620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản

Cập nhật: 24/11/2019

Ban Hướng dẫn Phật tử và Ban Hoằng Pháp Tp.HCM

620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản

Top

PHẬT HỌC KHÓA 1

  1. Chữ đạo trong Phật giáo nghĩa là gì?
  1. Là tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão.
  2. Là bổn phận, là con đường.
  3. Là bản thể, là lý tánh tuyệt đối. 
  4. Đáp án b, c đều đúng.                                                                                                                                                                                                                      
  1. Chữ “Phật” nghĩa là gì?
  1. Bậc hoàn toàn giác ngộ.
  2. Người giác ngộ chân chánh.
  3. Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
  4. Bậc cao hơn thượng đế.

 

  1. Ai khai sáng ra đạo Phật?
  1. Phật Dược Sư.  
  2. Phật Di Lặc.
  3. Phật A Di Đà.
  4. Phật Thích Ca Mâu Ni.

 

  1. Theo lịch sử, đạo Phật có từ khi nào?
  1. Từ lúc Phật Đản sanh.
  2. Từ lúc Phật Thành đạo.
  3. Từ lúc Phật Xuất gia.
  4. Trước khi Phật ra đời.

 

  1. Giáo lý đạo Phật gồm những gì?
  1. Kinh Nam truyền, Luật Bắc truyền và Luận tạng tổng hợp.
  2. Kinh, Luật, Luận của Nam truyền thời phát triển.
  3. Kinh, Luật, Luận của Bắc truyền thời nguyên thuỷ.
  4. Gồm ba tạng: Kinh, Luật và Luận.

 

  1. “Tự giác viên mãn” nghĩa là gì?
  1. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ.
  2. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập.
  3. Giác ngộ hoàn toàn do tích lũy lòng từ đối với chúng sinh.
  4. Giác ngộ do phước huệ đời trước.

 

  1. “Giác tha viên mãn” nghĩa là gì?
  1. Chỉ cách giác ngộ cho người khác
  2. Sau khi tự mình giác ngộ, hướng dẫn và chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ hoàn toàn.
  3. Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ.
  4. Đáp án a và b.

 

  1. Như thế nào là “Giác hạnh viên mãn”?
  1. Những bậc Bồ tát, vừa giác ngộ cho mình và chỉ cho người giác ngộ rốt ráo.
  2. Giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người.
  3. Tự mình giác ngộ và dạy người giác ngộ như mình.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Trước khi Bồ tát nhập thai, hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy gì?
    1. Bốn vị Thiên Vương khiêng kiệu hoàng hậu đến dãy Hi Mã Lạp sơn.
    2. Chư thiên rải hoa khắp cả đất trời.
    3. Vị Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà từ hư không vào hông phải của hoàng hậu.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Các nhà tiên tri đoán điềm mộng “voi trắng sáu ngà” của hoàng hậu Ma-Da như thế nào?
  1. Hoàng hậu sẽ từ trần sau 7 ngày hạ sinh Thái tử.
  2. Thành Ca-Tỳ-La-Vệ sẽ mất và rơi vào tay của vua Tỳ Lưu Ly.
  3. Hoàng hậu sẽ sinh quý tử tài đức song toàn.
  4. Đáp án a và b.

 

  1. Sự ra đời của đức Phật được gọi là gì?
  1. Đản sanh, thị hiện, giáng thế
  2. Đản sanh, khánh đản, giáng trần
  3. Đản sanh, sinh nhật, giáng sinh
  4. Đản sanh, giáng sinh, thị hiện.

 

  1. Theo Phật học Phổ thông, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia ngày nào?
  1. Mùng 8/4 âm lịch.
  2. Mùng 8/2 âm lịch.
  3. Mùng 8/12 âm lịch.
  4. Mùng 15/4 âm lịch.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh ở đâu?
  1. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Xá Vệ.
  2. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Vương Xá.
  3. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ.
  4. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ba La Nại

 

  1. Vì sao đức Phật thị hiện đản sanh tại thế giới Ta bà?
  1. Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời.
  2. Vì muốn độ tất cả chúng sinh.
  3. Vì muốn đem hạnh phúc cho chư thiên và loài người.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật thành đạo ngày nào?
  1. Ngày 8/2 âm lịch.
  2. Ngày 15/4 âm lịch.
  3. Ngày 15/12 âm lịch.
  4. Ngày 8/12 âm lịch.

