Quy y Tam Bảo
“Quy-y Tam-Bảo” là con đường sáng, giúp con người thoát khổ, được an vui.
A. DẪN NHẬP
Đạo Phật đã tồn tại trên thế gian này suốt hơn 25 thế kỷ, đã và đang có mặt trên khắp toàn cầu. Khi nói đến đạo Phật là người ta luôn nghĩ đến đức Phật, những lời dạy của đức Phật và chúng đệ tử của Ngài, được gọi là ba ngôi báu.Chính ba ngôi quý báu này đã tác thành một tôn giáo lớn, đó là Phật giáo.
Có thể nói một cách khẳng định rằng: nhân loại trên thế gian này, cần ánh sáng mặt trời như thế nào, thì con người muốn đạt đến sự giác ngộ giải thoát cũng cần Tam-Bảo như thế ấy. Do đó, đây là chổ duy nhất giúp cho chúng sanh thoát khổ, chuyển từ phàm phu lên Bậc thánh.
Tuy nhiên, muốn thành tựu như thế, điều tiên quyết là chúng ta phải luôn luôn tôn kính, quay về nương tựa ba ngôi Tam-Bảo. Hay còn gọi là “Quy-y Tam-Bảo”.
Vậy ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này ra sao, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu phần nội dung.
B. NỘI DUNG
I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TAM BẢO
Đứng về mặt lịch sử thì sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn đến vườn Lộc Uyển (Vườn Nai), nơi đây bánh xe pháp luân đã được chuyển. Đức Phật nói pháp “Tứ Diệu Đế”, bốn sự thật chắc chắn trong cuộc đời gồm có sự thật của khổ, nguyên nhân dẫn đến khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ cho năm anh em A Nhã Kiều Trần Như bỏ tà quy chánh, phát tâm tu hành trờ thành đệ tử Phật. Từ đó Tam-Bảo được hình thành. Đức Phật là “Phật Bảo”, bài pháp Tứ Diệu Đế là “Pháp Bảo”, và năm anh em Kiều Trần Như là “Tăng Bảo”
Nhưng xét về mặt bản thể thì Tam-Bảo có từ vô thỉ vô chung, nghĩa là từ khi có chúng sanh đã có Tam-Bảo. Do đó “Quy Y Tam Bảo”
1. Định nghĩa
Quy : là quay về.
Y : là nương tựa.
Tam Bảo: là ba ngôi quý báu. Gồm có; Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
Bảo: là quý báu
Quy-y Tam-Bảo : là quay về nương tựa vào ba ngôi quý báu Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
2. Sao gọi là qúy báu ?
Đối với thế gian người ta cho là vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu … là quý giá, nhưng những thứ ấy không thể cứu được con người ra khỏi sanh, già, bệnh, chết. Chỉ có Tam Bảo mới có đủ năng lực cứu được con người ra khỏi những cảnh khổ nói trên. Không những thế, Tam Bảo còn cứu được con người ra khỏi sanh tử luân hồi. Cho nên được gọi là quý báu.
3. Quy y Tam Bảo là thế nào?
Quy-y Tam-Bảo không phải là quay về nương tựa vào tượng Phật, cũng không phải quay về nương tựa vào ngôi chùa bằng gạch ngói, xi măng hay tựa vào quý Thầy, quý Sư Cô. Quy-y Tam-Bảo tức là quay về nương tựa vào phần tâm linh “Phật, Pháp, Tăng”
a. Phật là gì? Tại sao phải quy y Phật ?
Phật : tiếng Phạn là Buddha, Trung Hoa dịch là giác giả. Nghĩa là Đấng sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn ,đầy đủ cả ba phương diện “ Tự giác, Giác tha, và Giác hạnh viên mãn”.
Tự giác: Là tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập.
Giác tha: là tự mình giác ngộ, lại đem pháp giác ngộ ấy dạy cho người để mọi người được tu tập, cùng được giác ngộ như mình.
Giác hạnh viên mãn: là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người.
Đức Phật là Đấng từ bi vô lượng, trí tuệ vô biên, đức hạnh viên mãn. Vì Phật là người dẫn đường cho chúng sanh thoát khổ được an vui.
(Giám mục Milman.) nhận định:
“Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống” Cho nên chúng sanh cần phải Quy-y Phật.
b. Pháp là gì ? Tại sao phải quy y Pháp ?
Pháp: tiếng Phạn là Dhamma, là những lời dạy của Đức Phật, là những phương pháp tu tập do Phật dạy. Pháp có công năng giúp cho chúng sanh thoát khổ được vui. Ba tạng kinh điển gọi chung là Pháp.
