổi.
Cuộc đời có những nốt thăng trầm: Giàu – nghèo, sang - hèn. Có những người lúc trẻ thì nghèo khó không tiền không bạc hai bàn tay trắng, nhưng khi về già làm nên sự nghiệp được đầy đủ vật chất cao sang. Cũng có những người trẻ thì có tiền có bạc được làm ông chủ sớm nhưng mà khi về già thì thất thế sa cơ. Với những nốt thang trầm đó ở đâu là chốn bình yên thưa các vị? Nếu có người giàu cả đời cho đến lúc chết, nghĩa rằng tạm thời ta có chiếc phao mà không gặp bất cứ nạn tai nào, Nếu lũ lụt kéo tới thì phao sẽ nổi lên hoặc xuống, có nghĩa là cuộc đời ta tạm được bình yên đôi chút. Nhưng thực tế bao nhiêu người được phước báo như vậy ta sống trọn đời đầy ấp với những niềm vui ta không bao giờ bị bệnh và không gặp bất cứ tai họa nào trong cuộc đời và không gặp bất cứ hoạn nạn nào trong cuộc sống. Tuy nhiên, ta vẫn chưa thoát ra cảnh khổ của cảnh tử biệt, sanh ly…
Ta hãy nhìn lại hình ảnh thái tử Sĩ Đạt Đa năm xưa, khi sống trong nhung lụa giữa thành Ca Tỳ La Vệ, có người vợ đẹp là công chúa Da Du Đà La và con ngoan La Hầu La, cuối cùng ngài vì cái gì mà đi xuất gia. Vì Ngài thấy giữa cuộc đời không có chỗ cho sự bình yên. Chẳng hạn, khi đi ra bốn cổng thành Ngài gặp bốn cú sốc:
Cổng thành phía Đông: Ngài thấy một cụ già, Ngài mới hỏi tại sao người đó như vậy? Sa Nặc mới trả lời, đó là một người già. Trong tương lai Ngài cũng như thế, dù bản thân ngài là Thái tử của Thành Ca Tỳ La Vệ, vì lưng sẽ còm, da lại nhăn, mắt lờ, tai điếc. Nghe như thế, Thái tử rùng mình không thể nào chịu đựng nổi.
Cổng thành phía Nam: Ngài thấy một người bệnh vô cùng khổ đau. Ngài mới hỏi tại sao người đó như vậy? Sa Nặc mới trả lời, đó là một người bệnh. Trong tương lai Ngài cũng như thế, dù bản thân ngài là thái tử của Thành Ca Tỳ La Vệ, vì con người sống giữa cuộc đời này không có người nào là không bệnh.
Cổng thành phía Tây: Ngài thấy một người chết. Ngài mới hỏi tại sao người đó như vậy? Sa Nặc mới trả lời, đó là một người chết. Trong tương lai Ngài cũng như thế, dù bản thân ngài là thái tử của Thành Ca Tỳ La Vệ, vì đây là một quy luật ai là con người thì cũng phải chết
Cổng thành phía Bắc: Ngài thấy một người tu. Ngài mới hỏi người đó rằng tại sao người đi tu? Người đó đáp, tôi đi tu vì muốn giải thoát quy luật của sanh già bệnh chết, cuộc sống dau khổ của kiếp người và muốn đi tìm chốn bình yên cho bản thân của mình.
Chính vì, muốn đi tìm chốn bình yên cho bản thân của mình và mọi người nên Thái tử Sĩ Đạt Đa sau đó ngài trở thành ẩn sĩ và Ngài là người đầu tiên thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Gíac dưới gội bồ đề ngài đã tìm ra một chốn bình yên thanh tịnh an vui, không còn gì buồn phiền cho thế gian. Sau khi thành tựu quả Phật, Ngài mang hạnh phúc đi khắp nhân gian tới đâu ngài cũng nói cho mọi người nghe giáo pháp mầu nhiệm và nói với mọi người quay trở về chốn thanh tịnh của tâm chỉ có nơi đó là bình yên nhất trong cuộc đời.
Sau năm mươi năm dài lo cho gia đình, tìm kiếm danh lợi bạc tiền giữa thế gian, giờ quay trở lại ta mới thấy đúng cửa Phật, chốn thanh tịnh của dòng tâm thức mới là chốn bình yên.
Nhưng cửa Phật, chốn thanh tịnh của dòng tâm thức bằng cách nào để tiếp cận và mở được cánh cửa. Cửa Phật có ba ý: Cửa tự giác viên mãn, cửa giác tha viên mãn và cửa giác hạnh viên mãn.
Cửa tự giác viên mãn
Tự bản thân mỗi người cần phát huy sự hiểu biết chân thật về tất cả các pháp một cách rốt ráo. Thông qua tư duy hướng nội con người quên hết tất cả những phức tạp của đời thường, lúc bấy giờ chỉ còn tâm tỉnh lặng là tiếng nói của chơn tâm là chốn bình yên. Khi chưa có tỉnh lặng, tâm dính mắc theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp giữa cuộc đời. Lúc bấy giờ tâm chưa thể vắng lặng được tham lam, sân hận, si mê. Tham lam, sân hận, si mê là ba chất độc của dòng tâm thức, ai còn sống giữa thế gian sẽ bị chi phối bởi ba chất độc đó. Nếu ba chất độc vẫn còn tồn tại thì đừng bao giờ nghĩ tới ta sẽ tìm thấy chốn bình yên.
