Mê tín dị đoan, do đâu?
Có thể nói, chưa có lúc nào trong diễn đàn Quốc hội, đặc biệt là ở các phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp, vấn đề liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo lại được đặt ra nhiều như tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao đổi với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Ảnh: Trần Huấn
Điều đặc biệt là những nội dung này được truyền hình trực tiếp, sau đó nhiều kênh truyền thông dẫn lại, tạo nên làn sóng dư luận quan tâm, cả trong và ngoài nước. Những vấn đề này từng làm xôn xao dư luận từ đầu Tết Nguyên đán, trên báo chí chính thống và mạng xã hội.
Nội dung chất vấn có thể thấy ảnh hưởng bởi thông tin mạng xã hội, qua các cụm từ gán ghép, chẳng hạn “BOT tâm linh”, “lợi dụng mê tín dị đoan” cũng như việc xác định tội danh trong khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết đang lúng túng vì hiện chưa có văn bản pháp lý nào “thống nhất xử lý chuyên về mê tín dị đoan”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhắc nhở đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) chiều 5-6, cần trách nhiệm với chất vấn của mình về vấn đề được cho là thương mại hóa lĩnh vực tâm linh.
Chùa chiền là thực thể văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt hàng ngàn năm qua. Do đó, khi nói tới các hiện tượng được cho là mê tín dị đoan trong tín ngưỡng, người ta thường gán cho là chùa, trong khi có thể hiện tượng đó diễn ra ở các cơ sở tín ngưỡng dân gian là đền/ phủ, hoặc điểm tín ngưỡng dân gian trong quần thể chùa chiền.
Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, “xét trên giác độ văn hóa khi một tôn giáo vào Việt Nam cũng có sự ảnh hưởng qua lại với những nét truyền thống của cộng đồng dân cư, của dân tộc đó, cụ thể là dân tộc Việt Nam. Ví dụ, Phật giáo khi vào Việt Nam thì Phật giáo bây giờ chúng ta hay nói là tam giáo đồng nguyên và có rất nhiều tín ngưỡng của Việt Nam dần dần có sự dung hòa”.
Trong thực thể tín ngưỡng sinh động như thế, việc xác nhận các sinh hoạt, lễ nghi, cả tín lý không phù hợp với tinh thần cứu khổ của tôn giáo cũng như thời đại là rất cần thiết, để từ đó có những vận động, hướng dẫn, giáo dục nhằm điều chỉnh.
Vấn đề này, chúng ta đã có bài học lịch sử từ cuộc chấn hưng Phật giáo nửa đầu thế kỷ XX, diễn ra đồng loạt trên cả ba miền của đất nước.
Các nhà chấn hưng với sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, chư Tăng - người thực hành tôn giáo, nỗ lực thực hiện các phương diện: thành lập tổ chức hỗ trợ cho việc đào tạo nâng cao dân trí đối với người xuất gia cũng như tín đồ, tuyển dịch kinh điển ra chữ Quốc ngữ, xuất bản báo chí để tuyên truyền, vận động tín đồ.
Xin thận trọng đừng để vì một lý do nào đó, vội kết luận và nhận định trong khi chưa có cơ sở rõ ràng mà chỉ nói theo dư luận, vì lời đồn đại, bàn tán.
“Mê tín dị đoan suy cho cùng là sự thiếu hiểu biết”, nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, và biện pháp không phải là chống, là phá bỏ, chỉ trích, lên án, mà “cần chú ý hơn tới giáo dục văn hóa, nâng cao dân trí để mọi người dân hiểu rằng hành vi này đúng với tín ngưỡng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hành vi kia không đúng, hành vi này trước đây đúng nhưng giờ không phù hợp với thế giới văn minh”.
Diệu Nghiêm
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Ý nghĩa xuất gia - 17/10/2022
- Tam thân Phật - 17/10/2022
- Tam pháp ấn - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Bát Chánh Đạo - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Luân hồi - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Quy y Tam Bảo - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 30/04/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Giết gì được Phật khen? - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019