Tam thân Phật
Mấy ai thành Phật nhờ đi tu, Khi trí thông minh bị hãm tù. Phải thấy huyền vi trong ngọc sTam thân Phậtáng, Như thấy vầng dương giữa khói mù.
A.MỞ ĐỀ
Đức Phật Thích Ca Mậu Ni hiện hữu trên cuộc đời này cách đây 25 thế kỷ, là một nhân vật có lịch sử sự thật. Ngài đã sanh ra, lớn lên và sống cuộc sống của con người như muôn vàn người khác. Có khác chăng là Ngài đã để lại sau lưng bao thú vui tuyệt đỉnh của trần gian, để đi tim chân lý cứu độ quần sanh.
Trải qua quá trình giáo hóa 49 năm của Đức Phật, chúng ta nhận thấy mọi tầng lớp xã hội đến với Ngài, tất cả đều được Đức Phật hướng dẫn tiến theo con đường sáng suốt phạm hạnh và trở thành những người đạo đức kiểu mẫu trong xã hội. Việc làm của Đức Phật thật là cao cả, to lớn, thật là nhiệm mầu thù thắng. Muốn biết tại sao Đức Phật thực hiện được những việc làm kỳ vĩ đó, chúng ta cần phải tìm hiểu Ba thân của Phật tức Tam thân.
B.CHÁNH ĐỀ
I – NGUỒN GỐC CỦA TAM THÂN
Kinh Pháp Hoa Huyền Nghĩa nói: Đức Như Lai không chỉ xuất gia tu hành thành Đạo một đời này thôi, mà đã vô lượng vô số kiếp về sau.
Căn cứ trên bốn bộ Kinh: Hoa Nghiêm - Giải Thâm Mật - Tâm Đại Quán - Tăng Nhất A Hàm, chúng ta tìm hiểu về nghĩa Tam Thân của Đức Phật.
Kinh Hoa Nghiêm nói Đức Phật có 10 thân:
1 - Thân Bồ Đề:
Đức Phật sau khi thành tựu Đạo quả dưới cội Bồ Đề. Thân Đức Phật trong 5 năm tầm đạo, 6 năm tu khổ hạnh và 49 ngày nhập Định đó chỉ gọi là thân Bồ Tát.
Thân này được chia làm 2 thân:
- Hữu dư y thân: Chỉ thân ngũ uẩn
- Vô dư y thân: Thân ngũ uẫn nhưng đã đoạn trừ phiền não.
Đức Phật có ba lần nhập Niết Bàn.
-
- Xả bỏ phiền não nhập Niết Bàn tại rừng Câu Thi Na được gọi là Ngũ Uẫn nhập Niết Bàn.
- Khi chứng vào đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, diệt sạch phiền não nhập Niết Bàn.
- Sau khi nhập diệt các đệ tử làm lễ Trà tỳ thân lấy xá lợi tôn thờ, sau nhiều ngàn năm sẽ tiêu hoại. Những gì còn lại trở về một mối hiện tượng Xá lợi nhập diệt.
2 - Thân Nguyện: Vì nguyện lực độ sanh nên hiện thân.
3 - Thân Biến Hóa: Còn gọi là Phân thân là tùy theo cơ cảm của chúng sanh mà hóa hiện.
4 - Thân Trú Trì: Những xá lợi Phật sau khi hỏa táng để trên tháp tôn thờ.Những chúng sanh đời sau cung kính đảnh lễ cúng dường coi như Phật hiện tại, tạo nhơn duyên thù thắng có giá trị coi như Phật ở thế gian.
Các bậc sớ giải về sau mới liệt bốn thân đầu thuộc loại ứng hóa thân.
5 - Thân Phước Đức: Muốn được thân phước đức phải tu tập bốn pháp hạnh viên mãn thành tựu thân đại trượng phu. Bốn pháp hạnh đó là: Tứ NHiếp Pháp-Tứ Bình Đẳng Tâm-Ngũ Minh-Lục Độ. Do thành tựu bốn pháp này nên Đức Phật được gọi là Thân Phước Đức.
6 - Thân Đại lực: Trên cơ sở bốn Pháp hạnh ấy tập trung vào bốn vô sở úy. Thiền định và Thập Lực.
7 - Thân Tướng Hảo: Đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.
