Bát Chánh Đạo
Bát Chánh Đạo tám hành trình hạnh phúc Đưa con người đến giải thoát an vui Trên đường tu nếu không tiến ắt lùi Hãy tinh tấn định tâm trong kiên cố.
A. MỞ ĐỀ
Đạo Đế hay Bát Chánh Đạo là con đường sáng duy nhất hướng dẫn chúng sanh ra khỏi bể khổ một cách viên mãn. Đây là chỉ mượn danh từ tạm chỉ cái Đạo, thật ra khi đạt tới cứu cánh của Đạo thì không còn gì để nói nữa. Nghĩa là bất khả tư nghì tuyệt đối vô ngôn, bất khả thuyết. Vì ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt.
Hoặc Lão Tử cũng đã nói: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Người tu hành muốn đắc quả Niết Bàn chơn thật phải y theo Pháp Phật dạy và phụng hành phần Đạo Đế một cách chu đáo. Đạo đế còn gọi là Ba mươi bảy phẩm trợ Đạo, được chia làm bảy loại, nó là phương pháp tu chứng quan trọng nhất trong Tứ Diệu Đế.
Trong Tứ Đế là bốn sự thật thì Bát Chánh Đạo này là phần thực hiện cụ thể để thể nghiệm an lạc giải thoát nơi tự tâm và bản thân mình. Bốn chân lý, bốn sự thật tuyệt diệu của Tứ Đế không thể tách rời ra được, mà nó là toàn bộ khép kín quan trọng. Vì không nhận thức thực trạng, không biết nguyên nhân thực trạng. Không biết niềm an lạc, không khao khát an lạc giải thoát thì làm sao tu tập quyết chí được? Khi có đủ ba yếu tố ấy thì đây Bát Chánh Đạo là pháp tu gốc cho những ai muốn ra khỏi mọi u tối, luân hồi khổ lụy. Đó là giáo lý mở rộng của ba pháp tu hết sức căn bản là Giới Định Huệ.
B.CHÁNH ĐỀ
Trên bước đường tu hành người tu muốn sớm chứng đặng đạo quả thì phải ra công tu tập phần Bát Chánh Đạo, vì nó là tám con đường mầu nhiệm trong phần Đạo Đế nên là pháp môn chính của Phật Đạo. Bởi vậy, nói đến Đạo Đế là người ta liên tưởng đến Bát Chánh Đạo. Lắm khi người ta còn lầm tưởng Đạo Đế với Bát Chánh Đạo là một. Bởi vậy, Bát Chánh Đạo là pháp chính yếu vô cùng quan trọng, người tu hành nhờ nó mau đạt đến cứu cánh giải thoát và hưởng quả Niết Bàn bất sanh bất diệt.
I - ĐỊNH NGHĨA BÁT CHÁNH ĐẠO:
Bát Chánh Đạo là tám con đường ngay thẳng hay tám phương tiện mầu nhiệm đưa chúng sanh đến đời sống chí diệu.
Người ta cũng có thể dịch nghĩa “Bát Chánh Đạo” là con đường chánh có tám ngành để đưa chúng sanh đến được Thánh vị.
Cũng có khi người ta gọi Bát Chánh Đạo là Bát Thánh Đạo vì cái diệu dụng của nó sau đây:
a) Những kẻ phàm phu học đạo noi theo pháp môn này mà tu thì khỏi lầm lạc vào nẻo nguy hiểm, lần hồi sẽ chứng được quả Hiền Thánh.
b) Những bậc Hiền Thánh nương theo tám phương tiện này thì sẽ đi đến cảnh Niết Bàn. Bát Chánh Đạo gồm có:
5/Chánh Mạng |
|
2/Chánh Tư Duy |
6/ Chánh Tinh Tấn |
3/Chánh Ngữ |
7/Chánh Niệm |
4/Chánh Nghiệp |
8/Chánh Định |
II - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỖI THÀNH PHẦN
1 - Chánh Kiến
Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Chánh Kiến hay Chánh Tri Kiến là thấy, nghe, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Phàm sự xem thuộc về nhãn căn (mắt), cho nên khi gặp thấy, biết ,tiếp xúc với những cảnh vật gì tức thì hiểu biết. Song cái thấy biết có hai phần khác nhau: Tà kiến và Chánh kiến.
