Đức Phật - Mùa Phật Đản
“Thật vi diệu thay, tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.”
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc
Ba ngàn thế giới đón Như Lai
Phật Đản 2564 lại trở về với người con Phật. Toàn thể nhân loại chấp tay cảm niệm ân đức của Bậc Thiện Thệ, người đem dòng pháp vào giữa thế gian, thắp lên ngọn đuốc sáng giữa đêm dày tăm tối, cho những ai có trí ra khỏi mây mờ vô minh che khuất. Trong nhiều bài kinh Trung bộ, bậc thức giả đã tán thán đức Thế Tôn: “Thật vi diệu thay, tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.”
1. Đức Phật vì lòng thương tưởng, vì lợi ích hạnh phúc cho đa số
Nhìn thấy chúng sinh ba cõi đang chìm đắm, lặn ngụp giữa biển sanh tử, đức Thế Tôn xuất hiện giữa nhân gian từ cõi trời Đâu Xuất Đà Thiên, chỉ vì một đại hạnh lớn mà trong kinh đề cập đó là: "Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, Bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người."
Kinh Tăng Chi I, phẩm Một người, do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nan ấn hành vào 1980, có ghi "Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời. Của người nào? Của Như lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời."
Sự xuất hiện của đức Như Lai trên thế gian này là điều hy hữu rất khó gặp, như hoa Linh thoại ba nghìn năm mới trổ một lần. Sự xuất hiện của đức Như Lai mang theo tầm ảnh hưởng rất lớn với những ai thấy và nghe. Thế gian thường dạy “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đức Thế Tôn là ngọn đèn sáng đó, ai gần ngài cũng được an lạc và hạnh phúc, như hình ảnh con chim đậu gần núi vàng cũng được hưởng mầu vàng óng ánh.
Đức Thế Tôn tuyên thuyết giáo pháp chân thật khó tìm ở đời. Vì phần nhiều là con người do vô minh nghiệp lực che lấp, nên không phải ai cũng có thể nói và cảm nhận đúng đắn về các sự thật của chân lý như duyên khởi, vô thường, vô ngã. Trong khi tiếng nói của tham vọng, cuồng tín và si mê lại có sức cuốn hút mạnh mẽ, chinh phục được nhiều người, thậm chí đôi khi họ còn xem cách hành xử đầy nhân bản và tuệ giác như từ bi hỷ xả là yếm thế, tiêu cực... nên con người càng khó gặp bậc chân nhân, bậc chánh đẳng giác.
2. Đức Phật dạy phương pháp tu tập mang lại an lạc ngay trong hiện tại
Kinh Pháp Hoa từng nói, vì đại sự nhân duyên “Khai, Thị Ngộ Nhập”, đức Như Lai xuất hiện ở đời. Thật sự như vậy, suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, Thế Tôn giáo hóa vô số chúng sanh thấm nhuần giáo lý, thể nhập sự an lạc, thanh tịnh ngay trong đời sống hiện tại. Giáo lý ứng dụng cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi trình độ, mọi xã hội, giáo lý của mọi thời đại.
Một hôm vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) từ Nangaraka đến thị trấn Medalumpa của dân chúng Sakka để yết kiến Thế Tôn. Khi gặp Thế Tôn nhà vua cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, miệng hôn xung quanh chân Thế Tôn, tay xoa rờ xung quanh chân và tự xưng tên:
-Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala.
-Thế Tôn hỏi: "Thưa Đại vương, do thấy nguyên nhân gì, Đại vương lại hạ mình tột bực như vậy đối với Thân này và biểu lộ thân ái như vậy?"
-… Bạch Thế Tôn, con có pháp truyền thống (Dhammanvaya) này đối với Thế Tôn. "Thế Tôn là bậc Chánh đẳng giác, pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chư Tăng đệ tử Thế Tôn khéo tu tập, hành trì."…. Lại nữa, Bạch Thế Tôn, con đi du hành tản bộ từ công viên này đến công viên khác, từ cung uyển này đến cung uyển khác. Ở đấy con thấy một số Sa môn, Bà-la-môn gầy còm, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật sự các bậc Tôn giả này sống Phạm hạnh không được hoan hỷ hay có những ác nghiệp được giấu kín. Do vậy, các vị Tôn giả này mới gầy mòn…. Con đi đến các vị và hỏi: "- Vì sao chư Tôn giả lại gầy mòn, khốn khổ, da xấu…. Hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn?"
- Các vị ấy trả lời như sau: "- Tâu Đại vương, chúng tôi bị bệnh gia truyền."
Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỳ-kheo hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào (sự hỷ cúng) của người khác, với tâm tư như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật sự các bậc Tôn giả này ý thức được một sự tối thắng thù diệu nào trong giáo lý Thế Tôn, một sự thành đạt tuần tự nên các Tôn giả này hân hoan, phấn khởi…., với tâm tư như con thú rừng. Bạch Thế Tôn đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn.” (Kinh Pháp Trang Nghiêm, Trung Bộ II, tr. 616-618, xuất bản năm 1992)
Câu chuyên trên cho thấy rằng, giáo pháp của Thế Tôn có công năng giaỉ thoát phiền não khổ đau ngay trong hiện tại.