 

  1. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật nhập Niết bàn ngày nào?
  1. Ngày 8/2 âm lịch.
  2. Ngày 15/2 âm lịch.
  3. Ngày 15/4 âm lịch.
  4. Ngày 15/10 âm lịch.

 

  1. Theo phương diện bản thể, đạo Phật có từ lúc nào?
  1. Đạo Phật có từ vô thỉ.
  2. Khi có chúng sinh là có đạo Phật.
  3. Đáp án a và b.
  4. Khi đức Phật đản sinh.

 

  1. Theo Liên Hợp Quốc, Phật đản sinh năm nào được chọn phổ biến nhất?
  1. Năm 563 trước Tây lịch.
  2. Năm 566 trước Tây lịch.
  3. Năm 623 trước Tây lịch.
  4. Năm 624 trước Tây lịch.

 

  1. Mẫu hậu, người hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa là vị nào?
  1. Hoàng hậu Vi Đề Hy.
  2. Hoàng hậu Mạc Lợi.
  3. Hoàng hậu Ma Da.
  4. Hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

 

  1. Ai là người xem tướng cho Thái tử Tất Đạt Đa?
  1. Tiên nhân A La Lam.
  2. Tiên nhân Tu Đạt Đa.
  3. Tiên nhân A Tư Đà.
  4. Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa xuất thân từ giai cấp nào?
  1. Bà la môn.                                 
  2. Thủ đà la.           
  3. Sát đế lợi.                      
  4. Phệ xá.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa gặp cảnh người già ở cửa thành nào?
  1. Cửa thành Đông.
  2. Cửa thành Nam.
  3. Cửa thành Tây.
  4. Cửa thành Bắc.

 

  1. Thái tử Tất Đạt Đa thấy người bệnh đau đớn ở cửa thành nào?
  1. Cửa thành Đông.
  2. Cửa thành Nam.
  3. Cửa thành Tây.
  4. Cửa thành Bắc.

 

  1. Thái tử Tất-đạt-đa gặp ai ở cửa Bắc của thành Ca Tỳ La Vệ?
  1. Một người thợ săn.
  2. Một cái thây chết.
  3. Một vị tu sĩ tướng mạo trang nghiêm.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Tài năng và đức hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa ra sao?
  1. Văn võ song toàn.
  2. Tài đức, thương người mến vật.
  3. Thông minh, khiêm hạ, lễ độ.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Da sinh về cõi nào?
  1. Cõi trời Hóa Lạc Thiên.
  2. Cõi trời Đao Lợi.
  3. Cõi trời Phạm thiên.
  4. Cõi trời Đâu Xuất.

 

  1. Nhân lễ hạ điền, theo vua cha ra đồng cày cấy, Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy gì?
  1. Cảnh vui sướng của người nông dân.
  2. Cảnh tương sát lẫn nhau của côn trùng, cầm thú.
  3. Cảnh hoa lá tốt tươi, chim muôn ca hót.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
  1. Bậc Năng nhơn Tịch mặc.
  2. Nhà hiền triết của đức Thích Ca.
  3. Bậc thông thái.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho xuất gia, Thái tử Tất Đạt Đa đã yêu cầu vua cha những gì?
  1. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh.
  2. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh, sống hoài không chết.
  3. Cho con không già, không bệnh, không chết và tất cả chúng sanh hết khổ.
  4. Cho con không già, không bệnh, không chết, được xuất gia, và tất cả chúng sanh hết khổ.

