Luân hồi
Theo quan điểm của nhà Phật, con người sau khi chết không mất hẳn, cũng không tồn tại mãi mãi mà là “Luân Hồi”
BÀI 1
A. DẪN NHẬP
Đối với thế gian, sống và chết là vấn đề lớn nên con người luôn quan tâm và đã có không ít các quan kiến khác nhau về vấn đề này. Trong đó, có hai quan kiến “thường kiến” và “đoạn kiến”.
“ Thường Kiến” thì cho rằng con người sau khi chết, linh hồn sẽ còn mãi mãi. Nghĩa là người sống như thế nào thì sau khi chết vẫn như thế ấy.
“ Đoạn kiến” thì ngược lại, Họ cho rằng con người sau khi chết là hết, là mất hẳn. Từ đó Họ sống tự do buông lung, hưởng thụ, bất chấp tạo nghiệp ác.
Còn lại một số người do chưa rõ, chưa hiểu thực hư vấn đề nầy như thế nào nên mơ mơ hồ hồ, họ rất hoang mang không biết ta từ đâu đến, và sau khi chết sẽ đi về đâu như Trịnh Công Sơn đã than rằng:
“Trăm năm vô biên chưa từng hội ngội
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà !”
Nhà thơ Bùi Giáng cũng có bài thơ như thế:
“ Ngày sẽ hết, Ta sẽ không ở lại
Ta sẽ đi và không biết đi đâu
Nhưng Ta nhớ trần gian này mãi mãi
Vì nơi đây Ta sống đủ vui sầu !”
Do đó, để hiểu một cách chính xác về vấn đề nầy, chúng ta cần phải tìm hiểu qua lăng kính Phật giáo.
Theo quan điểm của nhà Phật, con người sau khi chết không mất hẳn, cũng không tồn tại mãi mãi mà là “Luân hồi”
Vậy “Luân hồi” là gì ? Vì sao có Luân hồi, tầm quan trọng và sự diễn biết của nó ra sao? Đó là đề tài quan trọng mà con người không thể không quan tâm.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM LUÂN HỒI
1. Định nghĩa
Luân hồi: Tiếng Phạn là Samsara. Theo Hán tạng, Luân: là bánh xe. Hồi: là xoay tròn. Luân hồi: Là bánh xe xoay tròn. Bánh xe quay theo quĩ đạo. Tức là chỉ cho sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những sự vật hiện tượng, kể cả con người. Còn gọi là “Tái sinh” nghĩa là chỉ cho cuộc sống của những kiếp về sau.
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một vòng tròn “ sinh sinh – hóa hóa” của đời sống muôn lòai chúng sanh. Trên vòng tròn ấy không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, và bánh xe ấy cứ xoay mãi trong vòng trầm luân của sanh tử khổ đau mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển, lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sanh trong sáu đường (lục đạo) khi đầu thay ở cõi nầy, khi ở cõi khác, luôn luôn tiếp nối tử sanh, sanh tử không ngừng cho đến khi nào con người tu tập và đạt đến sự giải thoát tối thượng.
2. Nhận dạng bánh xe luân hồi
Liên hệ đến biểu tượng bánh xe, trong Phật giáo có hai loại bánh xe là bánh xe chánh pháp và bánh xe luân hồi. Chúng ta cần phân biệt rõ.
Bánh xe chánh pháp:
Biểu tượng hình vòng tròn với 8 căm, tượng trưng cho bánh xe chuyển luân. Tức là bánh xe chánh pháp đã được chuyển. 8 căm là tượng trưng cho Bát chánh Đạo ( Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định). Đây Là con đường tu tập đưa chúng sanh thoát khổ được vui.
Bánh xe luân hồi:
Biểu tượng hình vòng tròn với 12 căm, tượng trưng cho bánh xe luân hồi. 12 nhân duyên (Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.). Từ “Vô minh đến Lão tử” là một chuỗi mắc xích, một vòng lẩn quẩn mà chúng sanh bị trói buộc mãi trong “Tam giới lục đạo”. Do đó, người ta dùng hình ảnh bánh xe có 12 căm để nói lên ý nghĩa luân hồi mà con người cứ mãi trầm luân thọ khổ. Hoặc sáu căm tượng trương cho sáu cõi (Trời, người, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, súc sanh)
3. Luân hồi có từ bao giờ
Trái đất có lực hút theo quy luật tự nhiên của nó, và nhà bác học Newton chỉ là người phát hiện ra quy luật ấy. Nếu Newton không ra đời thì quy luật này vẫn hiển nhiên, tồn tại trong vũ trụ.
Cũng như thế, đứng về mặt thời gian thì luân hồi có từ vô thỉ, vô chung. Nghĩa là đó là một qui luật tự nhiên như luật trái đất xoay quanh mặt trời vậy.
Đứng về mặt lịch sử thì Luân hồi được phát hiện từ sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Thế nên, dù Đức Phật có ra đời hay không ra đời thì luân hồi vẫn là quy luật, luôn âm thầm chi phối hết tất cả chúng sanh.
4. Sự tu chứng của đức Phật
Sau khi chứng kiến cảnh “Sanh, già, bệnh, chết” và biết đây là nổi thống khổ lớn nhất của Con Người. Từ đó Thái tử Tất Đạt Đa luôn có ý định tìm đường giải thoát cho tất cả chúng sanh. Đây cũng chính là nguyên nhân Ngài quyết định từ bỏ cung vàng điện ngọc, những thứ vui thường tình của thế gian để tìm chân lý. Trải qua 5 năm tìm đạo, 6 năm tu khổ hạnh và 49 ngày đêm tư duy, thiền định, với sự tu chứng “Tam minh”.
Thiên nhãn minh: Thấy rõ được những kiếp sống về quá khứ của mình và của tất cả chúng sanh như nhìn thấy những lằn chỉ trong bàn tay.
Túc mạng minh: Thấy rõ sự liên quan mật thiết của vạn sự vật hiện tượng, đều đi theo tiến trình “ Thành, trụ, hoại, không” hay “ Sanh, trụ, dị, diệt ”. Và thấy rõ mối tương duyên nhân quả luân hồi của 12 nhân duyên đang âm thầm chi phối hết tất cả chúng sanh qua “ Sanh, lão, bệnh, tử ”.
Đức Phật cũng thấy rõ sự đoạn diệt của 12 chi phần nhân duyên ấy, như Người từ lầu cao ngó xuống đường, thấy những dòng người qua, lại, ngược, xuôi.
Lậu tận minh: Dứt sạch các căn bản phiền não (gốc) của vô minh là “ tham, sân, si” và các chi mạt vô minh ( nhành, lá ) là “ kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc (Thích Minh Châu (1996), Kinh Trung Bộ III, NXB Tôn giáo, tr 481.) v.v..” Hiển nhiên trở thành một vị Phật giữa trần gian.
Và một trong những tuyên ngôn đầu tiên của Đức Phật được cất lên giữa dòng đời, với nội dung giải thoát vòng luân hồi – trầm luân, đã được ghi lại trong Kinh tạng như sau:
“ Trong vòng sống chết vô tận
Ta đi mãi không cùng
Từ bào thai này đến bào thai khác
Đuổi theo người chủ ngôi nhà
( Trong vòng luân hồi)
Này chủ nhà ! nay Ta đã nắm được ngươi rồi
Ngươi không cất nhà lại được
Cột kèo đã gãy hết
Mái rường đã sụp đổ
Tâm lìa hết tạo tác
Tất cả đã diệt trừ xong
( giải thoát khỏi vòng luân hồi)
( Pháp cú 153 – 154 )
Qua bài thơ trên, chúng ta thấy rõ Đức Phật xác định sự thật về luân hồi một cách cụ thể qua hình ảnh tái sanh (từ bào thai này sang bào thai khác).
