Ý nghĩa xuất gia
Xuất gia không phải là việc làm tiêu cực; mà ngược lại, đó chính là việc trực tiếp đối mặt với sanh tử luân hồi, tìm ra con đường giải thoát, gánh vác một sứ mệnh cao cả tự độ và độ tha, lợi lạc hữu tình không bao giờ mệt mỏi.
A. DẪN NHẬP
Quán sát theo lời Phật dạy con người và thế giới con người đều chịu sự chi phối của định luật vô thường sanh diệt, nói chung nhìn vào thật tướng các pháp thấy được tất cả vật luôn thay đổi, thay đổi từ thân vật chất đến tinh thần hay hoàn cảnh bên ngoài và xa hơn nữa thay đổi cả vận hành của muôn pháp trong vũ trụ. Tất cả những hiện hữu trên cuộc đời dưới dạng giả hợp này thường được Phật dạy rằng các pháp hữu vi như chiêm bao, như giọt nước, như ảo thuật, chỉ là cái bóng mà thôi. Tuy nhiên, người thế gian mê lầm bị những ảo hoá giả tạm đó xoay chuyển làm mất bản tâm giống như người xem ảo thuật say mê cái giả đến độ quên mất cảnh sống thực của mình.
Ngược lại, người xuất gia nhận chân được mọi loài hữu tình, vô tình, vật chất, tinh thần đều nằm trong quy luật sanh diệt biến hóa nên bước đi đầu tiên của chúng ta là ra khỏi thế tục, không chạy theo cuộc đời huyễn mộng, chúng ta từ bỏ những gì không thực, không cần thiết cho đời sống thường hằng của người tu. Chúng ta vượt ra khỏi ba cõi không an, phát huy đạo đức và trí tuệ bước theo con đường Thánh thiện giải thoát, vào kho tàng tri kiến Như lai, Vậy xuất gia có ý nghĩa như thế nào để thể hiện sinh khí trong sáng của chánh pháp vào đời sống phạm hạnh ngõ hầu xứng danh là chúng trung tôn tiếp nối mạng mạch Như Lai?
B. CHÁNH ĐỀ
I. ĐỊNH NGHĨA
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, nghĩa là khước từ những điều mơ ước của thế gian để chọn lấy cuộc sống của một vị tu sĩ mà cũng có nghĩa là vượt qua các pháp che lấp Niết Bàn bằng cách thực nghiệm con đường Giới – Định – Tuệ. Điều đó thể hiện một cách trọn vẹn qua bài kệ sau:
“Hủy hình thủ khí tiết
Cắt ái từ sở thân
Xuất gia hoằng Phật đạo
Thề độ nhất thiết nhân”.
Trong kinh Nikaya định nghĩa: “Xuất gia” là cạo bỏ râu tóc, từ bỏ gia đình mà sống trong Pháp và Luật của Đức Phật. Kinh Tăng Nhứt A-hàm có dạy: “Người xuống tóc xuất gia học đạo thì phải có niềm tin kiên cố, nếu không đủ ý nghĩa như tên gọi này thì chớ nên xưng là đệ tử của Đức Thích Ca”. Thật vậy, sau khi xuất gia, Sa- môn Cồ-Đàm đã phát bốn lời hoằng nguyện, đó là nguyện cứu các khổ nạn của chúng sanh, nguyện trừ các chướng hoặc của chúng sanh, nguyện đoạn các tà kiến của chúng sanh, và nguyện độ chúng sanh ra khỏi vòng sanh tử. Sau sáu năm tìm kiếm, Ngài xác định con đương để thành tựu những lời hoằng nguyện ấy, được loài người tôn xưng là bậc giải thoát, là Phật.Như thế, xuất gia theo đạo Phật không chỉ để giải thoát cho chính mình mà còn vì lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sanh. Đã làm người xuất gia thì phải luôn luôn tự kiểm điểm mình bằng bốn lời hoằng nguyện trên.