8 - Thân thanh tịnh: Đức Phật đã thành tựu Đạo quả dưới cội Bồ Đề, dù vào trong thai mẹ nhưng vẫn được thanh tịnh.
Kinh Đại Bản Duyên nói: “Bồ Tát trong thai mẹ,
Thanh tịnh như lưu ly
Thường giữ gìn chánh niệm
Như mẹ Ngài an lạc”
Sự hiện thân của Bồ Tát Hộ Minh vào trong thai mẹ, được tự tại an vui và giải thoát, từ nhập thai đến Niết Bàn cũng đều thanh tịnh. Chỗ khác nói thân Kim Cang thanh tịnh.
9 - Thân trí: tập trung vào bốn Trí: Đức Phật chuyển tám thức thành bốn trí -> thành tựu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
10 - Thân Pháp giới: lấy Pháp giới làm thân. Thể tánh của các pháp hiện hữu khắp mọi nơi, trên cơ sở này lấy pháp giới làm bản thể để có thêm Báo Thân và Ứng hóa thân.
Như vậy : Ba thân được thành lập là dựa trên cơ sở 10 thân trong Kinh Hoa Nghiêm.
II – ĐỊNH NGHĨA TAM THÂN PHẬT
Thân có 6 nghĩa:
1 - Tích tụ: Kết tụ bởi năm uẩn gọi là quả báo dị thục
2 - Thể chất: Tinh túy của tứ đại thể và tính chất.
*Thể: Bản thể các pháp
*Tính chất : Tứ đại gió lửa
Một tâm hồn minh mẫn hiện trong một thể xác cường tráng.
3 - Sắc tướng : Hình ảnh của tứ đại qua đó biểu hiện được hình mạo,dáng trắng đen,đẹp xấu….
4 - Chướng ngại : Về 2 mặt
- Hình dáng
- Trên thân có những sự khổ sanh già
5 - Quả báo: thân báo chướng: Bởi vì chúng không tạo ra thân quả báo đời trước,do đó không có thân đời nay.
6 - Dị Thục: Khác với nhân đã tạo Nhân thiện ác, quả vô ký. Thân Phật hình thành trên 2 loại thân: Báo thân và Ứng hóa thân
Qua 6 nghĩa trên
- Hàng Nhị Thừa thấy Ứng thân ở mức độ bình thường
- Bồ Tát thấy Báo thân một cách trọn vẹn
- Pháp thân chỉ có Phật với Phật mới thấy
Bồ Tát chỉ thấy từng phần-phá từng phần vô minh thấy từng phần Pháp thân
Kinh Thập Trụ Đức Phật dạy: do vô minh phiền não, che mờ nên hàng phàm phu không thấy được Pháp thân và Phật tánh.
“Gió cuốn mây đen về biển cả,
Một vầng trăng,sáng giữa trời không”
Hàng phàm phu nhị thừa không thấy được pháp thân do bị vô minh ngăn che
Đạo phật cũng có ba: Thể, Tướng và Dụng. Nên nói là ba thân, nhưng cuối cùng chỉ có một . Đây là nguyên lý mà Đức Phật nào cũng đủ ba thân (Phật Pháp Đạo Đồng)
* Đức Phật Thích Ca 3 tên khác: 1.Tỳ Lô Giá Na 2.Lô Xá Na 3.Thích Ca
* Đức Phật Di Đà cũng có tên:
1.Vô Lượng Thọ: Pháp Thân hiện hữu qua 2 mặt:
. Thời Gian : lúc nào cũng có
.Không gian: hiện hữu tất cả chỗ
2.Vô Lượng Quang : Bát Nhã đức
3.Vô Lượng công Đức:Giải thoát đức
III - GIẢI THÍCH Ý NGHĨA TAM THÂN PHẬT
1 - Báo thân Phật
Báo thân Phật; Báo : quả báo
Lô Xá Na Trung Hoa dịch là Tịnh Mãn
Đây là tướng viên mãn thanh tịnh tuyệt đối. Tu tập bốn pháp hạnh BồTát thành tựu phước trí (Tứ Nhiếp Pháp - Tứ Bình đẳng Tâm - Ngũ Minh - Lục độ) đưa đến quả Vô Thượng Bồ Đề mới được thân quả báo.