Tái sanh
Là sự trở lại một đời sống mới, hoặc cao hơn, hoặc thấp hơn, hoặc như cũ trong lục đạo (Trời, Người, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh).
Do đó, tất cả hệ thống Kinh điển nhà Phật dù Nam truyền hay Bắt truyền, dù Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Tông vv…đều nói đến Luân hồi, chứng tỏ đây là một sự việc không thể phủ nhận và xem thường.
( Dẫn Kinh Tuệ Túc)
Kinh Trường A Hàm, Bài Kinh số 7 “Kinh Tuệ Túc” xác định về Luân hồi giữa Tỳ Kheo tên là Đồng nữ Ca Diếp, cùng với Đồng nữ Bà la Môn tên Tuệ Túc:
Tuệ Túc theo chủ thuyết “Đoạn diệt” (sinh ra chết là hết, không có đời sau) vì Ông nghe Phật dạy có đời sau và đời sau như thế nào Ông chưa hiểu, nên Ông đến gặp Đồng nữ Ca Diếp để tìm hiểu.
Bà la Môn vấn:
“Thưa Ngài! Tôi nghe Phật dạy là có đời sau, nhưng riêng tôi không tin điều này. Nhưng tôi muốn hỏi Ngài để tôi được sáng tỏ. Thưa Ngài! Tôi nghe Phật dạy: một người không giữ 5 giới, không tu thập thiện, chết đọa địa ngục”.
Tôi có biết một người không giữ 5 giới, không tu thập thiện. Khi người này gần chết tôi có đến thăm và nói thế này: “Này em! Nếu sau khi chết, em có đọa địa ngục, em nhớ về báo cho tôi biết. Người này bằng lòng. Nhưng tôi chờ đợi rất lâu và cho đến hôm nay tôi vẫn chưa thấy em về báo với tôi vì vậy mà tôi không tin điều này”.
Đồng nữ Ca Diếp trả lời: “Này Bà la môn Tuệ Túc! Người trí cần nghe thí dụ để được hiểu:
“Này Bà la Môn! Có một kẻ trộm bị bắt và được đem ra xử trảm. Trước khi chết hắn xin với quan tòa cho tôi về thăm nhà, gặp người thân có một số việc cần nói với họ rồi tôi sẽ trở lại. Ông nghĩ việc này, quan tòa có chấp thuận theo lời đề nghị của hắn không ?”
Bà la Môn: “Thưa Ngài! không thể chấp nhận được.”
Đồng nữ Ca Diếp: “ Này Bà la Môn! Cũng như thế. Điều đó người còn sống còn không thể làm được, huống chi sau khi chết người này bị đọa vào địa ngục mà được trở về nói với ông để cho ông biết.”
Mặc dù được trả lời như vậy nhưng Bà la Môn vẫn chưa chấp nhận.
Ông vấn tiếp:
“Này Tôn giả! mặc dù là vậy nhưng tôi vẫn không tin có đời sau. Bởi tôi còn nghi vấn như thế này: Theo Phật dạy: Tu thập thiện, giữ 5 giới, phước báo này sau khi chết sẽ được sanh thiên.Tôi có một người thân tu thập thiện, giữ 5 giới. Và khi người này sắp qua đời, tôi đến thăm và nói với anh ta: Đức Phật dạy người tu thập thiện, giữ 5 giới. Sau khi chết sẽ được sanh thiên. Nếu anh có sanh về trên ấy, anh hãy trở lại báo cho tôi biết. Người kia nhận lời, và tôi cũng chờ mãi không thấy anh ta về báo lại, vì vậy mà tôi không tin có đời sau”.
Đồng nữ Ca Diếp: “Này Bà la Môn! Ví như có một người bị rớt xuống hầm phẩn, đầu và cả người anh ta bị chìm trong hầm phẩn. Nhưng anh được người ta vớt lên cho anh tắm xà bông thơm, người anh ta không còn nghe mùi phẩn nữa. Nếu hỏi anh ta có chịu rớt xuống thêm một làn nữa không? ông nghĩ anh ta có bằng lòng không?”
Bà la Môn: “Thưa không”
Đồng nữ Ca Diếp: “Này Bà la Môn! Cùng như thế, chư thiên ở cõi trời nhìn xuống cõi người là uế trược, hôi hám như hầm phẩm. Và sau khi họ được sanh lên trên đó, họ có còn can đảm để trở lại cõi uế trược này không?”
Hơn nữa, ông có biết thời gian của chư thiên và thời gian của con người như thế nào không? Một ngày của chư thiên bằng 100 năm ở cõi người. Và có những cõi trời, một ngày ở trên đó bằng 1000 năm ở cõi người. Người sau khi chết được sanh lên cõi trời, họ đi chơi một vòng tham quan trên đó, ngày hôm sau mới về báo lại với ông. Liệu đến lúc đó ông có lột da sống đời để chờ người này về báo tin cho ông không?”
Bà la Môn: “Thưa không. Lúc đó tôi đã chết lâu rồi” Mặc dù vậy, nhưng tôi vẫn không tin có đời sau. Vì sao?”
“Thưa Tôn giả! Làng tôi có một tên trộm và đưa cho tôi xử. Tôi ra lệnh bỏ hắn vào một cái vạc, đậy kín. Tôi lấy đất sét trét một lớp dày, bao xung quanh cái vạc và cả lò nấu, không cho thần thức hắn tiếp xúc với bên ngoài rồi nổi lửa thiêu nó, rình coi thần thức nó tẩu thoát ra ngã nào.Tôi bảo một người tin cẩn quan sát, ngó tới ngó lui và đi xung quanh giám sát thật kỹ. Nhưng rốt cuộc vẫn không thấy thần thức nó chạy ra ngã nào cả. Sau đó tôi mở nắp vạc ra, nhìn cũng chẳng thấy thần thức của nó qua lại trong vạc. Do vậy tôi biết không có đời sau.”
Đồng nữ Ca Diếp: “Này Bà la Môn! Khi ông ngũ, có bao giờ ông nằm mơ không?”
Bà la Môn: “Thưa có”
Đồn nữ Ca Diếp: “Vậy lúc ấy những người thân của ông ngồi bên cạnh ông, có ai thấy thần thức của ông đi ra, đi vào, nơi nầy, nơi đó không?”
Bà la Môn: “Thưa không thấy”
Đồn nữ Ca Diếp: “Này Bà la Môn: Ông còn sống sờ sờ thần thức ra vào mà người thân của ông còn không thấy, huống chi người chết?
Này ông Bà la Môn! Các Thầy Tỳ Kheo chuyên tu thiền định kiên cố mà được khả năng thiên nhãn thông, nhìn thấy biết được nơi thác sanh của mọi loài chúng sanh. Ông chỉ với mắt thịt không thấy biết được nơi thác sanh của mọi chúng sanh, thế mà lại bảo là không có. Đó là một sai lầm.
Bà la Môn: “Thưa Ngài! Dù vậy tôi vẫn không tin có đời sau. Một lần kia, có một kẻ trộm bị tóm được. Tôi ra lệnh trói và lột da nó khi nó còn sống để tìm thần thức của nó, nhưng tôi không thấy.Tôi lại ra lệnh cắt thịt nó từng miếng mà tìm, vẫn không thấy thần thức nó đâu cả. Tôi lại ra lệnh đập cả xương tủy nó, nhưng vẫn không tìm thấy thần thức nó đâu cả, vì vậy mà tôi không tin có đời sau.”