 

  1. Trước khi quyết định xuất gia, Thái tử Tất Đạt Đa gặp ai ở cửa Tây của thành Ca Tỳ La Vệ?
  1. Ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng.
  2. Người bệnh khóc than rên siết, đau đớn.
  3. Thây chết nằm giữa đường, ruồi, kiến bu bám.
  4. Vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tỉnh an nhiên.

 

  1. Nguyên nhân nào Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, tầm chân lý?
  1. Thấy cuộc đời vô thường.
  2. Thấy rõ các khổ của già, bệnh, chết.
  3. Vì muốn giải thoát khổ đau cho chúng sanh.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Phật lịch được tính từ lúc nào?
  1. Từ năm Phật nhập Niết bàn.
  2. Từ năm Phật Đản sanh.
  3. Từ năm Phật Thành đạo.
  4. Từ năm Phật Chuyển pháp luân.

 

  1. Sau 49 ngày đêm thiền định, đức Phật đã Thành đạo ở đâu?
  1. Dưới cây Vô Ưu.
  2. Dưới cội Bồ Đề.
  3. Dưới cây Ta La.
  4. Dưới cây Asoka.

 

  1. Đức Phật đã chứng Tam minh, gồm những gì?
  1. Túc mệnh thông, thiên nhãn minh, lậu tận diệt.
  2. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh.
  3. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận thông.
  4. Túc mệnh thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông.

 

  1. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hùng, Đại lực do Ngài có năng lực gì?
  1. Võ nghệ cao cường và sức mạnh phi thường.
  2. Có tài cưỡi ngựa bắn cung, múa kiếm hơn người.
  3. Thắng được nội ma, ngoại chướng.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại từ, Đại bi do Ngài có đức tính gì?
  1. Có tình thương không phân biệt sang hèn.
  2. Có lòng cứu nhân độ thế.
  3. Có lòng bi mẫn, cứu khổ và ban vui cho tất cả chúng sanh.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hỷ Đại xả do Ngài có công hạnh gì?
  1. Hoan hỷ từ bỏ ngôi báu với cung vàng điện ngọc.
  2. Hoan hỷ từ bỏ vợ đẹp, con ngoan và các thứ dục lạc ở đời.
  3. Hoan hỷ do sống trong thiền định, không vướng mắc trần cảnh, làm chủ ba nghiệp.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như ở nơi nào?
  1. Vườn Lâm Tỳ Ni.
  2. Vườn Lộc Uyển.
  3. Vườn Trúc Lâm.
  4. Vườn Xoài.

 

  1. Theo Phật học Phổ thông, đức Phật chuyển pháp luân với bài pháp đầu tiên là gì?
  1. Tứ Diệu Đế.
  2. Tứ Chánh Cần.
  3. Tứ Vô Lượng Tâm.
  4. Tứ Như Ý Túc.

 

  1. Vị đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Trí huệ đệ nhất”?
  1. Tôn giả Ca Diếp.
  2. Tôn giả Xá Lợi Phất.
  3. Tôn giả Mục Kiền Liên.
  4. Tôn giả Phú Lâu Na.

 

  1. Vị thị giả nào theo hầu đức Phật được tôn xưng là “Đa văn đệ nhất”?
  1. Tôn giả Phú Lâu Na.
  2. Tôn giả Kiều Trần Như.
  3. Tôn giả A Nan.
  4. Tôn giả Nan đà.

 

  1. Ngôi Tinh xá đầu tiên cúng dường cho đức Phật và Tăng đoàn được đặt tên là gì?
  1. Kỳ Viên Tinh Xá.
  2. Trúc Lâm Tinh Xá.
  3. Trùng Các Giảng Đường.
  4. Đông Các Giảng Đường.

 

  1. Thí chủ nào đã trải vàng mua đất xây cất Tinh xá cúng dường đức Phật và Tăng đoàn?
  1. Thái tử Kỳ Đà.
  2. Ông Thuần Đà.
  3. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
  4. Nữ thí chủ Tỳ Xá Khư.