Báo Thân Phật kết tinh bằng phước đức trí huệ. Phước đức không phải vô hình nhưng thực là việc làm tốt đẹp, lợi ích. Ngài đã chan hòa cho đời những hành động đạo đức này luôn được trí huệ hướng dẫn chỉ đạo nên không bao giờ phạm phải sai lầm mù quáng.
Thành tựu về phước, đơn cử bốn tướng.
a.Bạch hào: Lông mày trắng trong sáng khắp mười phương thế giới, vì trong những kiếp trước Đức Phật không nhíu mày nhăn mặt đối với chúng sinh.
b.Nhục kế: Đảnh cao, Đức Phật tu nhơn tôn trọng Pháp lấy đầu đảnh lễ, trải thân cúng dường,đầu đội Kinh Điển.
c.Cặp mắt sáng như ngưu vương: Tu tập tâm từ nhìn chúng sanh đoan chánh thể hiện qua đôi mắt không liếc ngó, hay nguýt.
d.Lưỡi dài: “ Trường thiệt tướng biến phú tam thiên đại thiên thế giới”
Trong những kiếp quá khứ vận dụng lưỡi nói vô lượng pháp môn để giáo hóa chúng sanh. Không cónói dối.
Trong suốt 49 năm thuyết pháp không bằng nói suông như các triết gia khác.Những gì Đức Phật đem ra giảng dạy cho người đều là những sự thật, Ngài đã chứng nghiệm có kết quả ngay trong cuộc sống.Trên bước đường truyền bá chánh pháp, Thân giáo là phương tiện chính Đức Phật sử dụng để giáo hóa chúng sanh, với tầm nhìn chính xác của tri kiến thấy đúng như thật. Ngài hiểu rõ hoàn cảnh từng người, biết rõ khả năng trình độ của họ mà tùy theo đó dìu dắt đều được lợi lạc. Nhân cách của Đức Phật đã hoàn thiện một cách tốt đẹp, với trí tuệ thấy đúng xác thực và đạo đức trong sáng không còn lỗi lầm. Ngài dễ dàng thành công trong việc cứu độ tha nhân, mọi hành động việc làm của Ngài đều lợi ích cho chúng sanh.
Trong Kinh Hiền Ngu - Kinh Bổn Sanh…v..v..có nói đến bốn thân của Phật, khi còn tu Bồ Tát Hạnh, làm tất cả các hạnh lành để đem lại hạnh phúc cho chúng sanh. Có khi Ngài bố thí ngôi vua, có khi bố thí vợ,con, ngay đến thân mình. Trãi qua ba A Tăng kỳ kiếp như thế nên kiếp này Đức Phật được đầy đủ phước báo với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.
Thành tựu về Trí,cũng qua các câu chuyện tiền thân, chúng ta thấy từ vô lượng kiếp Đức Phật đã tinh tấn tu tập trí huệ Ba La Mật. Do đó, kiếp này Ngài đầy đủ thần thông, các món biện tài,trí huệ vô ngại như Tứ trí, Thập lực, Vô sở úy, Thập bát bất cộng pháp….. nương vào những điểm thù thắng này mà Ngài thành tựu sở nguyện trên con đường cứu khổ độ sanh.
Thành tựu về Trí do tu tập ba A Tăng kỳ kiếp tập trung vào 4 nhóm:
- Tứ vô sở úy: bốn trí không còn sợ hãi
- Tứ trí: chuyển tám thức thành Tứ trí
- Thập lực: Mười trí này tập trung nào Ngũ Phần pháp thân
- Mười tám pháp bất cộng
Tu tập 4 pháp hạnh thành tựu phước trí
* Phước
- Tứ Nhiếp Pháp: Bố thí ái ngữ lợi hành đồng sự
- Tứ bình đẳng tâm: Từ Bi Hỷ Xả
- Lục độ : Bố thí - Trì giới - Nhẫn nhục
- Ngũ Minh : Y phương Minh - Công xảo minh
* Trí
- Tứ vô sở úy: Thập lực
- Tứ trí - Thập bát bất cộng
- Luc Độ: Tinh tấn - Thiền định - Trí huệ
- Ngũ minh : Thanh minh - Nhân minh - Nội minh
Với trí tuệ của Bậc Chánh biến tri,Đức Phật biết chọn đúng đối tượng và nhiệm vụ đúng, nên ngài luôn thành tựu tốt đẹp trong công việc giáo hóa, Ngài nhìn nhân duyên đắc độ từng người, cũng như biết rõ thời điểm họ sẽ phát tâm và Ngài sẽ dùng pháp gì để dạy họ. Đức Phật đã lần lượt dìu dắt từ Vương tôn công tử, những người giàu sang nhất như Trưởng giả cấp Cô Độc cho đến người nghèo cùng như người hốt phân hoặc người trí huệ như Xá Lợi Phất cho đến người dốt nát như Bàn Đặc. Với trí giác và lòng từ của Ngài thiện ác đều không khác,biết rõ được qui luật và vận dụng được qui luật thì xấu cũng biến thành tốt, nhưng nếu không biết khéo vận dụng thì thiện cũng thành ác.
