Hạnh phúc từ 10 ngày tu tại Học viện PGVN TPHCM
Mùa An Cư Kiết hạ năm nay tôi về Học viện PGVN Cơ Sở 2 tại Lê Minh Xuân, TP. HCM do đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật GHPGVN khai mở.
Mặc dù khóa tu chỉ mười ngày ngắn ngủi nhưng đó lại là cơ hội cho tôi được tu học dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng hướng dẫn của đức Hòa thượng Viện trưởng. Trải qua năm tháng, Hòa thượng đã 81 tuổi, nhưng mối quan tâm với việc tu học của người Dạy và Học vẫn không giảm. Đức Hòa thượng Viện trưởng vẫn cùng đại chúng trong các giờ quá đường, thiền hành, thiền tọa. Nhìn thấy hình ảnh hiền hòa của Hòa thượng khiến đại chúng rất phấn khích và cảm động. Phấn khích vì sự hành trì nghiêm mật của vị chơn tu trải qua 60 mùa hạ lạp. Hòa thượng trường dạy chúng tôi người đời và người tu khác nhau về nhân cách và đạo hạnh, nên thường vun bồi hạnh công phu tu tập. Với điều này, dù Phật sự đa đoan là lãnh đạo trên cương vị Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật GHPGVN hay Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN TP.HCM hay Viện Trưởng Học Viện PGVN tại TP. HCM Hòa thượng vẫn hoàn thành mọi lĩnh vực công tác với tinh thần minh mẫn sáng suốt trong tâm thế an nhiên tự tại. Còn cảm động vì sức yếu tuổi cao nhưng Hòa thượng vẫn tràn đầy nhiệt huyết, quan tâm sâu sắc đến đời sống tu học của chư Tăng Ni. Đặc biệt là những Tăng Ni trẻ HVPGVN cần được rèn luyện trong môi trường nội trú, để trở thành người tu sĩ lợi ích cho đạo và đời góp phần đẹp nhân sinh và xã hội.
Bên cạnh đó tôi cũng được tương tác học hỏi từ chư tôn đức Hội Đồng Điều Hành Học viên và chư vị Giảng viên qua các cuộc họp mỗi ngày để đóng góp hoàn thiện từ chương trình đào tạo Cử nhân Phật học đến chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và thời đại. Không phải riêng tôi, mà tất cả chư vị giảng viên cùng về tham dự cũng rất thích với chương trình tu học mười ngày. Chư vị giảng viên được tiếp cận chương trình đạo tạo chung của Học viện, thông qua đó có nhiều cơ hội ngồi lại bàn thảo phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, mà nhiều năm thao thức chưa làm được. Học viện cũng mở ra khóa Bồi dưỡng Phương pháp sư phạm ngắn hạn, nâng cao thao tác giảng dạy của chư vị giảng viên đứng trên bục giảng, giúp cho Tăng Ni tiếp cận với lượng kiến thức mà không bị “bội thực” và “nhàm chán”.
Theo thời khóa tu học hằng ngày, tôi và 750 Tăng Ni sinh Học viện cùng cộng trú. Nhìn thấy sự hồn nhiên cười đùa vô tư sau những thời khóa tu học, tôi cũng vui lây. Tôi như chợt nhớ lại hình ảnh của mình thời Tăng trẻ. Tôi cũng từng là sinh viên khóa III (1993-1997) của Trường, không có phước duyên sống trong môi trường nội trú, nhưng được sự động viên của cố Hòa thượng Thích Đạt Đạo (nguyên Phó Viện Trưởng Học viện PGVN), tôi sang Ấn Độ theo bước chân nhà du hành Trần Huyền Trang người Trung Quốc, học hỏi từ bậc thầy của chúng tôi, cố Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu nghiên tầm kinh điển từ chiếc nôi Phật giáo Ấn Độ. Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Đại học Đề Li (tại thủ đô Ấn Độ), tôi trở về tham gia vào Ban Giảng Huấn khóa VI tiếp tục sự nghiệp giáo dục của bậc tiền nhân, bậc thầy đi trước đã dạy dỗ tôi.
Lần này nơi Học viện cơ sở 2 Lê Minh Xuân, đối với các Tăng ni sinh trong Khóa An Cư Kiết Hạ PL 2563, tôi đến không phải là những bài giảng trên lớp thông qua ngôn ngữ lời nói của “khẩu giáo”, mà đến với hình ảnh người thầy của “thân giáo”. Đó là mối quan tâm mà tôi học hỏi được từ đức Hòa thượng Viện trưởng cố gắng khuyến khích động viên và truyền lửa “Tâm tu” vào lòng người tu sĩ trẻ thông qua những oai nghi tế hạnh sự thể hiện trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, giao tiếp hay cư xử. Ngược lại, tôi cũng học được các vị học trò của tôi với tánh trẻ trung, hay cười, lại ham tu.