* Tà kiến: nghĩa là thấy không chơn chánh, đó thuộc về vọng thức ( cái biết quấy) thấy không đúng với sự thật khách quan.
* Chánh kiến: là thấy đúng đắn, nó thuộc về Chơn trí. Người có Chánh kiến thấy như thế nào thì nhận thấy đúng như thế ấy; không thấy trắng làm đen, xấu làm tốt, dở làm hay; hay trái lại. Sự nhận xét sự vật của người ấy không bị tập quán, thành kiến dục vọng ngăn che ,lầm lạc. Chánh kiến này do tâm thanh tịnh phát sinh, không bị cám dỗ xáo trộn bởi lục dục, thất tình. Nó khác hẳn với cái nhận thức thường tình của thế gian; vì người thế gian thường bị cảnh vật chi phối cảm xúc, mất hết tự chủ khiến họ phải lầm đường lac lối.Chính nhờ Chánh tri kiến này mà người tu nhận thức đượcthế nào là khổ, thế nào là nguyên nhân phát sanh thất tình ,lục dục, tham, sân, si…….biết phân biệt cái nào giả , cái nào thật. và khi đã biết cảnh giả, vật dối thì mắt không chăm ,tâm không chú. Còn khi biết rõ cảnh vật thật, lời lẽ hay thì chuyên tâm vào sự lý chân thật làm cho đènhuệ sang ngời. Chính Tri kiến rất quan trọng, nó được đặt lên hàng đầu trong Tám Thánh Đạo.
Chánh Tri Kiến của Phật giáo khẳng định rằng: nhân quả tự Tâm, mọi đau khổ đều phát xuất từ tâm lành hoặc ác không hề có thần linh nào ban phước hay giáng họa cho ta cả. Chánh tri kiến là ánh sáng hùng mạnh của tri giác, thấy được giá trị ngời sáng của Chánh tri kiến mà nỗ lực tu tập, quán chiếu để có cái nhìn đúng, hiểu đúng về thân người, về càn khôn vũ trụ. Hiểu đúng như thật. Như thật tri kiến.
2- Chánh Tư Duy
Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét nó thuộc về ý thức. Chánh tư duy là suy nghĩ , xét nghiệm chơn chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải, hành vi đúng với điều thiện thì gọi là Chánh tư duy.
Người tu theo pháp Chánh tư duy thường xét nghĩ đạo lý cao siêu, tìm phương pháp giải thoát. Biết xét những hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ xấu xa, lợi mình hại người, trở thành lòng Từ bi hy sinh và cứu độ mọi loài. Biết suy nghĩ về ba môn Vô Lậu Học : Giới, Định, Huệ tu hành, hầu giải thoát cho mình và cho người.
3- Chánh Ngữ
Chánh ngữ: Ngữ là lời nói, chánh ngữ là lời nói chân thật, công bằng, ngay thẳng, hợp lý; đúng với lẽ phải; thích hợp với lương tâm đạo đức con người.
Lời nói thuộc về Thiệt căn (lưỡi) cũng thông đồng với ý thức, nếu ý thức muốn tỏ bày ra việc chi thì bắt buộc cái lưỡi phải hành động ra tiếng nói, nói thành ngôn ngữ; lời nói vô lượng vô số nhưng tóm lại có hai phần khác nhau:
* Lời nói không thật: ở đây có bốn chính là do tham, sân, si tác động và làm chủ; do đó mới có lời nói dối, lời nói ly gián, nói thêm bớt và nói lời hung ác. Lời nói dối là chuyện có nói không, chuyện không nói có…; Lời ỷ ngữ nghĩa là thêu dệt, trau chuốt để lường gạt người…; Lời lưỡng thiệt nghĩa là đòn sóc đâm thọc hai đầu; Lời ác khẩu là lời nói hung ác, lăng mạ chửi rủa người; mục đích làm hạ phẩm giá con người,làm cho người phải đau khổ.
* Thế nên, Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Luận về người ở đời, lưỡi búa sẵn ở trong miệng. Sở dĩ giết chết người chính do lời nói ác”.