Trên tinh thần khéo vận dụng, giáo hóa chuyển xấu thành tốt, mười vị đại đệ tử của Đức Phật mà hơn phân nửa xuất thân từ dòng dõi Ba La môn và Sát Đế lị được Đức Phật giác ngộ trở thành những con người phạm hạnh, xả kỷ vị tha tiêu biểu cho những gì tốt đẹp nhất trong thời kỳ Đức Phật tại thế.
2 - Ứng thân Phật
Ứng Thân Phật: Thích Ca Văn. Ứng Thân tức là thân ứng hiện tùy theo sở cầu của chúng sanh (hữu cảm ứng) để hóa độ và có nhu cầu của chúng sanh trong thế giới nên Phật mới xuất hiện. Ngài cũng là một con người trải qua A tăng kỳ kiếp tu tập,đến thân cuối cùng tu tập có nghĩa là Tối Hậu Thân.
Tối Hậu Thân Phật Thích Ca Mâu Ni là Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Xuất giáng sanh xuống cõi Ta Bà làm con Vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ, làm một người như muôn vàn người khác có sanh ra lớn lên bệnh rồi chết. Như thế mới gần gũi với chúng sanh.
Hình ảnh ông Trường giả cởi áo gấm tốt, mặc áo phấn dơ để đến với chàng cùng tử trong Kinh Pháp Hoa là ý này vậy. Ngoài ra Ngài cho chúng ta thấy mọi người đều có thể thành Phật nếu hành theo chánh pháp. Vì Ngài từ con người tu hành thành được quả vị Phật chớ không phải từ cõi thần thánh cao siêu nào hết.
Ứng Hóa Thân Phật thì nhiều vô số kể nhưng tiêu biểu là 32 ứng thân được trình bày trong Phẩm Phổ Môn của Kinh Pháp Hoa.
Ứng Hóa Thân Phật phải đầy đủ tám tướng gọi là: “Bát Tướng Thành Đạo”
1.Giáng sinh 2.Nhập Thai 3.Thụ Thai 4.Xuất Thai
5.Xuất gia 6.Thành Đạo 7.Chuyển Pháp luân 8.Niết Bàn
Đức Phật nào cũng vậy,đây là chu kỳ của mỗi Đức Phật khi ứng hiện ở cõi Ta bà này và Chỉ áp dụng Ứng Hóa Thân Phật mà thôi.
Ứng Hóa Thân có 3 loại:
-
- Đại Hóa Thân còn gọi là Thắng Ứng thân
- Tiểu hóa thân còn gọi là Liệt Ứng thân
- Tùy Loại Hóa Thân còn gọi là Tùy Hình hóa thân.Đức Phật có trí đặc biệt là thành sở tác trí Ngài vận dụng Trí này làm Phật sự, tùy cơ duyên chúng sanh mà hóa độ.
a - Đại Hóa Thân
Thế giới Liên Hoa Đài Tạng là cảnh giới của Đại Hóa Thân hay Thắng Ứng Thân, từ trong thế giới Thường Tịch Quang Tịnh Độ cơ cảm để nói pháp độ sanh làm Phật sự là hàng Thập Địa Bồ Tát.
-
- Hoan Hỷ Địa: Bậc này chế ngự được phần hiện hành ngã chấp không còn bị phiền não chế ngự, được an vui.
- Ly Cấu Địa: Bậc này xa lìa được vi tế phạm giới, hoàn toàn được thanh tịnh.
- Phát Quang Địa: Sau khi thành tựu được Giới đưa đến Định thì phát sanh Trí huệ.