II. Ý NGHĨA XUẤT GIA
- Hình thức xuất gia
Dựa vào hạnh nguyện của hành giả, Pháp Uẩn Túc Luận có đề cập bốn loại xuất gia:
a. Thân và tâm đều không xuất gia: Chỉ cho người thế tục chìm đắm trong ngũ dục ái nhiễm.
b. Thân xuất gia mà tâm không xuất gia: Đây là trường hợp những người gởi thân trong chùa nhưng tâm của họ vẫn còn vọng tưởng, chạy đuổi theo cái vui của năm dục. Người như vậy chỉ xuất gia vì cuộc sống hưởng lạc, vì tiếng thơm để người khác ngưỡng mộ. Đây chính là thành phần sâu mọt trong Đạo Phật, là loại “Sư tử trùng trung, thực sư tử nhục”, làm hủy hoại Phật Pháp. Đức Phật đã cho biết, vào thời mạn pháp thường thấy nhiều hạng người xuất gia như vậy.
c. Tâm xuất gia mà thân không xuất gia: Đây là hình thức xuất gia của các bậc thánh hay các vị Bồ-tát. Những vị này hoặc vì sợ lộ hình tướng khiến chúng sanh ngưỡng mộ mà trở nên mê tín, hoặc vì họ không còn chấp vào hình tướng mà chỉ chú trọng vào việc tu hành thực tiễn. Thân của họ không cần ở chùa, nhưng tâm của họ không còn ham thích các thú vui của năm dục và cũng không màng danh lợi. Hình thức này rất đặc biệt, người phàm phu không thể thực hành được, vì vậy không thể làm mô phạm cho người xuất gia thông thường. Chẳng hạn như các Ngài Duy Ma, Ngài Hiện Hộ v.v… Bên cạnh còn chỉ các vị cư sĩ phàm phu, tuy hình thức như người đời, nhưng thái độ sống không nhiễm ô thế tục, chẳng hạn như Bàng Uẩn Cư Sĩ, Tuệ Trung Thượng sĩ v.v…
d. Thân và tâm đều xuất gia: Loại xuất gia thứ tư, cũng chính là loại ưu việt hơn hết, vì biểu hiện vẹn ý nghĩa của từ “xuất gia” về cả hình tướng lẫn tâm niệm. Chỉ những vị lưu trú nơi vắng vẻ, như rừng núi, tự viện v.v… Tâm họ đang chế ngự hoặc không còn đắm nhiễm các hiện tượng của ngũ dục thế gian, như sắc, danh, lợi, v.v…Cuộc sống luôn nương tựa Tam Bảo, giữ giới thanh tịnh, đọan trừ mọi phiền não, cầu mong giải thoát giác ngộ.
“Xuất gia hoằng Phật đạo
Thề độ nhất thiết nhân”.
(Xuất gia truyền Phật đạo
Nguyện độ hết chúng sanh).
Đây chính là trường hợp lý tưởng nhất đối với một hành giả và cũng là bổn phận của người xuất gia.
2. Xuất gia là trực tiếp đối mặt với sinh tử luân hồi
Xuất thế tục gia là ra khỏi cái gia đình của thế gian, trừ bỏ mọi sự trói buộc của tự thân, sống đời sống Tỳ Kheo, không có gia đình với mục đích cao thượng. Chính có lẽ đó mà người ta muốn rời bỏ căn nhà thế tục và cũng là nhà lửa này.
“Tam giới vô an, do như hỏa trạch”
(Ba cõi không yên, giống như nhà lửa)
(Kinh Pháp Hoa, Phẩm Thí Dụ)
Cái mà chúng ta gọi là “nhà” thì các bậc thánh gọi đó là lao ngục ràng buộc. Kinh Niết-bàn có dạy: “Sống trong nhà thì bị bức bách ràng buộc như lao tù, nó là nhân phát sinh ra các loại phiền lão. Người ra khỏi nhà thì thoải mái như hư không, nó là nhân làm tăng trưởng tất cả các thiện pháp”. Sự thể hiện rất rõ của việc xuất gia là việc từ bỏ đời sống trong ngôi nhà; cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, dùng tâm thành kính mà thọ trì giới luật Đức Phật đã chế. Nhưng đây chỉ mới là nghĩa đen, còn nghĩa bong của nó là nhờ vào việc thành kính thọ trì giới luật của Đức Phật mà có thể ra khỏi ngôi nhà phiền não, ra khỏi ngôi nhà năm uẩn, ra khỏi ngôi nhà ba cõi, được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, chứng đắc giác ngộ; như thế mới gọi là xuất gia đúng nghĩa.