 

  1. Tỳ kheo ni đầu tiên chứng quả A la hán là vị nào?
  1. Bà Da Du Đà La.
  2. Bà Khế Ma.
  3. Bà Mạt Lợi.
  4. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

 

  1. Ai là người cúng dường đức Phật bữa cơm cuối cùng?
  1. Ông Thuần Đà.
  2. Ông Cấp Cô Độc.
  3. Ông Tu Đạt Đa.
  4. Vua Ba Tư Nặc.

 

  1. Theo Phật học Phổ thông, đức Phật nhập Niết bàn ở đâu?
  1. Dưới cây Vô ưu.
  2. Rừng cây Tất bát la.
  3. Dưới cội Bồ Đề.
  4. Rừng Sa La.

 

  1. Những lời dạy sau cùng của đức Phật được ghi trong quyển kinh nào?
  1. Kinh Di Giáo.
  2. Kinh Lăng Nghiêm.
  3. Kinh Hoa Nghiêm.
  4. Kinh Pháp Hoa.

 

  1. Nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa thả bát vàng trôi ngược dòng sông ở đâu?
  1. Sông Hằng.
  2. Sông Kshipra.
  3. Sông Ni Liên Thiền.
  4. Sông Kaveri.

 

  1. Đệ tử nào của đức Phật được biết, khi còn tại gia, sống bên cạnh mỹ nhân lòng không động tà niệm?
  1. Tôn giả Đại Ca Chiên Diên.
  2. Tôn giả Đại Mục Kiền Liên.
  3. Tôn giả Xá Lợi Phất .
  4. Tôn giả Đại Ca Diếp.

 

  1. Sau khi thành đạo, đức Phật làm gì để lợi ích chúng sanh?
  1. Thuyết pháp độ hoàng tộc.
  2. Chuyển bánh xe pháp, phá mê khai ngộ, cứu khổ chúng sanh.
  3. Tiếp tục thiền định đến ngày nhập diệt.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Vì sao đức Phật quyết định chuyển bánh xe pháp?
  1. Vì chúng sanh đều có Phật tánh.
  2. Vì bản tính thanh tịnh của chúng sanh như hoa sen.
  3. Vì chúng sanh cõi Ta-bà có thể chứng đạo như Ngài.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Năm thời thuyết pháp, đức Phật nói những kinh gì?
  1. Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn.
  2. Lăng Nghiêm A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa.
  3. Lăng Nghiêm, Di Giáo, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa.
  4. Hoa Nghiêm, Di Giáo, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa.

 

  1. Đức Phật hàng phục một vị Bà la môn thờ thần lửa cùng với 500 đệ tử quy y Phật, đó là ai?
  1. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.
  2. Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp.
  3. Tôn giả Già Da Ca Diếp.
  4. Tôn giả Na Đề Ca Diếp.

 

  1. Khi Tôn giả A Nan gặp nạn Ma Đăng Già, đức Phật thuyết kinh gì?
  1. Kinh Lăng Già.
  2. Kinh Pháp Hoa.
  3. Kinh Hoa Nghiêm.
  4. Kinh Lăng Nghiêm.

 

  1. Vì sao mọi người muốn quy y Tam bảo?
  1. Vì để được người khen ngợi.
  2. Vì muốn quay về nương tựa.
  3. Vì  muốn trở thành Phật tử.
  4. Đáp án a và c.

 

  1. “Tam bảo” gồm những gì?
  1. Giới, định, tuệ.
  2. Vô thường, vô ngã, Niết bàn.
  3. Phật, Pháp, Tăng.
  4. Văn, tư, tu.

 

  1. Đồng thể “Phật bảo” là gì?
  1. Tất cả chúng sanh đều cùng một thể tánh.
  2. Tất cả chúng sanh và chư Phật đồng một tánh sáng suốt.
  3. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đồng thể “Pháp bảo” là gì?
  1. Chư Phật cùng chúng sanh đồng một pháp tánh Từ bi, bình đẳng.
  2. Tất cả chúng sanh đồng pháp tánh Từ bi
  3. Tất cả chúng sanh đồng pháp tánh bình đẳng.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đồng thể “Tăng bảo” là gì?
  1. Tất cả chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp.
  2. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp.
  3. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh, sự lý hòa hợp.
  4. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh.