3. Đức Phật là nhà cách mạng đầu tiên về nhân quyền và bình đẳng
Thuật ngữ ngày nay, có nhiều triết gia đã cho rằng, đức Phật là nhà cách mạng nhân quyền và bình đẳng đầu tiên của nhân loại, vì Ngài dõng mãnh phá bỏ truyền thống phân chia giai cấp lâu đời của giai cấp Bà-la-môn nhằm củng cố quyền lợi và địa vị thời bấy giờ. Ngài tuyên bố hùng hồn: "Không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn và máu cùng đỏ." Chủ nghĩa bình đẳng được thể hiện rõ trong giới luật và đời sống Tăng đoàn, tiêu biểu nhất là sáu pháp lục hòa là thước đo trung thực nhất về tính bình đẳng nhất quán được áp dụng trong đời sống sinh hoạt củaTăng đoàn.
Điều quan trọng hơn, nguồn gốc xuất thân và địa vị theo phân chia của thế gian không có trong Tăng đòan của Ngài. Mọi người khi vào Tăng đoàn đều phải từ bỏ tất cả sự phân biệt cuả thế thường mà phải cử xử theo Pháp và Luật của Tăng đoàn với tinh thần từ bi quảng đại và đối xử mọi người bằng lòng bình đẳng. Phật từng dạy: "Này các Tỷ-kheo, tất cả nước các sông, suối, ngòi, lạch khi chưa đổ nước ra biển nó mang tên riêng của nó, nhưng khi đã đổ nước ra biển nó mang tên chung là nước đại dương chứ không còn mang tên riêng của nó như trước kia nữa. Cũng như vậy, khi các Tỷ-kheo khi gia nhập vào Tăng đoàn sẽ không còn mang tên họ như trước đây nữa mà mang tên chung là chư vị khất sĩ, Thích tử của Như lai."
Đỉnh cao của bình đẳng và nhân quyền là năm giới cho người tín đồ tại gia không luận là giàu - nghèo, sang – hèn... Đó là năm tiêu chuẩn mẫu mực tạo nền nền móng đạo đức, hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, sâu xa hơn nữa là thềm bậc để bước đến đời sống xuất gia giải thoát thanh cao.
4. Đức Phật với giáo pháp có giá trị miên viễn sơ thiện, trung thiện và hậu thiện
Đức Phật luôn dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, nước của đaị dương chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy pháp và luật này chỉ có một vị là vị giải thoát." (Cảm Hứng Ngữ: Udana) trong một bài kinh khác Đức Phật tuyên bố: "Này các Tỷ-kheo xưa cũng như nay Như Lai chỉ thuyết về khổ và con đường diệt khổ."
Trong di giáo kinh, trước khi Thế Tôn vào niết-bàn Ngài đã hỏi chư vị Tỳ-kheo có còn điểm nào còn nghi ngờ hoặc chưa hiểu về giáo pháp hãy trình lên để Thế Tôn sẽ tùy nghi giảng giải. Chư Tỳ-kheo im lặng, Tôn giả Anan đại diện đại chúng bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn tất cả đại chúng im lặng vì không có vị nào còn nghi ngờ hoặc chưa hiểu giáo lý. Thế Tôn, cho dù mặt trăng trở nên nóng và mặt trời trở thành lạnh; giáo pháp Thế Tôn thuyết giảng cũng không bao giờ thay đổi giá trị và nghĩa lý."
Thật vậy, theo dòng thời gian, đã hơn 25 thế kỷ qua, nhưng chân lý Tứ đế vẫn sáng ngời không hề thay đổi nghĩa lý bởi vì giáo pháp được Bậc giác ngộ tự thân chứng tri, tự thân liễu tri. Đó là giáo pháp mang tính miên viễn sơ thiện, trung thiện và hậu thiện.
Tóm lại, chúng ta những người con Phật ra đời trong thời kỳ mạt pháp không có đầy đủ duyên lành được gặp đức Thế Tôn. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều vô cùng hân hoan đón nhận lời pháp vi diệu. Ngài chỉ cho chúng ta chân thật pháp, khiến chúng ta từng bước không còn đắm say trong mộng trường cảnh ảo.
Hôm nay nhân mùa Phật Đản lại trở về, chúng ta tưởng niệm tri ân bậc thầy cao cả. Hãy tự nhắc lòng mình nỗ lực học tu theo lời dạy của Ngài bậc lương y từ mẫu. Hãy nhổ mũi tên độc lo chữa trị bảo toàn mạng số phận, cố găng chuyển hóa thân tâm là việc mỗi người cần làm trong cuộc sống này. Chúng ta hãy trải lòng đón nhận niềm vui mới như Thầy Thiện Hữu có nói:
“Vô Ưu vừa hé nụ
Đấng xuất thế ra đời
Mang đạo mầu tươi sáng
Gieo mầm mới nơi nơi.
Trần gian vang tiếng hát
Suối mát ngát chim ca
Nơi đây đầy an lạc.”
TT. TS. Thích Đức Trường
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Ý nghĩa xuất gia - 17/10/2022
- Tam thân Phật - 17/10/2022
- Tam pháp ấn - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Bát Chánh Đạo - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Luân hồi - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Quy y Tam Bảo - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- Mê tín dị đoan, do đâu? - 17/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Giết gì được Phật khen? - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019