Dựa vào nhân xuất gia mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba đời chư Phật đều đã chứng thành Phật quả. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Người đời thường không hiểu biết gì về pháp của người xuất gia, chỉ ham thích cái vui rồi rơi vào sanh tử mà không biết cầu mong thoát khỏi. Còn Bồ-tát thì xả bỏ hết thảy thành quách tài sản, làm người xuất gia cầu mong giác ngộ”. Mặc dù chỉ là hình thức bên ngoài nhưng cũng đã đủ để chứng minh rõ sự buông xã, sự xã bỏ những thứ phiền, của thế gian, bước đầu của người cầu giải thoát, chấp nhận sống một đời sống Phạm hạnh về thân, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, bỏ mọi thứ dục lạc mà một người thường tận hưởng. Để có thể hướng tới một con đường tu tập thiết thực nhất, an lạc nhất theo đúng pháp và giới Luật của Đức Phật.
Như vậy, xuất gia không phải là việc làm tiêu cực; mà ngược lại, đó chính là việc trực tiếp đối mặt với sanh tử luân hồi, tìm ra con đường giải thoát, gánh vác một sứ mệnh cao cả tự độ và độ tha, lợi lạc hữu tình không bao giờ mệt mỏi.
3. Xuất gia là tích cực đối diện với cuộc đời
Xuất gia là ra khỏi sự ràng buộc của đời sống gia đình. Xưa kia, khi còn thị hiện làm Thái tử Tất-đạt –đa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thấy được cái khổ sanh già bệnh chết của cuộc đời; thế rồi Ngài quyết tâm từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ để xuất gia tìm cầu chân lý. Trải qua biết bao khổ hạnh để theo đuổi tất cả những phương pháp tu tập đương thời mà không kết quả, cuối cùng Ngài tự mình xác định một con đường của mình và chứng đắc giác ngộ vô thượng. Như vậy, xuất gia không phải là một việc dễ làm, càng không đơn giản để cả thân lẫn tâm đều cảm nhận được pháp lạc; cho nên, xuất gia là việc khó, phải trải qua nhiều công đoạn tu tập thực hành mới thành tựu được; là việc làm của bậc xuất trần thượng sĩ, không phải người có quyền uy hoặc giàu có là có thể làm được. Xuất gia là ra khỏi ngôi nhà đang bốc cháy của ba cõi, là ra khỏi ngôi nhà luân hồi sanh tử; muốn làm được điều này người xuất gia cần phải chuẩn bị cho mình một chí nguyện vững chãi, một tấm lòng thành kính để trau dồi phước huệ, nâng cao tính thiện trong con người; tinh tấn thực hành từ bi và hỷ xả để bước vào cảnh giới giác ngộ viên mãn.