Đồng nữ Ca Diếp: “ Này Bà la Môn! Tôi chỉ cho ông một chuyện: Một Bà la Môn nọ thờ lửa. Khi có việc đi xa, ông ta bảo đệ tử nhỏ canh chừng, đừng để ngọn lửa tắt. Nếu lửa tắt thì lấy búa chẻ củi nhúm cho lửa cháy lên. Khi ông ta đi, thằng bé ham chơi bỏ lửa tắt ngủm. Nó vội vàng chẻ củi để tìm lửa nhưng không thấy. Nó chặt củi bỏ vào cối giã một hồi cũng không thấy lửa đâu.
Vừa khi ấy Bà la Môn trở về nhìn thấy vậy ông hỏi nó cách lấy lửa. Nó thưa lại việc làm của nó. Thầy Bà la Môn liền lấy hai thanh củi mài cọ mạnh vào nhau một hồi, để bùi nhùi vào lửa ngún lên, liền sau đó lửa xuất hiện. Ông nay cũng vậy! lột da, đập xương để tìm thần thức cũng giống như thằng bé giã củi trong cối để tìm lửa vậy”.
Bà la Môn: “Dù vậy, nhưng tôi vẫn tin là không có đời sau. Thưa Ngài! Vì lần nọ, trong làng bắt được một tên trộm và đem đến cho tôi xử. Tôi ra lệnh đem cân nó cho kỹ lưỡng, rồi cho nó chết một cách êm thắm.Không được làm mất chút da thịt nào. Sau khi nó chết tôi đem nó lên cân, cân lại thì thấy nặng hơn lúc còn sống. Do vậy tôi biết không có đời sau”.
Đồng nữ Ca Diếp: “ Này Bà la Môn! Ông nghĩ thế nào, vì sau sắt nguội cân nặng, còn sắt nóng thì cân lại nhẹ hơn?”
Bà la Môn: “Thưa Ngài! Sắt nóng có màu đỏ, nên mềm nhẹ. Sắt nguội không được như vậy nên nặng”.
Đồng nữ Ca Diếp: “ Này Bà la Môn! Khi người ta đang còn sống. Dù nặng nhưng có thần thức nên nhẹ. Khi chết mà nặng vì thần thức đã rời khỏi xác thịt nên nặng.”
Sau cùng, ông Bà la Môn mới thú nhận rằng từ khi biện luận đến khoảng giữa ông đã tự thấy mình sai. Nhưng vì muốn thử tài biện khéo của Đại Đức nên ông cứ bảo không tin có đời sau để được nghe các thí dụ rất hay của Ngài. Cuối cùng Bà la Môn Tuệ Túc được giới thiệu quy ngưỡng Đức Thế Tôn.
Qua câu chuyện chúng ta thấy, thông thường Con Người vì còn sống trong cảnh mê mờ, còn trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi nên khó có thể cảm nhận đâu là sự thật.
II. LUÂN HỒI LÀ MỘT THỰC THỂ
Theo quan điểm của Phật giáo, tất cả chúng sanh trong tam giới, (bao gồm cả hữu tình chúng sanh và vô tình thế giới) vạn sự vật hiện tượng, từ vật nhỏ như hạt bụi, lớn như quả địa cầu, cho đến tất cả muôn loài trong vũ trụ, kể cả Con Người đều vô thường. Đều phải trãi qua một quá trình “Thành, trụ, hoại, không” hay “Sanh, trụ, dị, diệt”. Cũng có nghĩa là “Sanh, già, bệnh, chết”. Và đều phải chịu sự chi phối của Luân hồi.
1. Mọi sự vật luân hồi
a. Đất luân hồi
Các nhà địa chất khai thác cát như ở Cam Ranh Việt Nam chúng ta chẳng hạn. Họ lấy cát làm các vật dụng bằng thủy tinh như ly, chén vv…Trãi qua một thời gian xử dụng, các thủy tinh này hư hoại, lúc này nó trở thành những mãnh vỡ được người ta đem chế biến thành những vật dụng khác, đó là sự luân hồi của đất.
b. Nước luân hồi
Nước gặp nhiệt độ nóng bốc thành hơi, bay lên cao tích tụ lại thành mây, mây gặp khí quyển lạnh trở thành chất lỏng, rớt xuống thành mưa và trở lại thành nước, nước trở lại tiếp tục bốc hơi, thành mây … đó là sự luân hồi của nước.
c. Gió luân hồi
Sự di chuyển của không khí gọi là gió. Không khí bị mặt trời đốt nóng giãn ra và bốc lên cao, tạo ra những khoảng trống. Để lấp vào những khoảng trống này, không khí ở xung quanh ùa vào và tạo thành gió. Không khí xê dịch chậm thì gió hiu hiu, xê dịch nhanh thì gió mạnh, nhanh hơn nữa thì thành bão. Gió thay đổi qua nhiều trạng thái, nhưng bản chất của nó vẫn là không khí.
d. Lửa luân hồi
Lửa từ que diêm phát ra, trở lại đốt cháy que diêm biến thành thán khí và tro. Tro và thán khí này được rễ và lá của cây hấp thụ, biến thành nhựa nguyên và nhựa luyện để nuôi cây. Đến một ngày kia cây bị đốt cháy, lửa lại phát hiện. Như thế lửa luân hồi qua những trạng thái khác nhau, khi tiềm phục khi phát hiện chứ không mất.
e. Vũ trụ luân hồi
Trái đất luôn xoay quanh mặt trời và tự xoay quanh trục của nó. Các tinh thể dù bay đi đâu cũng không ngoài xoay quanh vũ trụ. Do đó, hiện trạng “Nhật thực” toàn phần tại Việt Nam ta vào ngày 22, tháng 7, năm 2009 vừa rồi:
“Với thời gian xảy ra nhật thực toàn phần cực đại là 6 phút 39 giây vào lúc 02:35:21 giờ UT (9:35:21 giờ Hà Nội) ngày 22/7 tới, đây được coi là nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Để có dịp chiêm ngưỡng được kỳ nhật thực toàn phần dài như thế này, chúng ta phải đợi đến năm 2123.Tức 123 năm sau mới có hiện tượng kỳ thú này”.( Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn vũ trụ Việt Nam cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn của PV Dân trí.)
Nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 22/7 sẽ được quan sát trong một dải hẹp rộng 258 km và kéo dài gần nửa vòng trái đất. Nhật thực toàn phần bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó đến các nước Nepal, Bhutan, Myanmar và Trung Quốc, tiếp tục vượt ra ngoài Thái Bình Dương.
Đây là lúc Mặt trăng, Trái đất cùng chuyển động ngang qua trên một đoạn thẳng với Mặt trời. Tức là cả ba: Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng đứng trên một đường thẳng. Cho nên, nửa phần trái đất còn lại, dù là ban ngày nhưng vẫn bị Mặt trăng che khuất ánh sáng (tối) sự việc được kéo dài 6 phút 39 giây. Hiện tượng này cứ 123 năm được trở lại một lần. Đó là sự luân hồi của vũ trụ.
(Báo Dân Trí, số ra ngày 15/ 7/ 2009)
2. Hữu tình luân hồi
Không chỉ có vạn vật, kể cả Con Người cho đến các loài động vật, các loài vô hình mà mắt thường không thể nhìn thấy được như Trời, Thần, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ vv…Tất cả chúng sanh trong “Tam giới lục đạo” đều phải chịu sự chi phối của luân hồi.
a. Con Người Luân hồi
Chẳng hạn, thân người, hay thân súc vật cũng thế, xét cho cùng thì cũng do tứ đại mà có, tức là do đất, nước, gió, lửa mà thành. Những chất cứng dẻo như da, thịt, gân, xương thuộc về Ðất; những chất đượm ướt như máu, mỡ, mồ hôi, nước mắt, thuộc về Nước; hơi thở ra vào, phổi hô hấp, thuộc về Gió; hơi nóng trong người thuộc về Lửa.