Do đó, người tu tập Chánh ngữ không bao giờ nói sai sự thật, không thiên vị thấy dở nói hay, không nói xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người theo Chánh ngữ rất thận trọng lời nói, trước khi muốn nói điều gì phải suy nghĩ coi có lợi ích và chân thật không. Thế nên, người tu Chánh ngữ phải nói những lời phù hợp với Chánh pháp, với chân lý đem lại sự giải thoát an vui trong hiện tại và tương lai.
Kinh Pháp Cú Phật dạy: “Phải thật nói Thiện pháp, đúng như Pháp không lỗi. Như thật nghĩa như Pháp ấy là gần với Đạo”.
4- Chánh Nghiệp
Nghiệp là do người Trung Hoa dịch chữ Phạn Karma mà ra. Nghiệp hay Karma là hành động tạo tác.
Chánh nghiệp là hành động , việc làm chân chính, đối với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật.
Phàm tất cả việc làm thuộc về thân căn thì đều thông đồng với ý căn, hễ ý muốn làm việc gì thân phải làm theo ngay. Nhưng sự làm cũng có hai phần:
-
- Việc làm Hữu lậu trong thế gian.
- Việc làm Vô lậu ngoài thế gian.
Sự hành động của thế gian chỉ dùng cái thức mưu cầu về sự lợi dưỡng, săn sóc về việc sinh nhai như những việc sát sanh, trộm cướp, tà dâm….toàn là ác nghiệp. Do ác nghiệp đó mà chiêu cảm cái nhơn ác thành ra cái quả ác làm cho con người phải đọa lạc trầm luân. Sở dĩ, Phật chế Giới Luật là mục đích ngăn ngửa ác nghiệp, khuyến thực hành Thiện nghiệp “Chỉ ác hành thiện”.
Người nào theo đúng hạnh Chánh nghiệp là người luôn luôn thận trọng mọi hành động của mình, tránh gây thương tổn quyền lợi và danh dự của người khác. Hành vi của họ lúc nào cũng được phán đoán một cách chân chính, họ thường dùng pháp Thiền định để điều thân, khẩu, ý thanh tịnh.
5- Chánh Mạng
Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống; Chánh mạng tức là đời sống chân chính.
Mạng cũng có hai phần: Tà mạng và Chánh mạng.
Người có tà mạng hay dùng năm món lợi dưỡng dưới đây mà hỗ trợ mạng sống lâu dài:
-
- Giả hiện các tướng lạ như ông lên bà xuống.
- Khen ngợi công đức mình nói tôi phúc đức nhiều.
- Thấy ai thì xem tướng của người.
- Ra oai lớn tiếng làm cho người sợ.
- Sự cúng dường làm cho động lòng thí chủ.
Dùng năm thứ trên chẳng qua chỉ là mưu cầu một việc là bảo tồn cái mạng sống, hành động như vậy gọi là tà mạng.
Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác, không làm cho người và vật phải đau khổ. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời có ý nghĩa lợi mình lợi người, sống đúng với Chánh pháp, không mê tín dị đoan và biết thân tứ đại vốn vô thường , nên lấy Tịnh Giới làm thể, lấy Trí huệ làm mạng, bỏ niệm vọng cầu, an vui với Chánh pháp.
6- Chánh Tinh tấn
Chánh Tinh tấn ở đây nghĩa là chuyên cần, siêng năng, thẳng tiến tới mục đích đã vạch sẵn, không vì một lý do gì mà lùi bước; lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật.
Người theo đúng Chánh Tinh tấn, trước tiên bao giờ cũng hăng hái sửa mình, kiên quyết bài trừ những điều ác, quyết tâm phát triển mọi hạnh lành:
-
- Điều Thiện chưa sanh phải làm cho nó sanh.
- Điều Thiện đã sanh thì cố gắng phát huy, làm cho nó tăng trưởng.
- Điều ác chưa phát sanh, ngăn ngừa không cho nó sanh khởi.
- Điều ác đã sanh chúng ta phải làm cho nó tiêu diệt.