Người xuất gia phải tự mình tháo gỡ rang buộc, dần dần thoát ly biển khổ, xả bỏ lợi danh cám dỗ, chỉ một lòng tầm cầu chân lý giải thoát tối thượng. Xuất gia là việc làm siêu trần thoát tục, luôn luôn phải tỉnh thức nội tâm, tham học cầu tiến, giải trừ cho được cái khổ sanh già bệnh chết, tiêu trừ cho được mê hoặc, thăng cao quả vị chứng đắc. Làm được như thế thì việc xuất gia mới tích cực đối diện với cuộc đời. Người xuất gia phải luôn tâm niệm rằng xuất gia là để vượt ra khỏi ngôi nhà phiền não sanh tử, ra khỏi ngôi nhà tà tri tà kiến, ra khỏi ngôi nhà tự tư tự lợi, để rồi hoàn thiện nhân cách, liễu ngộ cuộc đời tạm bợ vô thường, lợi lạc quần sanh. Bài kệ Thế phát (Xuống tóc) viết: “Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng sanh, xa rời phiền não, liền đắc tịch tịnh”. Kinh Phước Điền trong Tỳ- ni Nhật dụng Thiết yếu cũng nói về năm đức tính của một người xuất gia:
· Một là phát tâm xuất gia, vì cảm bội Phật pháp;
· Hai là hủy bỏ hình đẹp, vì thích ứng pháp y;
· Ba là cắt ái từ thân, vì không còn thân sơ;
· Bốn là không kể thân mạng, vì tôn sùng Phật pháp;
· Năm là chí cầu đại thừa, vì hóa độ mọi người”.
Nhiều người sai lầm khi cho rằng chùa chiền là nơi trốn tránh trách nhiệm xã hội hoặc vào chùa thì liền được thanh tịnh giải thoát. Nghĩ như vậy thì quá ư nông nổi. Vào chùa, ngoài công việc bửa củi gánh nước, tụng kinh niệm Phật hàng ngày, người xuất gia còn phải biết tự câu thúc từng hành vi cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, trì nghiêm ngặt các nguyên tắc của thiền môn. Nếu người không đủ phước báo, thiếu quyết tâm hạ thủ công phu, hoặc không đủ thời gian tu tập và rèn luyện ngay từ đầu thì sẽ dễ dàng thất bại. Khi đó còn nói chi đến chuyện ngồi thiền, tĩnh tọa, kinh hành, nghiên cứu giáo nghĩa, thông thạo kinh điển, thuyết giảng độ sanh. Hoặc có người cho rằng vào chùa là trốn tránh được sự đời, có ngờ đâu trong tâm còn phiền não thì dù ở chùa, phiền não lại càng tăng thêm. Thật ra đây là một bài học hai mặt, khi tâm tịnh thì thế giới tịnh và khi tâm an thì thế giới an. Khi cái thấy biết của mình đã không đúng thì tâm làm sao mà tịnh; đức hạnh tu tập chưa thuần thì thân làm sao mà an. Nếu không hiểu giáo lý thì cho dù có xuất gia đi chăng nữa tâm cũng không thể nào thanh tịnh; đó mới chỉ là hình thức thân xuất gia mà tâm không xuất gia. Mặt khác, xuất gia là một chí nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung học hỏi trau dồi. Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng trách của Đức Phật, nối tiếp dòng thánh, duy trì huệ mạng. Muốn được như vậy thì người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo dưới cứu chúng sanh, giúp chúng sanh rời khổ được vui, chứng ngộ chân lý, giải thoát sanh tử luân hồi.
4.Xuất gia là đại báo hiếu
Nếu bảo rằng chữ hiếu của đời thườnglà hiếu thuận cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ thì đạo hiếu của người xuất gia còn hơn thế, vì xuất gia là một nghĩa cử cao đẹp hơn cả, chứ không như mọi người vẫn tưởng rằng xuất gia là đoạn tuyệt thân bằng quyến thuộc. Thật ra, Đức Phật dạy chúng ta đoạn có nghĩa là đoạn trừ chấp trước hoặc chấp thủ, nghĩa là không khởi vọng niệm về chấp thủ tình cảm, chứ không phải là đoạn trừ thâm ân cha mẹ; thay vào đó, người xuất gia đem cái tình cảm bình thường thăng hoa thành đại từ đại bi. Nếu đoạn trừ theo cách nghĩ thông thường thì thành pháp tiêu diệt thì tu hành không có ích gì, như cây khô thì không còn ý nghĩa.