Như trên chúng ta đã thấy thân người do tứ đại mà có, khi thân nầy chết và đến lúc tan rã, thì chất cứng dẻo trả về cho Ðất; chất đượm ướt trả về cho nước; hơi nóng trả về cho Lửa; hơi thở trả về cho Gió. Rồi bốn chất nầy tùy theo duyên chung hợp lại, làm thành cây cỏ hay thân người khác. Người khác đến khi chết rồi, bốn chất đó trở về bản thể cũ của chúng.
Xác thân chúng ta, biến hóa không ngừng. Xương thịt máu huyết chúng ta cũng luân hồi. Chẳng hạn như Ta uống nước vào cơ thể. Cơ thể hấp thụ nước sẽ chuyển (luân hồi) thành máu, mủ, mồ hôi, nước đườm, nước dãi vv…
Nhìn vào tấm hình của mình lúc 1 tuổi, và một tấm hình lúc ta 50 tuổi. Rõ ràng ta không còn là một em bé ngoe ngoe, mà là một trung niên sắp về già. Sự chuyển đổi ấy là vô thường và cũng là luân hồi.
b. Tinh thần luân hồi (Tâm sở luân hồi)
Nói đến con người, ngoài thân xác còn có tinh thần (Thức).Ví như điện thoại di động và pin. Điện thoại mà hết pin thì vô ích. Hai cái này luôn hổ tương cho nhau để hoạt động. Cũng như thế, thân xác nhờ có tinh thần (Thức) mới hoạt động. Thân xác đã luân hồi thì tinh thần cũng luôn thay đổi, bất thường, không bao giờ đứng yên ở một chổ.
Khi buồn giận, lúc yêu thương, đang vui mà chỉ cần nghe ai đó nói nặng mình một câu thôi, chẳng hạn như ta đang vui, chỉ cần nghe người khác nói mình một câu không êm tai chợt sân si nổi lên, liền nổi trận xung thiên, đỏ mặt, tía tai, tức là đọa vào tam ác đạo. Những tâm trạng đổi thay nơi nội tâm chúng ta là luân hồi.
Nói chung con người chúng ta có hai phần: thể xác lẫn tinh thần đều là hình tướng của luân hồi. Thấy đến chỗ tận cùng ấy, ta mới khỏi nghi ngờ về lý luân hồì, sự luân hồi. Ngay trong hiện tại này là hiện tại luân hồi, đến sự tụ lại tan ra, tan ra tụ lại của thân con người là luân hồi đời này sang đời khác.
( Dẫn những chuyện luân hồi)
Tiền thân Đức Phật và những câu chuyện luân hồi
Các Nhà ngoại cảm hiện nay
Những em bé nhớ lại kiếp trước
- Tiền thân Đức Phật và những câu chuyện luân hồi
Kinh Đại Điển Tôn, số 19, thuộc Trường Bộ II, cũng gián tiếp cho ta thấy hiện tượng tái sanh của hai vị Tỳ-kheo và một vị cư sĩ. Do đó, Kinh Tạng Nikāya hoặc A-hàm đều xác chứng việc tái sanh của loài người và chư thiên. Điều này là một chân lý đến nỗi nó xem như là một hiện tượng không cần đặt vấn đề nữa trong Kinh tạng.
Truyện Tiền Thân của Đức Phật (Bổn Sanh Truyện) thuộc Tiểu Bộ Kinh do giáo sư Trần Phương Lan và Trần Tuấn Mẫn dịch, đề cập rất nhiều về công hạnh của tiền thân Đức Phật trong quá khứ và những vị liên hệ như tôn giả Ananda, Xá Lợi Phất v.v… Điều đó khẳng định rằng chính bản thân Đức Thế Tôn trong quá khứ, khi chưa chứng được quả vị vô thượng giác cũng tái sinh nhiều lần, cũng bị luân hồi nhiều lần.
- Các nhà ngoại cảm hiện nay
Nhất là gần đây, sự kiện các nhà ngoại cảm như nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Cô có khả năng rất đặt biệt là nhìn thấy người âm và tiếp xúc được với Họ ( sau khi chết). Bằng khả năng đặc biệt của mình, hơn 17 năm qua cô đã giúp cho nhà nước tìm được trên 10 ngàn mộ liệt sĩ. Những sự kiện này, ngày nay các nhà khoa học còn chưa thể lý giải nổi.
Khi được hỏi về cõi địa ngục, Cô Bích Hằng trả lời:
“Tôi chưa thấy địa ngục của người cõi âm, nhưng đã thấy rất nhiều các hương linh đau khổ vì nói không được do họ luôn bị canh giữ. Điển hình như trong chuyến tìm mộ liệt sĩ, khi đi ngang qua làng Thành Mỹ, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, tôi trông thấy một hương hồn thanh niên đầu cạo trọc, anh ấy muốn nhắn gởi tôi điều gì nhưng không nói được, bởi sau lưng anh có 2 bóng đen luôn ngăn cản không cho anh nói. Bên cạnh mộ anh thanh niên này, còn có mộ của một cụ già bê bết máu, cụ khóc và nhờ tôi nhắn với người thân hãy làm nhiều điều phước thiện mà cầu xin cho con trai, nó đang bị quỷ sứ canh giữ khổ sở lắm, hỏi ra mới biết cậu con trai đã giết cha và sau đó bị tử hình, hai cha con chôn chung một chỗ…
Còn có trường hợp, hương linh cụ bà thọ 80 tuổi rồi, nhưng cụ cứ về kêu gia đình lên chùa cầu siêu cho cụ. Gia đình đã lập 4 đàn tràng mà cụ vẫn cứ kêu khóc hoài, người nhà liên lạc với cơ quan quản lý tiềm năng con người và xin gặp tôi. Sau khi tiếp xúc với hương linh của cụ, tôi được biết trước đây gia đình cụ có nuôi một cô cháu gái (mồ côi) gọi cụ bằng dì, hồi nhỏ cụ thường xuyên đánh đập và cho cô cháu gái ăn cơm nguội “trộn với phân của con gián”. Bây giờ muốn cho cụ được thảnh thơi thì đứa cháu gái phải thắp nhang tha thứ cho cụ và trên bàn thờ phải cúng cho cụ một bát cơm trộn với phân của con gián thì cụ mới mong được siêu thoát”.
(www.vn-zoom.com/f328/chuyen-tam-linh-cua-nha-ngoai-cam-Phan-Thi-Bich-Hang)
- Những em bé nhớ lại kiếp trước của mình
Trong suốt nhiều năm nay, giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về “kiếp luân hồi” nhằm phân tích, tìm ra bản chất của vấn đề này.
Dẫn đầu là một nhóm giáo sư thuộc Trường đại học Yale ở Mỹ từng thu thập khắp thế giới những bằng chứng liên quan đến “kiếp luân hồi” hoặc sự “đầu thai” vào kiếp sau.
Một em bé người Anh, 3 tuổi đã làm mọi người kinh ngạc vì bắt đầu nói bằng thứ ngôn ngữ khác lạ. Cô không còn hiểu được tiếng Anh, không nhận ra cha mẹ của mình và em nói tiếng Tây Ban Nha. Bằng thứ tiếng này, em nói em là người Tây Ban Nha và bị dùng dao đâm vào cổ chết.
