Lòng bao dung
Nói tóm lại, sống với lòng bao dung biết từ bỏ và tha thứ cùng phát khởi tình thương và trí tuệ. Điều đó sẽ luôn luôn giúp ta vượt qua những gánh nặng không đáng có của quá khứ cũng như của tương lai, khiến cho con đường đi lên của ta sẽ trở nên nhẹ hơn.
“Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ.
Miệng cười hỷ xả, xả những việc khó xả ở thế gian”.
Đó là câu nói mô tả về hình ảnh đức Di Lặc. Điều đó cho thấy lòng bao dung của Ngài vô cùng lớn lao, bằng một tình thương vô bờ vô bến, rộng như biển cả lớn như hư không.
Lòng bao dung này cũng có thể tìm thấy trong tình yêu thương của cha của mẹ đối với con cái. Chảng hạn, như câu nói ví von con là “cục vàng” của cha và mẹ. Và cả cuộc đời sanh nhai lam lủ cha mẹ cũng vì muốn con mình vuông tròn hạnh phúc.
Nói như thế, lòng bao dung không chỉ có nghĩa là cho đi không cần đền đáp, mà còn là sự hợp tác với mọi người. Hành động cao cả nhất của lòng bao dung là nhìn vượt khỏi những nhược điểm và lỗi lầm của người khác, giúp họ nhận ra giá trị vốn có của mình.
Làm thế nào để có lòng bao dung? Muốn có lòng bao dung điều kiện tiên quyết ắt có và đủ là cần có trái tim yêu thương và trí tuệ làm chủ bản thân. Trái tim yêu thương mới có thể rộng lượng đối với mọi cá tính khác biệt của chúng sanh, là những “thất tình, lục dục” chi phối, là những sai lầm liên tiếp với cả những thái độ phớt lờ hay chỉ trích điều tốt. Còn trí tuệ làm chủ bản thân biết mình là ai và mọi người đang cần gì, từ đó với mục tiêu phấn đấu miệt mài làm điều tốt, dù bản thân mình sẽ gặp nhiều khó khăn
Những ai trong đời chưa hề cố gắng phấn đấu vươn lên để có trái tim yêu thương và trí tuệ làm chủ bản thân sẽ ít rộng lượng với người khác, ngay cả khi họ tỏ ra bao dung. Nếu, chẳng bao giờ nhìn thẳng vào những thiếu sót của bản thân, họ không thể cư xử tốt đẹp với thiếu sót của người khác bằng sự hiểu biết được. Chính vì thế, hầu hết tất cả mọi người khó có được lòng bao dung.
Khi chúng ta nhường nhịn trước một ý đồ sai trái nào đó, dù sau đó ta có thái độ cư xử đúng đắn, nhưng ta vẫn cảm thấy không được hài lòng. Ta có thể chio rằng người khác vô ơn, không biết suy nghĩ hay thậm chí ích kỷ, nhưng vấn đề thật sự là ta không nhận ra những toan tính ích kỷ của riêng ta. Nếu có lòng bao dung những toan tính ích kỷ của riêng ta dần tan biến. Bên cạnh đó, một tâm trong sáng sẽ sinh khởi, trí tuệ sẽ hiển bày.
Khi trao tặng một cách không toan tính, ta nhận được nhiều hơn thế theo quy luật “gieo trồng ắt có ngày thu hoạch”. Sự yêu thương và tôn trọng phải cũng được cho một cách không tính toán không đòi hỏi. Sự hào hiệp thực sự được đo lường bằng thái độ cư xử tốt với mọi người. Cùng san sẻ với nhau điều tốt là biểu hiện của một bản chất rộng lượng.
Những báu vật của lòng bao dung là lòng thương yêu, sự bình yên hạnh phúc và trí tuệ hiểu biết. Cách duy nhất để các báu vật này tăng lên là đem cho chúng cho tất cả mọi người. Thậm chí dù chỉ có một chút ít những báu vật này, nếu đem cho, thông qua các cư xử đúng đắn, ta cũng sẽ thấy nó sinh sôi đem lại cho ta nhiều niềm vui.
Nếu thiếu lòng bao dung, với những ích kỷ, hẹp hòi, bủn xỉn, ta cố gắng gom góp, tích cóp, nhặt nhạnh được chừng nào hay chừng ấy, kể cả về tình cảm lẫn vật chất. Đôi khi, ta đi đến những thái cực không lành mạnh, và điều cuối cùng của tất cả những nỗ lực và gian khổ ấy là một sự nghèo nàn vô cùng về vật chất lẫn tinh thần, với cảm giác trống vắng trong tâm trí và tình cảm.
Chúng ta hãy hình dung một người đi lên ngọn núi với một chiếc bao khổng lồ chứa đầy quá khứ và tương lai của người đó ta sẽ thấy chiếc bao nặng nhường nào. Chiếc bao ngày càng nặng hơn trên vai khi ta tiếp tục leo lên cao… chiếc bao lại càng nặng thêm. Hãy nghĩ về những gì chứa bên trong chiếc bao, cho đến khi ta quyết định muốn bỏ thứ gì trong bao. Rồi từ thâm tâm, ta nói: "Tôi đã sẵn sàng để rời xa phần quá khứ này của mình!". Ta lấy nó ra khỏi bao, rồi ném bỏ nó rơi xuống chân cầu thang và khuất khỏi tầm mắt. Rồi ta tiếp tục leo lên trong trạng thái vô cùng nhẹ nhõm khi đến đỉnh ngọn núi. Như thế, suy ngẫm, từ bỏ và tha thứ... với lòng bao dung ta sẽ lòng thanh thản dễ dàng đi đến sự thành công.
Việc lưu giữ trong ký ức về một nỗi bất hạnh hay những việc không giải quyết được của quá khứ và suy tưởng về tương lai thường gây ức chế và cản trở lối sống tích cực, hạnh phúc của chúng ta.
Nói tóm lại, sống với lòng bao dung biết từ bỏ và tha thứ cùng phát khởi tình thương và trí tuệ. Điều đó sẽ luôn luôn giúp ta vượt qua những gánh nặng không đáng có của quá khứ cũng như của tương lai, khiến cho con đường đi lên của ta sẽ trở nên nhẹ hơn. Hãy tỉnh thức sống và làm những gì mà ta có thể làm được cho ngày hôm nay. Rồi một ngày kia, chẳng còn gì cần phải từ bỏ và tha thứ nữa, và ta sẽ bay lên với tình thương từ bi và trí tuệ, cảm giác hạnh phúc nhẹ tênh trong tâm hồn!
TT. TS Thích Nguyên Hạnh
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM - 27/06/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019