Luận Thành Phật nói: “Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ-đề, Ngài dõng dạc tuyên bố rằng : Vậy từ nay ta biết phải nương tựa vào đâu, vì không còn ai hơn ta vì sự hiểu biết. Vậy hãy nương vào Pháp mà ta vừa chứng ngộ, đó là gia tài vô cùng quý báu của ta, là giác ngộ của ta”.
Nói về pháp của đức Phật, Tổng thống Nehru từng phát biểu rằng: “Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật.” Và do đó Pháp của Phật thật xứng đáng để chúng sanh Quy-y
c. Tăng là gì? Tại sao phải quy y Tăng?
Tăng: tiếng Phạn là Shanga, nói cho đủ là Tăng-già. Nghĩa là hòa hợp chúng, Tăng là đoàn thể tu hành theo lời Phật dạy, từ bốn vị trở lên sống đời phạm hạnh, thanh tịnh.
Vì Tăng là những người đại diện cho đức Phật truyền bá chánh pháp, làm cho Phật pháp trường tồn ở thế gian. Chúng sanh sinh vào thời không gặp Phật, nhờ có Tăng dẫn dắt nên biết được Phật pháp để tu hành. Do đó Tăng được gọi là Tăng-Bảo, và xứng đáng được chúng sanh Quy-y.
Nói cách khác:
- Quy y Phật: hướng về chân lý
- Quy y Pháp: hướng về giáo pháp đức Phật hướng dẫn để trở về chân lý.
- Quy y Tăng: là những người đang thực hành chân lý thông qua lời dạy của đức Phật.
II. BA BẬC TAM BẢO
Quy y Tam Bảo một cách chi tiết. Tam Bảo có ba bậc :
- Đồng thể Tam-Bảo
- Xuất thế gian Tam-Bảo
- Thế gian trụ trì Tam-Bảo.
1. ĐỒNG THỂ TAM BẢO
a. Đồng thể Phật Bảo
Tất cả chúng sanh và chư Phật, đồng một thể tánh sáng suốt. Gọi là “chân như” hay “Phật tánh”.
b. Đồng thể Pháp Bảo
Tất cả chúng sanh và chư Phật đồng một Pháp tánh từ bi, bình đẳng, vô ngã vị tha.
c. Đồng thể Tăng Bảo
Tất cả chúng sanh và chư Phật, đồng một đức tánh thanh tịnh, hòa hợp.
2. XUẤT THẾ GIAN TAM BẢO
Xuất thế gian Tam-bảo, được hình thành khi đức Phật còn tại thế. Gồm có :
a. Xuất Thế Gian Phật Bảo
Chỉ cho Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà và mười phương chư Phật trong ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai), đã tự giải thoát khỏi sự buộc ràng của thế gian.
b. Xuất Thế Gian Pháp Bảo
Chỉ cho chánh pháp của Phật. Có công năng giúp cho chúng sanh thoát khỏi sự buộc ràng của thế gian như : Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ,…
c. Xuất Thế Gian Tăng Bảo
Chỉ cho những Bậc Thánh Tăng như Ngài Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan,.. đã thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian.
3. THẾ GIAN TRỤ TRÌ TAM BẢO
Thế gian trụ trì Tam-Bảo được hình thành, sau khi Đức Phật nhập diệt. Nhằm biểu trưng cho hình ảnh Phật; Pháp; Tăng đang hiện hữu trên thế gian, gồm có:
a. Thế gian trụ trì Phật Bảo
Chỉ cho xá lợi Phật, tượng Phật được đúc bằng kim khí, chạm bằng gỗ, tô bằng đất, đắp bằng xi măng… được các tự viện, tịnh xá, tịnh thất đang tôn thờ.
b. Thế gian trụ trì Pháp Bảo
Chỉ cho ba tạng Kinh-điển như là kinh Pháp Hoa, Kinh Dược Sư... chúng ta nghiên cứu đọc tụng.
c. Thế gian trụ trì Tăng Bảo
Chỉ cho các vị Tỳ-kheo trong hiện tại, giữ gìn giới luật, chân chánh tu hành, có nhiệm vụ truyền bá chánh pháp Đức phật dạy, dẫn dắt kẻ hậu lai.
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUY-Y TAM BẢO
Tuy nhiên, quy y Tam Bảo, không chỉ có ở hình thức . Mà cần phải hể hiện cho đúng sự và hợp lý mới có thể đạt kết quả lợi ích rốt ráo được.