Sau đó, cảnh sát Tây Ban Nha đã kiểm tra lại câu chuyện này và tất cả đều trùng hợp, Sự việc này đã được báo chí đăng tải và làm cho mọi người phải kinh ngạc.
Tuy nhiên, đến năm lên 9 tuổi, Reberca hoàn toàn quên hẳn “kiếp trước” của mình và không bao giờ nhắc lại gì nữa.
Còn ở Colombo (Srilanka) cũng có một bé khi chưa biết nói em luôn luôn sợ nước. Mỗi khi người mẹ định tắm cho em bà đều gặp em phản ứng dữ dội và la khóc. Em còn sợ cả chiếc xe ô tô. Lớn một chút, khi biết nói chuyện em đã kể cho mẹ em nghe về kiếp trước của mình là: Một hôm mẹ em sai em đi mua bánh mì, đường xá đang bị lụt, chiếc xe buýt đi sát bên cạnh, hất em xuống đồng nước. Em cố giơ tay quá đầu cầu cứu và hét lên: “Mẹ ơi!”. Sau đó, em bị chìm hẳn vào giấc ngủ vô biên”. Lần theo lời kể, cha mẹ em tìm đến và họ biết được câu chuyện sự thật này.
Hơn nữa, Tạp chí “Tiếng vọng hành tinh” của Nga cũng đã có lần kể về cậu bé người Ấn Độ: Cậu bỗng nhiên nói rằng mình tên khác ở một thị xã khác là chủ một cửa hiệu, có vợ và hai đứa con. Cha mẹ cậu hoảng sợ và đi đến đó để tìm hiểu thì được biết: Đúng là có một thương gia tên mà cậu bé nói từng sống ở đó và đã chết vì bị bắn vào đầu. Khi đưa cậu đến gặp lại người đàn bà góa phụ và hai đứa con, cậu ta đã nhận ra cả ba người. Một điều thú vị là trên đầu cậu bé còn có dấu vết bẩm sinh đóng vào chỗ vết thương bị bắn của ông ta trước đây. Do đó, luân hồi là một sự thật.
(Theo CAND, sự thật thanh niên)
Vậy thì, nguyên nhân của luân hồi là do đâu?
III. ĐỘNG LỰC LUÂN HỒI
1. Nghiệp dẫn chúng sanh luân hồi
Kinh Trung Bộ III, trang 135. Đức Phật dạy: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là thai tạng mà từ đó Con Người được sinh ra.”
Từ lời dạy trên chúng ta thấy, chúng sanh bị nghiệp lực chi phối nên mới bị trôi dạt trong biển khổ luân hồi, sanh tử vô tận, và nguyên nhân chính của nó là do “Nghiệp”. Vậy “Nghiệp” luôn có mặt cùng với sự có mặt của Con Người. Và sau khi chết, thân xác này hư hoại, và nghiệp vẫn cứ tiếp tục trôi lăn theo dòng trầm luân của nó. (Hoặc thiện nghiệp, hoặc ác nghiệp). Nhưng nghiệp không phải là linh hồn bất tử để nối kết các kiếp sống, vì bản thân nó là “vô ngã”. Tuy nhiên, “Chính nghiệp là cơ sở, là trung tâm điểm, để qua đó vòng luân hồi xoay chuyển”.
Vậy, nghiệp là gì? Nghiệp: (karma) là hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm. Thông qua việc làm của thân, miệng, và ý mà nghiệp được hình thành.
Chẳng hạn như ta lấy trộm của Người thuộc về thân nghiệp, dùng miệng chửi mắng người thuộc về khẩu nghiệp, khởi ý muốn chửi mắng người, muốn lấy trộm của người thuộc về ý nghiệp. Đều gây nên tội, phải chịu quả báo luân hồi.
Thật vậy, nói đến nghiệp là nói đến tương quan nhân quả của 12 Nhân duyên ( Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử ). Chính 12 vòng mắc xích này liên kết, thúc đẩy chúng sanh tạo nghiệp, chịu khổ luân hồi trong ba cõi, sáu đường.
Và trong mối tương quan đó, động cơ chính, để kiến tạo nên nghiệp là “Tham, sân, si” (ác nghiệp) và ngược lại là không tham, không sân, không si ( thiện nghiệp). Từ đây, chúng ta thấy rõ rằng, chính tâm ý của mình là cơ sở để tạo nên nghiệp của mỗi người.
Kinh Nhân-Quả nói:
“Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị”
Nghĩa là:
“Muốn biết nhân đời trước
Xem hiện tại thọ quả nào
Muốn biết quả đời sau
Xem hiện tại tạo nhân gì”
2. Khả năng của ngiệp
Nghiệp là cái không có hình tướng mà có khả năng đáng kể. Ví như gió, tuy không thấy hình tướng mà gió thổi đất, nước đều lung lay. Nghiệp cũng thế, bình thường chúng ta không thấy nó, mà nó lôi chúng ta đi khắp nẻo luân hồi. Sỡ dĩ nó có khả năng mạnh mẽ như vậy là do tập quán lâu ngày.
Như người tập hút thuốc, buổi đầu khói thuốc chỉ cảm thấy khó chịu, nhưng tập lâu ngày thành ghiền, khi ghiền rồi giá nào cũng phải tìm cho có. Thử hỏi cái ghiền ấy hình tướng ra sao, mà điều khiển con người một cách mãnh liệt như thế? Quả thật không ai biết tướng mạo của nó, nhưng khi nó đòi hỏi, người ta phải chạy ngược chạy xuôi tìm ra thuốc hút.
Chúng ta thử đặt câu hỏi, ai đem bệnh ghiền đó đến cho ta? Chính chúng ta tự tập, tập lâu thành ghiền , cái ghiền ấy do mình tạo nên mình chịu. Cái ghiền ấy có ma lực gì mà đày đoạ hành hạ con người đến thế? Thật ra, chẳng có ma lực gì cả, chẳng qua tập lâu thành thói quen, thói quen càng lâu sức càng mạnh. Đã tự chúng ta tập thành bệnh, khi muốn hết bệnh cũng tự chúng ta bỏ nó, không ai có thể bỏ thế cho chúng ta.
Khả năng của bệnh ghiền giống như của bệnh nghiệp chi phối chúng ta trong lục đạo luân hồi. Tự chúng ta tạo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ. Tạo càng lâu thì sức mạnh càng nhiều, đến cuối cùng chúng chi phối, dẫn dắt chúng ta đi vào con đường lành hay dữ, tùy chỗ gây tạo của mình. “Không phải do ai đày đoạ, không phải thượng đế bày ra, chính chúng ta tự tạo rồi tự thọ”. Khi đã thành nghiệp, chúng ta khó cưỡng được nó.
Thế nên, biết chọn nghiệp lành để tạo, là đã tự gây một sức mạnh đưa mình đến cõi lành. Chúng ta gây nghiệp ác, thì càng tạo, áp lực càng lôi mình vào cõi dữ. Chính đây là quyền lựa chọn của con người, quyền định đoạt số phận ở mai sau.
Do đó, Nói đến khả năng của nghiệp, cũng chính là khả năng của chúng ta, nghiệp và chúng ta không phải là hai. “Nếu chúng ta khôn ngoan, khéo léo lo tạo nghiệp lành, hoặc dại khờ ngu muội gây tạo nghiệp ác. Khổ vui sẽ tùy nghiệp mà đến với chúng ta một cách chân thành”.
Bởi thế cho nên, Con Người là kẻ quyết định cái nghiệp của mình, và cũng chính Con Người là kẻ duy nhất có thể giải thoát mọi nghiệp lực của mình, đi ra khỏi vòng luân hồi – tái sinh.