Đức Phật dạy chúng ta phải tôn trọng hết thảy chúng sinh, cảm ơn hết thảy chúng sinh, lấy sự tu tập giải thoát mà báo đáp thâm ân cha mẹ. Sau khi Đức Phật thành đạo. Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ báo hiếu cho cha mẹ kế. Khi vua cha lâm bệnh thì ngài nói cho vua cha nghe Phật pháp, đến lúc vua cha lâm chung thì Ngài tự vai mình gánh thi hài vua cha đi mai táng. Tăng sĩ Phật giáo báo đáp thâm âncha mẹ bằng cách dùng năng lực cầu nguyện và hướng dẫn cha mẹ đi theo Chánh đạo, làm lành lánh dữ, tạo phước tích đức. Chỉ có người không hiểu đạo lý mới nghĩ là Phật giáo không tôn trọng đạo hiếu. Trong Phật giáo nhấn mạnh “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”, người xuất gia luôn lấy từ bi làm bản hoài, phát Bồ-đề tâm, hành Bồ- tát-hạnh, lợi mình lợi người, cứu độ chúng sanh, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ muôn loài, thương yêu cả những côn trùng nhỏ bé. Người xuất gia dùng năng lực tu hành của mình để báo hiếu, nếu cha mẹ khó khăn, giới luật của Phật giáo cũng cho phép cúng dường cha mẹ, thậm chí có thể đem cha mẹ vào chùa để phụng dưỡng. Chúng ta nhiều kiếp luân hồi trong lục đạo thì cũng có rất nhiều cha mẹ, nếu kiếp này được may mắn xuất gia thì phải tinh tấn tu hành, hóa độ chúng sanh hữu duyên, trợ duyên hồi hướng cho cha mẹ nhiều đời.
Người xuất gia phải biết cầu tiến, vượt ra khỏi ba cõi, dùng trí huệ liễu ngộ của mình mà phục vụ chúng sanh, làm cho chúng sanh được lợi ích thiết thực, từ vô minh mà đi vào giác ngộ. Dùng Phật pháp để hướng dẫn chúng sanh, lấy Lục độ để giáo hóa muôn loài; do đó, người xuất gia trước hết phải vì lợi ích cho chúng sanh, thành tựu Phật đạo, chỉ như thế mới là một người xuất gia chân chánh, không trốn tránh cuộc đời, không rời thế gian.
5. Ý nghĩa thực tiễn của người xuất gia
a. Ý nghĩa xuất gia đối với cá nhân
Người xuất gia nhờ giữ gìn giới pháp mà sinh định, do định phát khởi mà trí huệ tăng trưởng, cuối cùng thì chứng đắc giải thoát giác ngộ. Nếu chúng ta dùng niềm tin chân chánh để áp dụng lời Phật dạy vào thực tiễn của cuộc đời, đem lại lợi lạc cho cuộc đời thì chúng ta sẽ hòa hợp giữa mọi người; thế giới Ta-bà được an lạc thì đó là tịnh độ nhãn tiền; người xuất gia đi đến đâu đều được tự tại, đó là một ý nghĩa cao quý của việc xuất gia. Xuống tóc xuất gia là chính thức dấn thân vào cuộc đời, vì cuộc đời đau khổ chúng ta nguyện xin cứu khổ, lấy niềm vui của mọi người để làm niềm vui của mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình, thực hành hạnh Bồ-tát không vì an lạc cá nhân mà nguyện giúp hết thảy chúng sanh hết khổ được vui. Như vậy chính là đi vào thực tiễn của cuộc đời. Người xuất gia báo ân Tam bảo bằng cách thông cảm và hòa nhập với mọi người, nhu hòa và hiểu được mọi người, dùng từ bi để đối với mọi người, cung kính tôn trọng hết thảy mọi người, cảm ơn hết thảy mọi người.