Người theo đúng Chánh tinh tấn, dũng mãnh tiến lên trên đường đi đến giải thoát, cho đến lúc nào đạt được mục đích cao cả cùng tột ấy mới thôi. Do đó, chúng ta tinh tấn là một liều thuốc mạnh tăng thêm sức sống cho con người. Người theo đúng Chánh tinh tấn quyết tạo nghiệp Vô lậu xuất thế gian, lấy Chánh Trí làm mãnh lực, lấy Niết Bàn làm chỗ quy hướng, một lòng chẳng trễ, muôn kiếp không dời, quyết gắng công phu, định thành Đạo quả; để trước tự độ sau hóa độ chúng sanh.
Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ; kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng những con ngựa yếu gầy”.
7 - Chánh Niệm
Niệm là ghi nhớ. Chánh niệm là ghi nhớ những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình và cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu.Chánh niệm có hai phần:
-
- Chánh ức niệm: Là nghĩ đến điều lỗi lầm để thành tâm sám hối và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân để lo báo đền.
- Chánh quán niệm: Là dùng Từ soi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, tật bệnh, mê mờ mà chúng sanh đang mắc phải; để mở rộng lòng thương yêu và quyết ra tay cứu độ.
Niệm là luôn luôn ghi nhớ, tập trung tư tưởng vào một chủ đề ,một đối tượng để chiêm nghiệm tư duy một cách chơn chánh. Trên cơ sở đó mới đưa đến Chánh tư duy hay là Chánh niệm. Tuy nhiên, muốn có tư duy đúng, suy nghĩ đúng, nhớ nghĩ đúng, điều kiện cần và đủ là phải có Chánh kiến, tức thấy đúng; một khi đã thấy đúng thì mới có suy nghĩ đúng và thực hành đúng. Hơn nữa, sự tư duy và nhớ nghĩ chơn chánh nó sẽ đưa đến Chánh định và phát sinh Chánh trí.
Thế nên, trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Phàm là đệ tử Phật, ngày đêm phải luôn nhớ đến sự Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Thí, Vô Tướng, Vô Nguyện”.
8- Chánh Định
Chữ Định nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì để thấy rõ ràng. Chánh Định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chánh đáng, đúng với chân lý có lợi ích cho mình và người. Chánh Định là tập trung ý chí làm một; khi đi , đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, lúc làm việc…. đều giữ một mực không gián đoạn. Hành trì như thế sẽ sanh Trí huệ,đắc Lục thông, chứng Đạo quả.
Người hành Chánh Định thường tập trung tư tưởng để quán sát những vấn đề chính sau đây:
-
- Quán thân bất tịnh: Tức là quán tưởng thân không thanh tịnh, để trừ tham dục, si, ái một bịnh rất trầm trọng và nguy hiểm cho con người trên bước đường tu hành. Quán bất tịnh là để trừ lòng tham dục chớ không phải để ghê tởm thân mình, đến nỗi đi hủy bỏ mạng sống. Đây là một điều Phật nghiêm cấm.
- Quán Từ bi: Là quán tưởng tất cả chúng sanh đều có sẵn một chân tâm bình đẳng không khác, để đoạn trừ thù hận và mở rộng lòng thương yêu để cứu độ chúng sanh.
- Quán nhân duyên : Là quán tưởng tất cả các pháp hữu hình như muôn vật, vô hình như tâm niệm đều là giả hợp; duyên nhau mà có chứ không có một cách chân thật, không trường tồn để đoạn trừ ngu si, pháp chấp.
C - KẾT LUẬN
Bát Chánh Đạo là pháp môn rất thông dụng. Nếu con người chuyên tu theo đường chánh này thì sửa đổi được mọi sự bất chính , mọi tội lỗi trong đời sống, ý niệm mê mờ, ngôn ngữ đảo điên……thì cuộc đời riêng của mỗi người sẽ chân chính, lợi lạc và thiện mỹ.
Người chuyên tu theo tám đường chánh này không những lợi lạc trong đời hiện tại mà còn gây tạo cho mình một tương lai tươi sáng, gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ đề, để ngày sau gặt hái quả Vô Thượng Niết Bàn, đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Ý nghĩa xuất gia - 17/10/2022
- Tam thân Phật - 17/10/2022
- Tam pháp ấn - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Luân hồi - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Quy y Tam Bảo - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 30/04/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- Mê tín dị đoan, do đâu? - 17/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Giết gì được Phật khen? - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019