Kinh Đại Duyên, số 15,Trường Bộ I, Đức Phật dạy: "Này Ānanda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử."
3. Lục đạo luân hồi
Một khi đã tạo nghiệp, chắc chắn cửa ưu tiên luân hồi là dành cho ta như một chuỗi mắt xích dài vô tận. Và một khi đã luân hồi thì không phải kiếp nào ta cũng là người như xưa. Có khi làm thú cõi này, có khi làm chúng sanh cõi kia. Cứ tiếp tục như thế, tùy theo nghiệp mà xuống, lên (luân hồi) trong 6 đường.
- Trời
(Nguyên nghĩa là có thân sáng láng). Là cảnh giới của những chúng sinh vô hình, họ có thân xác vi tế hơn con người, sống trong những điều kiện dễ dàng hạnh phúc hơn, đời sống cũng lâu dài hơn con người rất nhiều. Họ sinh ra theo kiểu hóa sinh (nghĩa là bỗng nhiên xuất hiện dưới hình thức một thiếu nữ hay một thanh niên, không phải nhờ tới ai làm cha mẹ sinh ra mình). Chư Thiên cũng có nhiều loại, nhiều đẳng cấp khác nhau, phân thành nhiều cảnh Trời khác nhau, mức độ hạnh phúc và cách thế sống hay tuổi thọ giữa các loại, các cấp cũng khác nhau.
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật : Tu phước nghiệp chi đặng sanh thiên đường? Đức Phật nói : Nếu có chúng sanh tin theo nhân quả, thọ tam qui, ngũ giới, tu mười việc lành, hiếu dưỡng cha mẹ , dứt đoạn tà dâm, thường giữ chánh đạo, trai tăng cúng dường, tạo lập tịnh xá dâng cúng cho các vị chân thật tu hành giới đức trang nghiêm, bố thí phóng sanh, ấn tống kinh đại thừa, sơn phết hình tượng Phật, ủng hộ người lành, ngăn ngừa việc ác, gieo trồng ruộng phước, đến khi thân hoại mạng chung được sanh về 33 cõi trời, thọ hưởng phước trời vui đẹp, tưởng ăn có ăn, tưởng mặc có mặc, đều là tự nhiên hóa ra , chẳng dụng sức người tạo tác. Trên trời một ngày, nhơn gian trăm năm, đầy đủ năm pháp thần thông, đặng khoái lạc tiêu diêu thong thả.
- Người
Cảnh giới của con người với những điều kiện sống khó khăn hơn, trong đó hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn. Ðây là cảnh giới thuận lợi nhất để tu giải thoát nhờ có sự quân bình tương đối giữa vui và khổ. Vì thế, các vị Bồ Tát thường chọn tái sinh vào cảnh giới này, do có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để phục vụ và thực hành những pháp môn cần thiết để thành Phật. Kiếp cuối cùng của Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người.
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: “Tu những phước nghiệp gì mà đặng làm người đàn ông?” Thế Tôn nói: “Người biết cung kính Tam Bảo, thảo nuôi cha mẹ , thường làm mười việc lành, thọ trì năm giới, lòng ở công chánh (công bằng, chánh trực) quí mến người hiền lương. Tu những căn lành như vậy thời đặng làm đàn ông, nếu trong ba kiếp chẳng tu thời đọa làm đàn bà trong năm trăm năm được làm thân đàn ông một lần. Hoặc khi chuyển dổi cái thân, quên mất kiếp trước, gặp nhân duyên ác lại tạo ngiệp chẳng lành, quên mất thân đàn ông, muôn kiếp khó trở lại”.
“Lại nữa Văn Thù Sư Lợi, thân người đàn ông có đầy đủ bảy báu, thân người đàn bà có năm thứ lậu. Sao tên là bảy báu ? Một là cái báu có chí khí: đi dạo chơi chỗ nào cũng không lo sợ Hai là cái báu làm chủ: Làm việc gì cũng được nắm giữ quyền hành. Ba là cái báu Tạo thành: tự mình hay sanh tài, lập nghiệp. Bốn là cái báu an thân: Giúp vua, quan an thiên hạ, nuôi dưỡng cha mẹ. Năm là cái báu Thánh Trí: xét đoán việc phải quấy. Sáu là cái báu an bang:khắp cả sự lý dung hòa. Bảy là cái báu Định Tánh: gần gũi người hiền, tôn thờ vị thánh. Cho nên gọi là người đàn ông trong mình có bảy báu. Còn sao gọi là năm thứ lậu? Một là chẳng đặng làm chủ cái thân. Hai là chẳng đặng làm chủ trong nhà. Ba là chẳng đặng làm chủ người khác. Bốn là chẳng đặng làm chủ vật nuôi. Năm là chẳng đặng làm vị thánh. Đây gọi là năm thứ lậu của người đàn bà”.
- A Tu La
Cảnh giới này giống như cảnh giới thấp nhất của Chư Thiên, nghĩa là thuộc thế giới vô hình, nhưng có rất nhiều đau khổ tinh thần. Ðó là nơi tập trung những chúng sinh nhiều tham vọng, ham quyền lực, kiêu căng, ghen tị, hay có chiến tranh..., tuy điều kiện vật chất dễ dàng hơn con người nhưng dễ hay sân giận.
Do đó, người hay oán giận, tuy có phước đức cũng đọa A Tu La. Bực trên là A-Tu-La vương, bực giữa là A Tu La dân, bậc dưới là A Tu La nữ. Loài này thường ham tranh đấu, chịu những lao khổ mãi mãi, một khi phước khí tiêu hết, tùy theo nghiệp luân hồi trả quả.
- Địa ngục
Theo Kinh Địa Tạng. Địa ngục là cảnh giới với đủ các hình phạt để xử trị kẻ nào ở thế gian làm việc ác, khi chết oan hồn đi vào đó nhận lấy quả báo. Các hình phạt được ghi nhận là : Ngục thiết-hoàn (vòng sắt nóng), cưa xẻ, đập (đánh, tra tấn, xiềng, kẹp v.v..). Do đó, nhiều người khi nghĩ tới cảnh địa ngục liền phát rợn tóc gáy lên. Có nhiều sự tích còn chứng minh đầy đủ có cảnh giới tối tăm đau khổ nầy. Bà Thanh-Đề bị hành hạ trong kiếp đói khát ở cảnh địa ngục ... là những minh chứng cho thấy được hình tướng của cảnh giới địa ngục rất là đau khổ.
Nói về sự tướng thì luận như thế, còn đứng về mặt lý, nhất là căn cứ theo hành vi thiện ác trong đời hiện tại, thì chính những việc đau đớn, đọa đày, ức hiếp, bị tù hảm giữa xã hội loài người trong hiện tại, chúng ta cũng có quyền kết luận đó là thế giới của đọa lạc, đau thương nơi địa ngục.
- Ngạ quỉ
Nghĩa là quỉ đói: Cảnh giới của những chúng sinh tham lam vật chất (tiền bạc, của cải, lạc thú thể chất như ăn uống, nhục dục...) lúc nào cũng khao khát những thứ đó nhưng không bao giờ được thỏa mãn, khiến họ luôn luôn khổ đau. Ðời sống của họ dài và đau khổ. Thân xác của họ vi tế hơn con người, nên mắt thường của con người không nhìn thấy được. Cảnh giới của họ không phải là một tinh tú riêng biệt. Họ thường sống trong rừng bụi, ở những nơi dơ bẩn trên mặt đất, và sinh sống bằng những thực phẩm thừa thãi hoặc thiu thối của con người hay của những động vật khác.