- Sự quy y Tam Bảo
Thông thường làm việc gì sự lý phải viên dung. Cũng như thế, để việc quy y có ý nghĩa và trọn phần mỹ mãn, ta cần phải đến chùa thỉnh cầu, hoặc có thể lập đàn trang nghiêm thanh tịnh tại tư gia và thỉnh cầu Chư vị tôn túc làm lễ quy y như là một ấn chứng, để ta có thêm động lực cũng như nội lực và sự gia trì của Tam Bảo trên bước đường tu thiện, chuyển hóa thân tâm trở thành Phật tử tức là người con của Phật.
a. Sự quy y Phật
Hàng ngày luôn nhớ đến Phật, niệm danh hiệu Phật. Thành tâm cung kính kễ bái tôn tượng Phật và nguyện suốt đời noi theo gương hạnh Ngài.
b. Sự quy y Pháp
Hằng ngày phải thực hành theo lời dạy của Phật. Chẳng hạn như siêng đến chùa tụng Kinh, nghe pháp, làm tất cả các công việc lành như Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Thiền định vv…
c. Sự quy y Tăng
Luôn luôn tôn kính và gần gũi các bậc chân tu để học hỏi Chánh pháp
. Lý quy-y Tam-Bảo
Lý : là bên trong. Nghĩa là tự trở về Quy y Tam-Bảo bên trong tâm mình.
a. Tự quy-y Phật
Trở về với tự tánh sáng suốt. Không nương tựa vào chỗ tối tăm.
Chẳng hạn như chúng ta gieo nhân làm cho người đau khổ, mà cầu mong mình bình an là không đúng với sự trở về sáng suốt. Hoặc nghe một câu nói trái ý nghịch lòng. liền nổi tâm sân giận là quay về chổ tối tăm.
b. Tự quy-y Pháp
Trở về với pháp tánh thanh tịnh của mình. Tức là nương vào chỗ vô ngã, đừng sống vì bản ngã của mình. Bởi những pháp tánh này thật sự luôn sẳn có trong ta. “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”.
Đối với một câu nói nghe không êm tai, việc đầu tiên là mình không được sân giận, cần phải thật bình tỉnh. Sau đó tìm hiểu xem mình đã làm lỗi gì khiến người kia phải tức giận. Bởi lẽ, không có việc gì mà không có nguyên nhân, nếu mình có lỗi cần phải thành tâm nhận lỗi và khắc phục. Vì như trong kinh “Lương Hoàng Sám” Đức Phật dạy: “Có hai hạng người đáng quý nhất trên đời, một là người không gây tạo tội lỗi, hai là người gây tạo tội lỗi nhưng biết nhận lỗi và sám hối” bởi những pháp tánh này sự thật luôn sẳn có trong ta.
c. Tự quy-y Tăng
Trở về hòa hợp với chính mình. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần không xao động, không đắm trước trần cảnh.
Chẳng hạn như mình không có lỗi mà bị người mắng nhiết, cũng không nên oán hận người, nếu có được cơ hội thì vui vẻ giải thích để hai bên thông cảm nhau. Và dù thế nào đi nữa, chúng ta là người con Phật đã quy y Tam Bảo rồi cần phải phát huy đức tính như “Từ, Bi, Hỷ, Xả” và cần phát nguyện trong tâm:
- Quy y Phật không quy y Thiên thần, quỷ vật
Thiên thần quỷ vật: là tâm si mê cố chấp. Chẳng hạn như phải giết Trâu, Bò, Heo, Dê… để cúng tế. Hoặc cầu khẩn Ông Táo, Bình Vôi ban cho mình trúng số.
- Quy y Pháp không quy y ngoại đạo, tà giáo
Không phải vào nhà thờ là ngoại đạo tà giáo. Ngoại đạo: là ngoài cái đạo đức của con người. Tà giáo: là dạy cho mình những suy nghĩ sai quấy. Chẳng hạn tìm cách hại người hoặc thấy người lâm nạn, nghĩ ra cách thừa cơ hội lấy cắp tài sản của người là ngoại đạo tà giáo.
- Quy y Tăng không quy y Thầy tà, bạn dữ
Những suy nghĩ không có đạo đức không có từ bi là Thầy tà. Hành động không chân chánh là bạn dữ. Chẳng hạn như mình có ý nghĩ “ Vật dưỡng nhân” tức là ta nghĩ loài vật là để nuôi sống con người. Từ đó mình tha hồ sát hại và ăn thịt chúng sanh. Suy nghĩ như thế là Thầy tà, hành động sát hại chúng sanh là bạn dữ. Do đó người con Phật cần phải tránh xa.
IV. LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUY-Y TAM BẢO
1. Kinh Ưu Bà Tắc giới:
Nếu người quy y Tam Bảo thời trong tương lai sẽ được phước báo to lớn không thể cùng tận, ví như có được của báu mà người trong cả nước vận chuyển trong bảy năm cũng không hết được, công đức của việc quy y Tam Bảo còn lớn hơn thế gấp ngàn vạn lần.
