Giết gì được Phật khen?
Một trong những ý nghĩa của danh hiệu A-la-hán là Sát tặc, tức giết giặc phiền não. Vị Tỳ-kheo cũng như một chiến sĩ, ngày đêm chiến đấu với giặc tham sân si cho đến ngày chiến thắng. Giết hết nội ma, hóa giải hết ngoại chướng thì quả Ứng cúng-Bất sanh thành tựu.
Nếu biết tu tập thì tâm từ ngày càng lớn mạnh
Những ai từng bị sân hận nung nấu tâm can, trải qua thời gian dài mất ăn bỏ ngủ mới thấy rõ rằng “sân nhuế là gốc độc”. Sân hận như một ung nhọt, khi đã mưng mủ liền gây nhức nhối. Phải nhổ cái gốc độc ấy ra khỏi cơ thể mới có được bình an, ăn ngon và ngủ yên. Người nào giết được sân nhuế, dập tắt lửa nóng giận được Thế Tôn tán thán.
“Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Ma-già dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Ma-già nói kệ hỏi Phật:
Giết gì được ngủ yên?
Giết gì được hỷ lạc?
Giết những hạng người nào,
Được Cù-đàm tán thán?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Nếu giết hại sân nhuế,
Giấc ngủ được an ổn.
Sự giết hại sân nhuế,
Khiến người được hỷ lạc.
Sân nhuế là gốc độc,
Ta khen người giết được.
Giết sân nhuế kia rồi,
Đêm dài không lo lắng.
Sau khi Thiên tử Ma-già nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1309)
Việc tu tập của mỗi người không ngoài mục đích chuyển hóa chính mình. Trong ba phiền não căn bản, vô minh (si) thì tiềm ẩn khó thấy và khó diệt, yêu thích (tham) thì liên tục hiện hữu nên thật khó ngăn, nóng giận (sân) thì ít xuất hiện nhưng hậu quả khó lường. Tuy vậy, nóng giận dễ nhìn thấy hơn và chuyển hóa cũng dễ hơn so với tham, si.
Để trị liệu nóng giận của tự thân, trước hết mỗi người cần tu tập chánh niệm, rõ biết thân tâm của mình trong mỗi phút giây ngay đương tại, bây giờ và ở đây. Cơn giận không khác mấy những cơn sóng biển bạc đầu. Nó có cả một chu trình sinh khởi, hình thành và đoạn diệt. Người có chánh niệm sẽ thấy cơn giận đang hình thành trong tâm, bắt đầu lớn dần cho đến khi bùng nổ. Khi cơn giận mới manh nha, còn yếu ớt thì ta có thể chuyển hóa dễ dàng. Giống như chữa bệnh, không để bệnh vào giai đoạn cuối, cũng vậy trị liệu cơn giận khi mới bắt đầu khá nhàn, điều quan trọng là thấy được nó khi còn trong trứng nước.
Kế đến cần nuôi dưỡng lòng từ để tưới tẩm sân hận, dập tắt não phiền. Tâm yêu thương rộng lớn, tha thứ và bao dung vốn có sẵn nơi mỗi người. Nếu biết tu tập thì tâm từ ngày càng lớn mạnh. Khi phát hiện ra cơn giận, lấy nước từ bi để chữa cháy dập tắt lửa sân. Nếu ta phát hiện một đám cháy nhỏ mà không có phương tiện để dập lửa thì họa cháy to là không thể tránh. Cũng vậy, nếu có thể thấy được sự nóng giận đang hình thành mà chuyển hóa không được thì họa nóng giận lôi đình ắt sẽ xảy ra. Nên phải trau dồi từ bi để tâm luôn mát mẻ và khi cần dùng từ bi tưới tắt sân hận.
Quảng Tánh
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Ý nghĩa xuất gia - 17/10/2022
- Tam thân Phật - 17/10/2022
- Tam pháp ấn - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Bát Chánh Đạo - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Luân hồi - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Quy y Tam Bảo - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 30/04/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- Mê tín dị đoan, do đâu? - 17/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019