- Diêm Huệ Địa: Trí huệ đang phát triển mạnh ví như bốc cháy thành lửa ngọn.
- Nan Thắng Địa: Trí huệ phát triển thành ngọn lửa thiêu đốt phiền não. Giai đoạn cứu cánh này thì giữa phiền não và trí huệ chuyển biến nội tại rất khó, Nhưng chuyển được vì trí huệ đã phát sanh.
- Hiện Tiền Địa: Sau khi xua tan mây mù thì khi ấy mặt trời mặt trăng xuất hiện, cũng vậy sau khi phá trừ vô minh phiền não thì Bồ Đề Niết Bàn xuất hiện.
- Viễn Hành Địa: Bậc này đủ khả năng tiến đến mục đích cứu cánh giác ngộ giải thoát mà không còn bị chướng ngại.
- Bất Động Địa : Bậc này đã đoạn trừ hẳn chủng tử ngã chấp và pháp chấp, sở tri chướng và phiền não chướng không còn.
- Thiên Huệ Địa: Bậc này vận dụng trí huệ đã phát sanh để hóa độ chúng Sanh.
- Pháp Vân Địa: Bâc này hoàn toàn rốt ráo vì đã nhận biết Pháp Thân và Pháp tánh là một.
b - Tiểu Hóa Thân
Còn gọi là Liệt ứng thân. Thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1 trượng(1m4).Người Ấn Độ cao 5 m nên Phật cũng cao bằng họ hoặc cao hơn họ mới có thể giáo hóa họ được.
Hàng Nhị Thừa Đức Phật thuyết pháp Tứ Đế hay Thập Nhị Nhân Duyên
Đức Phật : Năng Thuyết
Pháp : Sở Thuyết
Pháp : Đối tượng năng tu
Hàng Thanh Văn: Sở tu
c - Tùy Loại Hóa Thân
Hay tùy hình hóa thân Kinh Lăng Nghiêm nói: “ Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát trong kiếp quá khứ tu hành thành Phật hiệu là “Chánh Pháp Minh Vương Như lai” tùy hình cơ cảm chúng sanh nên hiện thân người nữ để hóa độ, vì người nữ tiêu biểu cho tình thương bao la. Cũng như Ngài Duy Ma Cật hiện thân cư sĩ thời Phật còn tại thế. Ngài Duy Ma trong kiếp quá khứ đã thành Phật hiệu là “Kim Túc Như Lai”. Vì muốn hóa độ chúng sanh nên hiện thân cư sĩ bị bịnh để hóa độ.
3 - Pháp thân Phật
Pháp thân Phật Tỳ Lô Giá Na, Trung Hoa dịch là Biến Nhứt Thiết Xứ, đây là thể Pháp Thân là giáo hóa của Phật. Phẩm tựa Kinh Tăng Nhất nói:
“Thế Tôn ra đời thọ quá ngắn
Nhục thân tuy mất pháp thân còn
Do đó giáo pháp không mai một
Đây là Pháp bảo nên tu tập”
Bà Phật tử người Đức Mariarillke cũng đã phát biểu “Trong Pháp Thân Phật đã bắt đầu cái gì đó, cái gì đó sáng rỡ hơn muôn ngàn mặt trời. Đó là biểu hiện cho trí huệ vô biên tuyệt vời nó tiềm tàng trong Pháp bảo Vô biên ấy”
Kinh Tăng Nhất A Hàm phẩm số 3 Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo hãy nghiếp tâm nhiếp tâm niệm Phật là Niệm Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân”.
Pháp thân thành tựu 18 pháp bất cộng,xa lìa sắc ấm không còn chấp ngã.Đức Phật không còn chấp sắc là có thật nên cấu tạo thân cũng không có thật. Do đó phiền não cũng không có thật.
Sắc có 5 nghĩa :
a/ Vật thể : về sắc chất như bàn ghế.
b/ Chướng ngại: Ngăn cản như bức tường, hàng rào làm trở ngại chúng ta
c/ Biến hoại: có sắc phải vô thưừng thay đổi theo thời gian
d/ Tích tụ : do nhiều nhân góp lại
e/Bản thể : Ngũ Uẩn thân tứ đại.Thí dụ: Bản thể con người không mang tính tự tâm tự tánh, đây là cơ sở có ra pháp hữu và đây là điểm nổi bật quan trọng trong vấn đề quan niệm về Phật thân có sự khác nhau giữa hai tư tưởng : Tiểu Thừa và Đại Thừa.