Khóa An Cư Kiết Hạ mười ngày tại Nội viện Học viện PGVN tại TP. HCM trôi nhanh, thời gian gần gũi các bậc thiện tri thức gần hết, tôi thấy thời gian sau mau quá để tôi có thể thân cận học hỏi từ Hòa thượng, từ chư tôn đức Hội đồng Điều hành. Cộng trú cùng hội chúng hơn 800 chư hành giả An Cư là một điều diễm phúc. Tôi thấy cùng mình cần trách nhiệm nhiều hơn đối với bản thân theo lý tưởng người con Phật. Sống trong môi trường An Cư, tôi mới cảm nhận sâu sắc lời Phật dạy trong kinh Phước Đức (Maha Mangala sutra) khi được “Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh, là phước đức lớn nhất”. Tôi cố gắng thường “thúc liễm thân tâm trao dồi giới đức, tấn tu tam vô lậu học” thực hiện như lời của đức Hòa thượng Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ đã dạy, “Người tu Phật nên luôn tỉnh giác quán niệm rằng tăng trưởng phước đức chính mình, thường tư duy thiện nghiệp, giảm trừ ác nghiệp.” Lòng vui mười ngày đã trôi qua, nhưng niềm vui hạnh phúc như còn mãi…
Hạnh phúc thay! Đức Phật giáng sinh
Hạnh phúc thay! Giáo pháp cao minh
Hạnh phúc thay! Tăng già hòa hợp
Hạnh phúc thay! Tứ chúng đồng tu
( Kinh Pháp Cú, Phẩm Phật Đà 194)
- Tán thán công hạnh đức đệ Tứ Pháp chủ - 12/12/2022
- Sĩ khí yêu nước từ Giáo hội Lục Hòa đến Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam - 26/06/2021
- Hòa thượng Khánh Hòa: Sự tiếp biến hội lục hòa - 25/06/2021
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Xướng - 25/06/2021
- Trí Tuệ nhân tạo và vấn đề hoằng pháp Phật giáo thời hiện đại - 06/06/2020
- Vai trò và Trách nhiệm của người xuất gia hiện nay - 15/05/2020
- Những lợi ích của tri túc - 10/05/2020
- Năm phương tiện niệm Phật tam muội - 07/05/2020
- Đức Phật và cuộc chuyển hóa tâm thức - 07/05/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 07/05/2020
- Covid có phải là nguy hiểm nhất hay không? - 07/05/2020
- Lỗi lầm sân hận - 07/05/2020
- Mỗi ngày của chú điệu - 07/05/2020
- Làm chủ khổ đau - 27/04/2020
- Cửa Phật bình yên - 26/04/2020
- Buông bỏ cố chấp - 26/04/2020
- Lòng bao dung - 26/04/2020
- Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trong bối cảnh hiện nay - 25/04/2020
- Nết sống tốt đẹp - 25/04/2020
- Con đường chứng ngộ chân lý - 25/04/2020
- Tu Tập cho Tâm hết khổ - 25/04/2020
- Lý do tôi xuất gia - 25/04/2020
- Lời phát biểu cảm nghĩ Vu Lan - 13/08/2019
- Con Nợ Mẹ Một Lời Xin Lỗi - 13/08/2019
- Tác bạch Cảm Niệm Vu Lan - 06/08/2019
- Đóng góp của Phật giáo cho vấn đề toàn cầu hóa - 05/08/2019
- Lời Cảm Niệm Báo Ân - 02/08/2019
- Cảm nghĩ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - 29/07/2019
- Cảm nghĩ về ngày Vu Lan -Báo Hiếu - 29/07/2019
- Vẽ Bồ-tát từ lòng kính ngưỡng sâu xa - 22/07/2019
- Hạt Sen Khô - 19/07/2019
- Nguyện làm Bồ-tát - 19/07/2019
- Sanh Làm Người - 17/07/2019
- Bốn Chất Liệu Chánh Niệm - 17/07/2019
- Đồng tu Phạm hạnh - 16/07/2019
- Nhân Cách Người Tu Sĩ - 27/06/2019
- Giáo Lý Đạo Phật Dành Cho Tuổi Trẻ - 27/06/2019
- Ý Nghĩa Vu Lan - 27/06/2019
- Phật giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu Phật giáo Đông Nam Á - 21/06/2019
- Nguyện Làm Hộ Pháp Tướng Quân: Tâm Minh - Lê Đình Thám - 21/06/2019
- Người có Công Lớn Cho Đời Và Đạo: Chánh Trí - Mai Thọ Truyền - 21/06/2019
- Nhân Duyên Kỳ Ngộ - 15/06/2019
- Hoài bảo người Thầy - 19/03/2019
- Phát triển Phật giáo của chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến - 19/03/2019
- Trần Nhân Tông: Nhà vua đi tu - 19/03/2019
- Đạo Đức và Trí Tuệ Giải pháp cho xã hội bền vững - 19/03/2019
- Logic học Phật giáo và vấn đề Hoằng pháp trong thời đại mới - 19/03/2019
- Tấm gương đức độ - 14/03/2019