 

  1. Theo Phật học Phổ thông, Phật tử tại gia quy y và thọ trì bao nhiêu giới?
  1. 5 giới.                                   
  2. 8 giới.           
  3. 10 giới.                        
  4. 48 giới.

 

  1. Vì sao Phật giáo cấm sát sinh?
  1. Tôn trọng Phật tánh bình đẳng.
  2. Nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nhân quả oán thù.
  3. Tôn trọng mạng sống.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Sau khi Thành đạo, đức Phật hóa độ những vị nào đầu tiên?
  1. Phụ hoàng Tịnh Phạn.
  2. Nhóm anh em Da Xá.
  3. Nhóm anh em Kiều Trần Như.
  4. Vua Tần Bà Sa La.

 

  1.  Tam bảo lần đầu tiên xuất hiện tại địa điểm nào?
    1. Vườn Lâm Tỳ Ni.
    2. Vườn Nai.
    3. Vườn Cấp Cô Độc.
    4. Vườn Trúc Lâm.

 

  1. Tâm ham muốn quá độ tạo thành nghiệp nào?
    1. Nghiệp hữu lậu.
    2. Nghiệp ác.
    3. Nghiệp thiện.
    4. Đáp án a và b.

 

  1. Những dục nào sau đây thuộc nhóm “thô dục”?
    1. Sắc, thinh, hương, vị, xúc.
    2. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
    3. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
    4. Đáp án a và b.

 

  1. Sự hóa độ của đức Phật như thế nào?
  1. Thứ lớp căn cơ.
  2. Tùy phương tiện.
  3. Tinh thần bình đẳng.
  4. Đáp án a, b và c.
 
67. Nhơn thừa lấy gì làm căn bản?
  1. Hiếu thuận với cha mẹ.
  2. Ngũ giới.
  3. Tam quy.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Mật hạnh đệ nhất”?
  1. Tôn giả A Nan.
  2. Tôn giả Ca Diếp.
  3. Tôn giả Ưu Ba Ly.
  4. Tôn giả La Hầu La.

 

  1. Thân đức Phật có bao nhiêu tướng tốt?
  1. 18 tướng tốt.                                 
  2. 36 tướng tốt.                     
  3. 32 tướng tốt.  
  4. 80 tướng tốt.

 

  1. Mười danh hiệu của Phật là gì?
    1. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Đức Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
    2. Bất Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
    3. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
    4. Như Lai, Cúng Dường, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.

 

  1. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, đức Phật xuất gia vào năm bao nhiêu tuổi?
  1. 20 tuổi.                                   
  2. 29 tuổi                         
  3. 35 tuổi.                            
  4. 19 tuổi.

 

  1. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, khi Thành đạo đức Phật bao nhiêu tuổi?
  1. 35 tuổi.                                     
  2. 30 tuổi.                 
  3. 29 tuổi.                 
  4. 36 tuổi.

 

  1. Vua Tịnh Phạn dùng cách nào để ràng buộc Thái tử bỏ chí xuất gia?
  1. Xây dựng 3 cung điện nguy nga tráng lệ, có nhiều kẻ hầu người hạ.
  2. Ép hôn, để thái tử mê đắm dục lạc.
  3. Hứa truyền ngôi vua sớm cho Thái tử.
  4. Đáp áp a, b và c.

 

  1. Sau khi Thành đạo, đức Phật an trú Bồ Đề Đạo Tràng thêm bao lâu?
  1. 21 ngày.                               
  2. 49 ngày.           
  3. 35 ngày.                    
  4. 50 ngày.

 

  1. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như bài pháp thứ hai tên gì?
  1. Chuyển Pháp luân.
  2. Vô Ngã tướng.
  3. Tứ Diệu Đế.
  4. Tam Vô Lậu học.