-a. Quan niệm về Pháp thân của Tiểu Thừa Phật Giáo
Theo tư tưởng của Kinh Tăng Nhất A Hàm thì chữ Pháp được hiểu là Chánh Pháp ,cho nên chánh pháp còn ở đời là Pháp Thân Phật hiện tiền.Ngoài ra chữ Pháp ở đây còn được hiểu là Ngũ Phần Chân Hương ,do Ngũ Phần Hương này mà thành tựu Ngũ Phần Pháp Thân.
Giới Pháp Thân: Ba nghiệp thân khẩu ý của Như Lai xa lìa tất cả lỗi lầm do đó gọi là giới Pháp Thân: Siêu việt sắc ấm
- Đối với phàm phu của chúng ta, giới pháp thân là thân thanh tịnh không nhiễm ô.
Định pháp thân: Chơn tâm Như Lai tịch tĩnh,xa lìa tất cả vọng niệm điên đảo nên gọi là Định pháp thân. Siêu việt thọ ấm
- Đối vói chúng ta có lúc yên tĩnh, không yên tĩnh
Huệ Pháp Thân: Trí tuệ chân thật của Như Lai sáng tỏ ,tròn đầy,quán chiếu thông đạt pháp lành nên gọi là Tuệ Pháp Thân. Siêu việt tưởng ấm
-Đứng về mặt lý đã chứng được Vô Thượng Bồ Đề,nên lấy trí huệ làm Pháp Thân.
Giải thóat Pháp Thân: Thân Tâm của Như Lai giải thoát tất cả phiền não triền phược,nên gọi là giải thoát pháp thân. Siêu việt hành ấm
Đoạn trừ hết vô minh phiền não thành tựu được 2 mặt:
* Tịch : giải thoát được phiền não
* Chiếu : Trí huệ phát sanh
Giải Thoát tri kiến pháp thân: Như lai đã giải thoát sanh tử không thấy có Niết Bàn để chứng ,tâm cảnh như như nên gọi là Giải thoát tri kiến Pháp thân.Siêu việt thức ấm.
* Tâm giải thoát: như nước đục được lóng trong,nước trong là nhờ thoát khỏi bẩn
* Trí giải thoát: như cái đèn,bóng đèn bị đóng đen vì thế ánh sáng không thể chiếu soi được.Nếu ta lấy nước rửa sạch thì lúc ấy ánh sáng chiếu soi rõ ràng Trí Phật không còn phân biệt chấp trước.
Kinh Lăng Già nói: “Tùng thị Bồ Đề thọ
Nãi chí Bạt Đề hà
Ví như lòng trung gian
Vị Tằng thuyết nhất sự”
Nghĩa: Từ Bồ Đề Đạo Tràng nhẫn đến sông Bạt Đề trong khoảng giữa đó Đức Phật không nói một lời vì Đức Phật đã chứng được giải thoát tri kiến
Như Kim Cang nói: Bồ Tát suốt ngày độ chúng sanh
Nhưng không thấy chúng sanh được độ
Cổ Đức có bài thơ:
“Ngũ phần hương tỏa khắp mười phương
Quyện kết thành mây nguyện cúng dường
Pháp thân thanh tịnh Mười phương Phật
Mỗi niệm tương ưng lý chơn thường”
b/ Quan niệm về pháp thân của Đại thừa Phật giáo
Đại thừa Phật giáo quan niệm về pháp thân rất cao và rất rộng. Chữ Pháp đây được hiểu là Pháp giới, tức thân này biến hóa khắp pháp giới, không sanh, không diệt, vô thỉ vô chung.Lấy pháp giới tánh làm thân nên gọi là Pháp Thân
Theo Hoa Nghiêm Tông thì Pháp Thân Phật cũng có năm loại nên gọi là Ngũ Chủng Pháp Thân
i. Pháp Tánh Sanh Thân: Thân Như Lai từ pháp tánh chân thật sanh ra
Ngài Quy Sơn nói:
“ Vô bất tùng dữ pháp giới lưu
Diệc bất hoàn quy dữ pháp giới”
Tất cả các Pháp đều từ pháp giới xuất hiện, nhưng cuối cùng cũng trở về pháp giới.