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì chịu quả báo làm ngạ quỉ? Thế Tôn nói: Những chúng sinh ăn ở gắt gao, tiền của chẳng thí, tham mến ăn mặc, lường gạt lấy tiền của công đem thọ dụng riêng, có người nghèo khó xin ăn, một đồng chẳng thí, lại thêm mắng chửi, cứ lo cho mình ấm no, không thương người đói lạnh
Đến khi chết rồi quyết đọa trong đường ngạ quỉ, chịu đói khổ mãi, cuống họng nhỏ như cây kim, nuốt ăn chẳng xuống, bụng lớn như cái trống, lớn như hòn núi. Thỉnh thoảng gặp đồ ăn uống , thì đồ ăn uống ấy hóa đồng sôi, sắt nóng, đói cho đến nỗi trong miệng ra lửa, lỗ mũi ra khói , hình thể ốm đen, đền đủ tội rồi mới hết nghiệp khổ.
- Súc sanh
Cảnh giới của loài vật mà chúng ta vẫn thấy: thú vật, chim chóc, cá... là những chúng sinh ít hiểu biết, kém ý thức, có đời sống rất thấp kém, hầu như không có đời sống tinh thần. Chúng thường xuyên phải sống trong sợ hãi (bị thú khác hoặc bị người giết ăn thịt, hoặc bị thúc đẩy đi giết các thú khác), nỗi sợ chung là sợ đói. Gia súc thì bị con người nuôi để ăn thịt, để giải trí. May mắn cho chúng ở chỗ đời sống chúng ngắn ngủi và ý thức trí tuệ chúng kém cỏi nên những đau khổ của chúng qua mau và hời hợt, không sâu sắc. Nhưng không may ở chỗ chúng khó có cơ hội để làm công đức, không đủ trí tuệ để tu tập thoát khỏi kiếp lầm than đó.
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm súc sanh? Thế Tôn nói: Những chúng sinh tham ăn rượu thịt, giết hại cầm thú, bày tiệc ăn chơi, đờn ca vui sướng, nên phải trả quả làm súc sinh, đền thường mạng trước. Lại có người vay mượn tiền bạc của người, đoạt lấy chẳng trả, quả báo làm súc vật, trả cái nợ cho người, trả hết cái nghiệp đó rồi mới hết nghiệp khổ.
(Trích Đại thừa Kim Cang luận)
Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, bốn cõi này, trong kinh gọi là Tứ Ác Thú, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều. Người xưa đã than:
“Lục đạo xoay vần không mối hở.
Vô thường xô đến vạn duyên buông!”
Do đó: “ Muốn cầu đạo chánh thì đừng tin thầy tà
muốn ra khỏi luân hồi thì đừng phạm luật nhân quả”.
Bởi sự báo ứng của nhân quả theo nhau như bóng theo hình. Hơn nữa, Chúng ta thường nghe Các Bậc tiền Nhân nói: “Ái bất nhiễm, bất sanh ta bà”. Như vậy, sở dĩ có luân hồi là do nghiệp tham ái, chấp thủ của chúng sanh, cho nên, nói về sự khổ của luân hồi, khi còn tại thế, một hôm Đức Phật dùng móng tay vít lên chút đất, rồi hỏi A Nan:"Này A Nan! Đất ở móng tay ta sánh với đất ở miền đại địa, cái nào nhiều hơn?"
Ngài A Nan đáp:
"Bạch Thế Tôn! Đất của miền đại địa nhiều hơn đất của móng tay vô lượng phần không thể thí dụ!"
Đức Phật bảo:
"Cũng thế, này A Nan! Chúng sanh sanh lên cõi trời, cõi người, ít như đất ở móng tay, đọa xuống ác thú, nhiều như đất của miền đại địa!"
Qua đó cho ta thấy rằng luân hồi là khổ:
“Lục đạo luân hồi khổ biết bao
Biển trần chìm nổi thật lao đao
Tang thương biến đổi nào ngờ đến
Sanh tử không lường sự khổ đau
Sống thức dập dồn gây nghiệp trước
Sông mê ảm đạm chịu thân sau
Vô minh che tánh từ vô thỉ
Lục đạo luân hồi khổ biết bao.”
Như vậy, làm thế nào để thoát luân hồi ?
IV. Yếu chỉ thoát khỏi luân hồi
1. Dứt trừ kiến tư hoặc
Muốn thoát luân hồi, tất phải dứt trừ kiến hoặc và tư hoặc. Bởi đây là những căn bản phiền não (gốc) của “vô minh, tham ái, chấp thủ”. Và chỉ có Các Bậc tu hành chứng quả A La Hán trở lên mới dứt trừ. Đối với Các Ngài, việc sanh tử đã được tự tại, không còn bị Luân hồi chi phối.
(Dẫn chuyện)
- Đức “Đạt Lai Lạt Ma”
Hiện nay trên thế giới, rất nhiều người biết đến Đức Đạt Lai Lạt Ma, hiện đang lưu vong ở tại đất Nước Ấn Độ. Ngài là hiện thân đời thứ 14 trong quá trình tái sanh tu đạo và hoằng pháp của mình. Là một nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng, có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Sở dĩ người ta biết đến Ngài vì 13 đời trước trôi qua, trước khi chết Ngài đều cho biết rằng, Ngài sẽ tái sanh ở vùng nào, có những đặc điểm gì. Từ đó người ta đi tìm và nhận ra Ngài.
2. Niệm Phật thoát khỏi luân hồi
Tuy nhiên, đối với chúng sanh mà nói: "Ngăn được kiến hoặc còn khó hơn ngăn chận dòng nước mạnh từ bốn phương chảy lại," huống chi là diệt trừ, và kế đến dứt cả kiến tư hoặc?” Cho nên cần phải Niệm Phật mới có thể thoát khỏi Luân hồi. Vì sau ?
Vì như Đại sư Ấn Quang dạy:
"Ái hà thiên xích lãng ...
Khổ ải vạn trùng ba ...
Dục thoát luân hồi khổ ....
Tảo cấp niệm Di Đà ...."
Nghĩa là:
"Sông Ái dài muôn dặm
Biển mê sóng vạn tầm,
Cõi luân hồi muốn thoát,
Niệm Phật nên nhất tâm."
Thật vậy, khắp mười phương thế giới, đại khái chỉ có hai cõi độ:
- Tịnh độ: là các cõi trang nghiêm thanh tịnh của Phật, một khi sanh về tất dứt hẳn sanh tử, sẽ lần chứng lên quả thánh.
- Uế độ: là các cõi từ cảnh giới đến thân tâm của chúng sanh đều ô trược, loài hữu tình ở đó còn phải lên xuống trong sáu nẻo, chịu nỗi khổ luân hồi.
Loài người ở cảnh Ta Bà Uế độ này, nếu chỉ tu ngũ giới, thập thiện và các điều lành khác mà không niệm Phật, thì cùng Phật vô duyên. Vì không có duyên với Phật, nên chủng tử vô lậu trong thức thứ tám khó mà dẫn phát một cách rốt ráo.
Nên dù có tu các nghiệp lành, nhiều lắm cũng chỉ sanh lên cõi trời, không được về Tịnh Độ. Thọ mạng ở các cõi trời tuy lâu, nhưng vẫn có hạn lượng, khi phước báo hết cũng tùy theo nghiệp mà thọ sanh.
Hơn nữa, trong kiếp luân hồi, nghiệp nhiễm dễ tạo, duyên lành khó tu, nên thời gian đọa xuống ác đạo rất lâu dài, sanh lên thiên đạo rất ngắn ít nên Đức Phật đã than rằng:"Chúng sanh thường lấy ba ác đạo làm quê nhà!"