 

  1. Hai tôn giả nào hướng dẫn 250 vị ngoại đạo về làm đệ tử Phật”?
  1. Tôn giả Ca Diếp và Xá Lợi Phất.
  2. Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.
  3. Tôn giả Ca Diếp và Mục Kiền Liên.
  4. Tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan.

 

  1. Đại đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Thuyết pháp đệ nhất”?
  1. Tôn giả Phú Lâu Na.
  2. Tôn giả Kiều Trần Như.
  3. Tôn giả A Nan.
  4. Tôn giả Nan đà.

 

  1. Vị vua nào cúng dường vườn Ngự Uyển cho đức Phật và Tăng đoàn làm nơi trú ngụ?
  1. Vua Thiện Giác.
  2. Vua Tịnh Phạn.
  3. Vua A Xà Thế.
  4. Vua Tần Bà Sa La.

 

  1. Ai cúng dường cây cho đức Phật và Tăng đoàn ở Tinh xá Kỳ Viên?
  1. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
  2. Vua Ba Tư Nặc.
  3. Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư.
  4. Thái tử Kỳ Đà.

 

  1. Xá lợi do đâu mà có?
  1. Do hỏa táng sau viên tịch.
  2. Do chứng thánh quả.
  3. Do thành tựu giới, định, tuệ.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai triệu tập hội nghị kiết tập kinh điển lần thứ I?
  1. Tôn giả A Nan.
  2. Tôn giả Đại Ca Diếp.
  3. Tôn giả Ca Chiên Diên.
  4. Tập thể giáo đoàn lãnh đạo.

 

  1. Kinh Pháp Hoa chép: "Vì một nhân duyên lớn, Phật xuất hiện ra đời", vậy nhân duyên lớn ấy là gì?
  1. Dạy cho chúng sanh trì trai giữ giớiTôn giả Mục Kiền Liên.
  2. Khiến chúng sanh biết nhân quả nghiệp báo mà tu hành.
  3. Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.
  4. Dạy tu tập thiền định.

 

  1. Khi hành giả học Phật cần phải thực tập như thế nào?
  1. Nên ứng dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống hằng ngày.
  2. Học để tăng thêm sự hiểu biết.
  3. Học rồi để đó, có dịp thì đem áp dụng.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Ba danh từ “Đản sanh, Thị hiện, Giáng sanh” chỉ cho điều gì?
  1. Chỉ cho sự tái sinh của một nhà hiền triết.
  2. Chỉ sự ra đời của bậc giác ngộ.
  3. Chỉ sự ra đời của tu sĩ.
  4. Chỉ sự hành đạo của đức Phật.

 

  1. Đầu thai và Đản sinh khác nhau thế nào?
  1. Hai danh từ tương tự như nhau.
  2. Đầu thai là tái sinh do nghiệp thiện ác chiêu cảm. Đản sinh là sinh ra do nguyện lực, vì muốn hóa độ chúng sanh.
  3. Đầu thai là danh từ dùng cho người phàm, Đản sinh là danh từ dùng cho bậc thánh.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Đức Phật hàng phục người em thứ ba của Bà la môn thờ thần lửa, cùng với 200 đệ tử quy y Phật, đó là ai?
  1. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.
  2. Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp.
  3. Tôn giả Già Da Ca Diếp.
  4. Tôn giả Na Đề Ca Diếp.

 

  1. Mùa hạ đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, đức {Phật độ được bao nhiêu Thánh đệ tử?                               
  1. 80 đệ tử.                               
  2. 60 đệ tử.
  3. 55 đệ tử.                               
  4. 1250 đệ tử

 

88. Đức Phật hàng phục người em thứ hai của Bà la môn thờ thần lửa rất có uy tín, cùng 300 đồ đệ quy y Phật. Đó là vị nào?  

  1. Tôn giả Mục Kiền Liên.
  2. Tôn giả Ưu Lâu tần Loa Ca Diếp.
  3. Tôn giả Già Da Ca Diếp.
  4. Tôn giả Na Đề Ca Diếp.

 

  1. Theo Phật học Phổ thông, khi vua Tịnh Phạn sắp băng hà, đức Phật đã thuyết bài pháp gì cho đức vua?
  1. Vô thường, khổ, không, vô ngã.
  2. Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh.
  3. Khổ, vô thường, vô ngã.
  4. Đáp án a và c.