2. Kinh Triết Phù La Hán
Xưa kia có một vị Thiên tử ở cung trời Đao Lợi khi phước trời đã hết, Thiên tử tự biết sẽ bị đầu thai vào loài Heo, rất lấy làm lo sợ liền thỉnh cầu Thiên vương cứu giúp, Thiên vương không cứu được nên khuyên Thiên tử nên đến cầu cứu Phật. Phật dạy Thiên tử quy y Tam Bảo, nên sau khi chết không đọa vào lòai Heo, mà còn được sanh làm người, gặp Xá Lợi Phất học đạo chứng đắc thánh quả.
3. Kinh Sát Cách Y Pháp Thiên Tử thọ Tam Quy
Xưa có một vị thiên tử ở cõi trời Tam Thập Tam Thiên khi phước trời đã tận còn bảy ngày nữa sẽ chết, những sự hoan lạc, những thiên nữ đẹp không còn thân cận, những tướng mạo uy nghi đều đã thay đổi, mùi hôi bốc ra từ thân thể và thiên tử cũng biết rằng sẽ bị đầu thai vào lòai súc sinh,
Thiên vương biết được liền dạy thiên tử phát tâm quy y Tam Bảo sau bảy ngày thiên tử vãng sanh, Thiên vương muốn biết thiên tử sanh vào đâu, nhưng không thể quán chiếu thấy được bèn đến hỏi Phật. Phật liền dạy rằng: “Thiên tử nhờ công đức quy y Tam Bảo đã được sanh lên cõi trời Đâu Suất”.
4. Kinh Hiệu Lượng Công Đức:
Nếu như có người xây Tháp cúng dường tất cả chư vị Thánh nhân chứng đắc nhị thừa trong Đông, Tây, Nam, Bắc tứ đại bộ châu, công đức tuy lớn nhưng vẫn không thể sánh bằng công đức quy y Tam Bảo.
5. Kinh Mộc Hoạn Tử
Ngày xưa có vị Tỳ kheo Sa Đẩu chuyên tụng trì danh hiệu của Tam Bảo trong suốt mười năm, chứng đắc sơ quả Tu đà hòan, nay ở tại thế giới Phổ Hương làm vị Bích Chi Phật.
6. Kinh Đại Bửu Tích:
“Người tại gia biết Quy-y Tam-Bảo, là cái chánh nhân bước đến quả vị Bồ-đề”, và do đó chúng ta sẽ không còn trở lại con đường sanh tử khổ đau.
Đức Phật cũng đã từng dạy, nếu người quy y Tam Bảo thì được tứ đại thiên vương, sai 36 vị thiện thần hộ trì, 36 vị thiện thần này còn có trăm ngàn vạn ức hà sa quyến thuộc cũng theo hộ trì người quy y Tam Bảo.
C. KẾT LUẬN
Chúng ta cần ý thức rằng: cuộc sống vốn dĩ vô thường, mạng người như nước dốc, như cá cạn nước, chỉ cần một hơi thở ra mà không trở lại là chúng ta tiếp tục trôi lăn trong sanh tử luân hồi, tiếp tục tạo nghiệp, chịu khổ. Chính vì thế:
“Được thân người là khó
Được gặp Tam-Bảo lại càng khó hơn”.
Hôm nay chúng ta được thân người, lại được gặp Tam Bảo là mình đầy đủ duyên lành. Thế nên, cần phải gấp rút quay về nương tựa ba ngôi Tam Bảo. Bởi Tam Bảo là ngọn đuốc sáng cho người đi đêm, là thuyền bè cho người vượt biển khổ, là thuốc hay cho người bịnh. Là nất thang đầu tiên cho những ai muốn đi trên con đường tìm cầu sự giải thoát.
Vì thế, quy y Tam Bảo là điều cần thiết, là chổ nương tựa vững chắc giúp cho chúng ta chuyển hóa được nghiệp chướng, không đọa ba đường ác. Hiện tại thân tâm được an lạc, đời sau được an lạc, không ai có thể phá hại được, làm việc gì cũng dễ dàng thành tựu, gia đình được hạnh phúc, được mọi người yêu quý. Hơn nữa, Quy y Tam Bảo còn là nhân lành, giúp chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi và thành tựu Phật quả trong tương lai.
Do đó:
“ Ai quy y đức Phật
Chánh pháp và chư Tăng
Siêng làm lành, lánh dữ
Tất xa lìa sanh tử khổ đau.”
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Ý nghĩa xuất gia - 17/10/2022
- Tam thân Phật - 17/10/2022
- Tam pháp ấn - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Bát Chánh Đạo - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Luân hồi - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 30/04/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- Mê tín dị đoan, do đâu? - 17/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Giết gì được Phật khen? - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019