Tham lam, sân hận, si mê sẽ tan biến, nếu ta quay trở về với chánh niệm và thức tỉnh. Lúc đó trong tâm của chúng ta phát khởi một niềm vui. Niềm vui đó mỗi lúc mỗi nhiều hơn nếu chánh niệm và thức tỉnh càng tăng trưởng. Mỗi người chúng ta đều có vị Phật bên trong tâm thức. Vị Phật đó còn được gọi theo Kinh Pháp Hoa là Phật tri kiến. Vi Phật này giúp ta nhận rõ sự thật của cuộc đời, hiểu được định luật có một nghiệp nhân và và đi kèm là một nghiệp quả. Người đã tạo ra một nghiệp nhân thế nào thì chắc chắn sẽ có nghiệp quả như thế đó. Không có một cái gì là tự nhiên giữa cuộc đời, do vậy, con người muốn tránh một nghiệp quả xấu ác thì đừng bao giờ tạo ra một nghiệp nhân xấu ác.
Nếu muốn có những điều tốt đẹp giữa cuộc đời, thì ta hãy tạo ra một nghiệp nhân tốt đẹp và có muốn có nghiệp nhân tốt đẹp thì hãy đi gieo trồng bố thí, làm những điều tốt, thì ta sẽ có đầy đủ phước báo giàu sang phú quý và đi đâu cũng được mọi người giúp đỡ. đây chính là chốn bình yên của cánh cửa tự giác viên mãn, tìm về chơn tâm huyền diệu của mỗi người.
Cửa giác tha viên mãn
Bên cạnh tự giác của chính mình, cũng cần đem chữ “giác” sự hiểu biết đến với mọi người, thì giữa cuộc đời này đâu còn cảnh trái ý nghịch lòng. Trước hết ta giúp người chung quanh bằng phương diện vật chất, sau đó đến phương diện tinh thần. Trong đó, phuơng diện tinh thần là quan trọng hơn hết. là điều kiện cốt lõi đem đến sự bình an.
Có người lại hỏi, khi tu tập về được cõi trời dục giới, sắc giới hay vô sắc giới có được gọi là chốn bình an không? Đức Phật từng dạy “ba cõi không an như nhà lửa đang cháy”. Nói như vậy cõi trời dục giới, sắc giới hay vô sắc giới không phải là chốn bình an. Trên ba cõi trời đó, cũng còn già - bệnh - chết tiếp tục xảy ra, dù tuổi thọ - phước đức khác nhau, nhưng ba độc tham - sân - si vẫn còn đó trong lòng của mỗi người.
Chúng ta cần đoạn trừ ba ngọn lửa độc bắng cách mượn cho bằng được cây quạt ba tiêu, để thổi tiêu “tham” thành “vô tham”, “sân” thành “vô sân”, “si” thành “vô si”. Nhưng mượn quạt ba tiêu ở đâu, không khéo lấy ba tiêu giả quạt tới đâu “hỏa diệm sơn” ngọ lửa trong lòng càng bốc cháy nóng lên nữa. Cần học được tâm từ bi, tha thứ, bao dung… để có được quạt ba tiêu thiệt. Nói như vậy tham - sân - si ngày nào chưa dập tắc mà nói tới hai chữ bình yên là một điều quá mơ hồ và rất khó để mà thành tựu.
Cho nên đức Phật khuyến khích mọi người hãy học hạnh giác tha viên mãn, “Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật” nhiều người thích cúng Phật, nhưng lại không muốn phục vụ chúng sinh nên khó tìm thấy cửa giác tha viên mãn. Hãy học theo lời dạy của Phật để tìm thấy chốn bình yên.
Cửa giác hạnh viên mãn
Hãy sống nhập tâm tự giác và giác tha xem đó là hạnh tốt đẹp cần làm cho rốt ráo viên mãn. Ngay đó, ta có thể duy trì thức tỉnh kịp thời tắt hẳn ngọn lửa tham lam - sân hận - si mê không còn dấu vết, mở lối cho ta tìm về chốn bình yên.
Ai trong chúng ta cũng muốn tìm về chốn bình yên. Nhưng nhìn lại việc làm, lời nói, và suy nghĩ của chúng ta hình như chưa đúng. Ích kỷ, đố kỵ, bỏn xẻn, tính toán, so đo còn quá nhiều trong ta. Điều đó khiến cho mọi người chung quanh ta điều chán ghét ta bởi vì tính tự cao, tự đại, thí làm sao tìm thấy chốn bình yên.
Nếu chúng ta biết sống cách tốt lành và luôn giúp đỡ mọi người thì chung quanh toàn là những người yêu mến ta, không có người nào là chán ghét ta, Như vậy ta thấy tâm thức mình dần dần trở nên yên tịnh và lắng yên. Sự lắng yên đó khiến cho tâm được thanh tịnh. Từ nơi đó, ba nghiệp thân, khẩu và ý của ta được an tịnh. Như Phật nói “Ba nghiệp thanh tịnh đồng Phật vãng Tây phương” , nghĩa rằng người này sẽ được về chốn bình yên thật sự ở phương Tây (phương của sự vắng lặng tham lam - sân hận - si mê).
Nói tóm lại, chốn bình yên sẽ được mở ra cho đến nào chúng ta viên mãn hoàn toàn được tự giác, giác tha, giác hạnh. Nghĩa rằng chúng ta đi sâu vào dòng tâm thức với trí tuệ sâu sắc và lòng từ bi sâu thẳm ta sẽ tìm thấy tâm tịch tĩnh. Chúng tôi mong mõi những lời dạy của đức Phật năm xưa vẫn còn lan truyền qua 26 thế kỷ cho tới ngày hôm này cũng vẫn mới mẽ như ngày nào để làm kim chỉ nam cho những ai thực hành những lời dạy tìm về chốn cửa Phật bình yên.
TT. TS Thích Nguyên Hạnh
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019