 

  1. Ai là người hại Phật, đã sám hối và hướng thiện?
  1. Đề Bà Đạt Đa.
  2. Vô Não.
  3. Vua A Xà Thế.
  4. Đáp án b và c.

 

  1. Quy y Tam bảo có nghĩa là gì?
  1. Trở về nương tựa với ba ngôi báu tự tâm.
  2. Đến chùa đăng ký quy y Tam bảo.
  3. Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu ở thế gian.
  4. Trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng.

 

  1. Lợi ích của việc Quy y Tam bảo là gì?
  1. Sống tốt hơn, mạnh khỏe và bình an.
  2. Khỏi đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
  3. Kiếp sau được làm người hay sanh lên cõi trời.
  4. Đáp án a và b.

 

  1. Sau khi được thọ Tam quy, Phật tử nên làm gì?
  1. Niệm Phật tinh tấn, thực hành lời Phật dạy.
  2. Thực tập đạo đức, hành trì tâm linh.
  3. Thường bái sám, tụng kinh để mở mang trí tuệ.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Người thọ trì ngũ giới được lợi ích gì?
  1. Đem lại an vui, hạnh phúc cho gia đình.
  2. Đem lại thanh bình thịnh vượng cho quốc gia.
  3. Ngăn ngừa chúng ta làm điều sai trái.
  4. Lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội.

 

  1. Trước khi nhập Niết bàn, đức Phật di huấn gì cho các đệ tử?
  1. Phải tôn sư trọng đạo, nghe theo lời thầy chỉ dạy.
  2. Phải tôn kính Phật, Pháp, Tăng như Phật còn tại thế.
  3. Phải tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm thầy.
  4. Không có câu nào đúng trọn vẹn.

 

  1. Vì sao Phật tử phải giữ giới không sát sanh?
  1.  thương yêu mạng sống muôn loài.
  2.  chúng ta và chúng sanh đều là quyến thuộc.
  3.  mọi sinh vật đều tham sống sợ chết
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc giữ giới không sát sinh là gì?
  1. Tăng trưởng lòng từ bi, tôn trọng quyền bình đẳng sự sống.
  2. Tránh được nhân quả báo ứng, oán thù.
  3. Không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Thế nào gọi là trộm cắp?
    1. Tài vật của người không cho mà cưỡng ép, lừa gạt và chiếm đoạt.
    2. Từ vật quý giá đến cây kim, ngọn cỏ người ta không cho mà lấy.
    3. Trốn thuế, tham nhũng, biến của công thành của riêng.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Hình thức tích cực giữ giới không sát sinh là gì?
  1. Ăn chay.
  2. Phóng sinh.
  3. Giữ gìn môi sinh.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc giữ giới không trộm cắp là gì?
    1. Được phước báu giàu sang sung sướng.
    2. Không bị mất tài sản của mình.
    3. Không bị luật pháp truy tố, trừng phạt và các hậu quả xấu khác.
    4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc giữ giới không tà dâm là gì?
  1. Bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình và của người.
  2. Tránh được các hình thức thù oán và quả báo xấu.
  3. Tránh được những chứng bệnh lây nhiễm.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của việc giữ giới không nói dối là gì?
  1. Tăng uy tín, tránh được các hậu quả xấu ác.
  2. Miệng thường thơm sạch.
  3. Không bị dư luận đàm tiếu, xã hội cô lập.
  4. Đáp án a, b và c.

 

  1. Lợi ích của giữ giới không uống rượu là gì?
  1. Bảo toàn hạt giống trí huệ, ngăn ngừa tội lỗi.
  2. Không bị quở trách, chê cười.
  3.  sức khoẻ, tư cách và sống có trách nhiệm.
  4. Đáp án a, b và c.