b. Ý nghĩa xuất gia đối với Phật giáo
Phật giáo được lưu truyền trong thế gian là nhờ hàng ngũ Tăng sĩ, thêm một người xuất gia chân chánh thì thêm một sức mạnh hoằng pháp, làm cho Phật pháp ngày them hưng thịnh. Phật pháp được hoằng truyền rộng rãi cũng là nhờ sức mạnh của Tăng bảo. Kinh Tán Dương Công Đức Tăng Bảo cho thấy người xuất gia có nhiệm vụ giữ gìn mạng mạch của Tam bảo, tiếp tục ngọn đèn trí huệ của chư Phật; kinh dạy: “Người đệ tử xuất gia là người có thể đảm trách và kế tục Chánh pháp của Như Lai ở đời sau. Nếu đem tất cả công đức của người thế gian gộp lại cũng không thể sánh bằng một người xuất gia hoằng dương thánh giáo”. Lịch sử truyền bá Phật giáo đã khẳng định vai trò to lớn của Tăng bảo trong việc duy trì chánh pháp ở thế gian.
Ngày nay mặc dù kinh sách đầy đủ mà con người vẫn khó tiếp cận với Phật giáo. Chướng ngại lớn nhất của họ là không hiểu được Phật pháp, vấn đề này liên quan đến sự giáo dục lâu dài, đồng thời phản ảnh hoạt động hoằng pháp chưa hiệu quả. Hơn nữa, công việc hoằng pháp chưa song hành với nền giáo dục hiện hành, chưa có một phương tiện nào có đầy đủ tính chính xác và toàn diện để đưa Phật pháp phổ cập trong quần chúng. Cho nên công việc hoằng pháp lợi sanh là một trách nhiệm lớn lao mà người xuất gia phải gánh vác.
c. Ý nghĩa xuất gia đối với toàn bộ xã hội
Xã hội phát triển không thể chỉ chú trọng văn minh vật chất mà còn phải kiến thiết văn minh tinh thần; nếu không, sự phát triễn của xã hội mất cân bằng. Hoằng dương phật pháp là tích cực đóng góp văn minh tinh thần cho xã hội. Phật pháp là tâm pháp. Thực hành Phật pháp là tự rèn luyện hòan thiện nhân cách và bình đẳng với tất cả chúng sanh trong pháp giới. Xã hội hiện đại nhấn mạnh vai trò của sự hài hòa, điều này rất khế hợp với tinh thần Phật giáo. Phật giáo không bao giờ nói đến đối lập mà nói đến dung hòa. Mọi người đều có thể học hỏi ở Phật pháp; nếu thế gian này mọi người đều học Phật pháp thì thế giới này không còn chiến tranh, người với người hài hòa thương yêu.
C.KẾT LUẬN
Xuất gia là gánh vác sự nghiệp của chư Phật, tiếp tục thắp sáng ngọn đèn Chánh pháp. Sức mạnh của một cá nhân tuy nhỏ bé, nhưng nếu có thể nói năng như Chánh pháp, làm những điều Phật dạy thì có thể cảm động tâm thức của nhiều người, cống hiến cho xã hộimột giá trị hài hòathân thiện. người xuất gia lấy việc lợi íchcho mọi người là sự nghiệp; giúp xây dưng xã hội thanh bình, cải thiện nhân tâm; dùng từ bi mà bổ chính, hỗ trợ cho những thiếu sót của giáo dục; góp phần xây dựng một quốc độ an lành, hạnh phúc cho mọi chúng sinh.
Xuất gia là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, là sự cầu tiến của con người, tìm tự tại giải thóat và chân thành sống với đời. Xuất gia hoàn toàn là một sự tự nguyện cá nhân không có bất kỳ một sự gán ép nào. Xuất gia là sống với một đoàn thể Tăng già hòa hợp, dung hòa một cá thể vào trong đại chúng để rèn luyện chất lượng bản thân, thực hiện lý tưởng giải thoát; đồng thời, đem năng lượng từ bi và trí huệ của đại chúng chuyển hóa thế gian, thúc đẩy cá nhân và cộng đồng không ngừng tinh tấn.
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Tam thân Phật - 17/10/2022
- Tam pháp ấn - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Bát Chánh Đạo - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Luân hồi - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Quy y Tam Bảo - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 30/04/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- Mê tín dị đoan, do đâu? - 17/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Giết gì được Phật khen? - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019