Vì thế chúng ta có thể đoán định: "Tất cả loài hữu tình, nếu không về Tịnh độ của chư Phật, tất phải ở Uế Độ. Đã ở Uế Độ, với hoàn cảnh xấu ác nhiều chướng duyên, rất dễ tạo nghiệp bất thiện. Và một khi đã tạo nghiệp bất thiện tất sớm muộn cũng phải đọa ác đạo. Do đó, muốn sanh về Tịnh độ của Phật, tất phải niệm Phật."
Bởi Niệm Phật ngoài sự tự lực, còn nhờ thêm tha lực, dù nghiệp hoặc chưa dứt, cũng nhờ sức Phật tiếp dẫn mà được “Đới nghiệp vãng sanh”. Khi đã về Cực Lạc, tất không còn thối chuyển, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi. Vì như trong Kinh Vô Lượng Thọ, với 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, trong đó điều nguyện thứ 18 như sau:
“ Khi tôi thành Phật, nếu chúng sinh trong 10 phương xưng danh hiệu tôi dù chỉ 10 lần, nhất tâm bất loạn. Nếu không được vãnh sanh, tôi nguyện không thành Phật”
Từ ý nghĩa trên nên chư Tổ cũng từng dạy chúng ta rằng: “Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh độ”. Do đó, muốn sanh về cõi Tịnh Độ tất phải Niệm Phật nhất tâm.
C. KẾT LUẬN
Luân hồi là quy luật tự nhiên của kiếp sống chúng sanh. Cho dù Con Người có tin hay không tin, có theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, thì luân hồi vẫn luôn trôi chảy và luôn âm hầm chi phối hết tất cả.
Do đó, biết được luân hồi tức là ta biết được nghiệp của mình là do nhân mình tạo. Nên gặp khổ không buồn, gặp vui không ngã mạn, sống an lạc, chết bình an. Tuy nhiên, muốn được như thế chúng ta cần phải biết tránh xa những ác nghiệp. Luôn luôn gieo trồng những nghiệp lành, để khỏi phải luân hồi vào cõi khổ.
Tất nhiên không dừng lại ở đó, bởi Đạo Phật là đạo của trí tuệ, của giải thoát. Không phải Đức Phật thuyết luân hồi để hù dọa hay đem đau khổ đến cho chúng sanh. Bởi như Kinh Pháp Hoa Đức Phật nói: “Ta ra đời là vì đại sự nhân duyên, là để khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” Và tri kiến của Phật là thấy biết đúng đắn, (chân lý) không như cái thấy biết của chúng sanh (phiền não, bất an).
Vì thế, muốn thoát khỏi luân hồi chúng ta cần phải “Tu”. Phải thấy rõ những nguyên nhân dẫn đến luân hồi, và mạnh dạng chặt đứt những dây mơ rễ má của kiến tư hoặc là vô minh, tham ái, chấp thủ…
Phải biết chọn con cho mình con đường sáng (trí tuệ) để đi đến nơi, về đến chốn. Con đường đó là con đường chân chánh của Bát chánh đạo, của sự tu tập không hề lười mỏi như giữ giới, tu 10 nghiệp lành, phát triển lục độ, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, ngồi thiền, không tạo nghiệp bất thiện như: “tham lam, tật đố, sân hận, si mê vv…”
Mà muốn được như thế, chúng ta phải thể nghiệm một cách sâu sắc về lời Phật dạy, về lý vô thường, khổ, không, vô ngã. Thể nghiệm được pháp tứ đế, 12 nhân duyên, nhân quả, nghiệp báo và nhất là cần phát nguyện cầu sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà để dứt hẳn luân hồi tái sanh. Mà muốn dứt luân hồi cần phải Niệm Phật “Nhất tâm bất loạn”. Vì sao?
Ví như hòn đá dù nhỏ, một khi xuống nước ắt bị chìm. Nhưng khi nó được nương nhờ vào chiếc thuyền thì dù hòn đá có nặng hàng tấn, nó cũng được qua đến bờ bên kia một cách an toàn. Cũng như thế, Niệm Phật ví như chiếc thuyền. Một khi biết nương vào câu Niệm Phật, có chiếc thuyền từ của Đức Phật A Di Đà đón rước chúng ta, cho dù nghiệp lực của chúng ta có nặng như núi tu di cũng được “Đới nghiệp vãng sanh”
Đây cũng chính là ý nghĩa nên trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:
“Đêm dài đối với kẻ thức
Đường dài đối với kẻ mệt
Luân hồi dài đối với những ai
Không thấu rõ chân diệu pháp”
Và chân diệu pháp ấy là gì? Là “Nhất tâm Niệm Phật”.
Như vậy, đường đi đã có sẳn và chính chúng ta là tài xế láy chiếc xe vận mệnh của mình, đi về cõi Tịnh Độ hay đi vào sáu nẽo luân hồi là do ta.
Bởi lẽ:
“Nhất tâm Niệm Phật trần niệm dứt.
Nghiễm nhiên thành Phật đã từ lâu.”
Tức là ra khỏi vòng Luân Hồi, không còn sanh tử khổ đau.
([1]) vô minh: là không sáng suốt, tức là si mê lầm lạc. Nói chung là 10 món căn bản phiền não, và 20 món tùy phiền não.
Vô minh có 2 loại:
Căn bản vô minh: Tức là vô minh quá khứ(vô minh, hành)
Chi mạc vô minh: Tức là vô minh hiện tại(ái, thủ, hữu)
Đứng trên phương diện Nam Tông
Thì "vô minh" là bất kể cái gì làm cho con người không nhìn được rõ bản chất thật sự.
Đứng trên phương diện Bắc Tông.
"Vô vô minh, diệc vô vô minh tận" (Tâm kinh Bát Nhã) - là không có vô minh và cũng không có hết vô minh.
kiến hoặc: Kiến hoặc là những thứ mê lầm thuộc về Lý. Chúng gồm có 5 thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ.
Còn tư hoặc: là những thứ mê lầm thuộc về Sự. Chúng cũng gồm có 5 thứ: tham, sân, si, mạn, nghi. Gọi chung 10 thứ nầy là 10 thứ căn bản phiền não. Vì chúng là cội gốc gây ra bao nhiêu sự khổ đau mà con người luôn luôn hứng chịu. Mười thứ nầy, tuy cũng là gốc phiền não, nhưng cường độ sâu, cạn, hay mạnh, yếu của chúng có khác nhau. Nhà Duy thức chia chúng ra làm hai loại: “ngũ độn sử và ngũ lợi sử”.
Còn đối với trần sa hoặc: thì có khác. Bởi trần sa hoặc không phải là thứ phiền não của các vị A la hán. Vì những vị A la hán đã đoạn hết kiến, Tư hoặc, nhưng các ngài bị chướng ngại ở nơi hoặc lậu (phiền não) của chúng sanh. Nghĩa là các ngài thấy phiền não của chúng sanh nhiều như là cát bụi (trần sa). Do đó, các ngài không dám ra độ sanh như các vị Bồ tát. Như vậy, sự khác biệt giữa kiến hoặc, Tư hoặc và trần sa hoặc là như thế.
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Ý nghĩa xuất gia - 17/10/2022
- Tam thân Phật - 17/10/2022
- Tam pháp ấn - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Bát Chánh Đạo - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Quy y Tam Bảo - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 30/04/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- Mê tín dị đoan, do đâu? - 17/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Giết gì được Phật khen? - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019