Thế nên tự tánh thanh tịnh pháp giới sanh ra thân nên gọi là Tự Tánh Sanh Thân.Không có thân riêng biệt ngoài tự tánh thanh tịnh.
Thí như: Từ nước có cây nước đá, nếu nước đá tan sẽ trở về nước. Đây đứng về mặt lưu xuất mà nói.
ii. Công đức pháp thân: Đứng về mặt diệu dụng. Thân Như Lai do muôn vàn công đức thành tựu, công đức có sẵn trong tự tánh vô tham, hỷ xả không thiếu, nên khi hình thành thân có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, nên gọi là diệu dụng. Pháp giới có diệu dụng hằng sa công đức.
iii. Biến Hóa Pháp Thân: Kinh Hoa Nghiêm nói:
“Phật thân sung mãn ư Thập phương
Phổ hiện nhất thiết chúng sanh tiền
Tùy duyên bất cảm mỵ bất châu
Nhi thường xử thử Bồ Đề Tòa”
Nghĩa: Chỉ thân Phật hiện hữu khắp mười phương
Hiện ra trước mắt tất cả chúng sinh
Tùy theo duyên chúng sanh mà Phật hiện
Nhưng Ngài vẫn ngồi yên ờ Bồ Đề Đạo Tràng
Là chúng sanh có cảm thì Như Lai ứng hiện tùy hình để hóa độ chúng sanh
iv. Thật tướng Pháp thân: Đứng về mặt hiện tượng
Kinh Pháp Hoa: “Chư Pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng”
Nghĩa: Tất cả các Pháp từ xưa đến nay, Tướng thường tự vắng lặng
Ngài Tường Vân nói:
Pháp Thân vô trọng diệc vô khinh
Uổng nhập trần lao chỉ vị tình
Nhứt niệm hồi quang tiêu lụy kiếp
Hà lao chướng ngại vấn thiền huynh
Nghĩa là: Pháp thân không tướng nên không nặng cũng không nhẹ
Luống vào sanh tử chỉ vì chấp mê lầm
Trong một giây phút chực nhớ lại thì tất cả phiền não đều chấm dứt
Cần gì phải chướng ngại hỏi thiền các vị thiện tri thức.
Pháp thân không có nặng nhẹ cao thấp nên nói Vô tướng pháp thân.
v. Hư không pháp thân: Thân Như Lai đầy khắp hư không, bao quát vạn hữu.
Kệ Kinh Duy Ma Cật:
“Ví như hoa sen không thấm nước
Khéo vào các pháp tịch diệt tướng
Các Pháp rổng rang không chướng ngại
Đảnh lễ đấng không tướng tợ hư không”.
Pháp thân Phật ví như hoa sen xuất hiện giữa bùn nhơ, thể nhập được các tướng diệt các pháp, khả năng và các pháp không chướng ngại. Đảnh lễ Pháp thân Phật không tướng như hư không.
C - KẾT LUẬN
Dù theo quan niệm Tiểu thừa hay Đại thừa, ta thấy Pháp Thân Phật là thường trụ biến pháp giới là thể tánh của các pháp. Tử Thể (Pháp thân) sanh ra ( Báo thân) và dụng là ( Ứng thân). Tuy nói ba thân nhưng không lúc nào rời nhau, ba thân nhưng chỉ là một thể.
Do đó, Kinh Pháp Bảo Đàn có bài kệ :
“Ba thân vốn ngã thể,
Bốn Trí tại tâm minh
Thân trí dung hòa không chướng ngại
Ứng hóa theo duyên mặc tùy hình”
- Phật đầy đủ ba thân nên Ngài đi vào cuộc đời làm muôn hạnh để cứ độ chúng sanh. Nhưng sau đó Ngài lại nói không có chúng sanh nào được cứu độ cả, ba Pháp Thân là vô tướng thì làm sao có năng độ và sở độ? Thật nhiệm mầu vô thay Tam Thân Phật.
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Ý nghĩa xuất gia - 17/10/2022
- Tam pháp ấn - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Bát Chánh Đạo - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Luân hồi - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Quy y Tam Bảo - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 30/04/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- Mê tín dị đoan, do đâu? - 17/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Giết gì được Phật khen? - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019