Tam pháp ấn
Tam pháp ấn : Vô thường, Khổ và Vô ngã. Tất cả các giáo lý của ... Khi hơi thở không ra vào nữa thì đã chấm dứt một kiếp người.
- DẪN NHẬP
Tam pháp ấn là giáo lý mang tính pháp định trong hệ thống giáo lý của Phật giáo. Trong Kinh Tương Ưng III, Đức Phật đã có lần hỏi các thấy Tỳ Kheo: “Này thầy, cái gì được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết, được tìm cầu, được ý tư duy, cái ấy là thường hay vô thường?
-Là vô thường. Bạch Thế Tôn
-Cái gì vô thường là khổ hay vui?
-Là khổ. Bạch Thế Tôn
-Cái gì vô thường, khổ chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy thì có thể khởi lên suy nghĩ: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”
- Thưa không. Bạch Thế Tôn (vô ngã).”
Như vậy, Vô thường, Khổ và Vô ngã là ba dấu ấn xác định chứng nhận tính chính thống của giáo lý đạo Phật. Mọi giáo lý của Đạo Phật phải mang ba dấu ấn đó. Chính vì tính chất quan trọng này ma Tam Pháp Ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết Kinh điển, từ kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền và cả trong các bộ phận quan trọng như Đại Trí Độ của Bồ Tát Long Thọ.
B. NỘI DUNG
I. ĐỊNH NGHĨA
Ấn là chiếc ấn hay khuôn ấn. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng Thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn giấu của chánh pháp.
Tam Pháp Ấn là ba khuôn dấu của chánh pháp gồm Vô thường, Khổ và Vô ngã. Ba khuôn dấu hay tính chất này xác định tính chính thống và đích thực của giáo lý đạo Phật nhằm đảm bảo mọi suy tư, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử không ngoài ra mục tiêu giải thoát mà Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết. Mọi giáo lý không có ba khuôn ấn trên đều không phải của Đức Phật.
Trong Kinh Tạng A Hàm, đôi khi Đức Phật cũng Tứ pháp ấn là Vô thường, Khổ, Vô ngã và Niết Bàn (Kinh Tăng Nhất A Hàm – Phẩm Tăng thượng thứ 23). Tuy nhiên, đấy chỉ là sự triển khai của Tam Pháp Ấn. Bởi lẽ, Niết Bàn chỉ là tên gọi khác của vô ngã như Hòa Thượng Thích Thiện Siêu đã khẳng định: “Niết Bàn là một cái gì đó không dung ngã…Hữu ngã là luân hồi mà Vô ngã là Niết Bàn” (Vô ngã là Niết Bàn trang 65).
Tứ Pháp Ấn đôi khi cũng được phát biểu là Vô thường, Khổ, Vô ngã và Không (Kinh Tăng Nhất A Hàm-phẩm Thất Tà tụ thứ 2). Cũng như trên “Không” vẫn chỉ là cách nhìn khác về các điều kiện duyên khởi của mọi sự, mọi vật. Một hữu thể được gọi là vô ngã hoặc không vì bản chất của nó là do điều kiện nhân duyên tạo thành. Do vậy, có thể xem Vô thường, Khổ và Vô ngã là một định thức chuẩn mực, tổng quát của Tam Pháp Ấn.
II. NỘI DUNG TAM PHÁP ẤN
1. Pháp Ấn thứ nhất: Vô thường (Anitya)
Pháp Ấn đầu tiên hay khuôn ấn đầu tiên là Vô thường. Vô thường tiếng Phạn là Anitya, hàm nghĩa sự biến đổi, thay đổi, không cố định. Mọi giáo lý, học thuyết nào không mang dấu ấn này thì không phải là Phật Pháp.
Theo Đạo Phật, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian do các tập hợp dương sinh đều mang tính vô thường. Nói cách khác, Vô thường nghĩa là sự vật không mang tính đồng nhất, bất biến. Hòn núi là một tập hợp duyên sinh, thân thể con người là một tập hợp duyên sinh, lá cây rụng bên đường là một tập hợp duyên sinh cho đến hạt bụi nhỏ cũng là tập hợp do duyên sinh mà hiện hữu. Do vậy, hòn núi, thân thể, lá cây, hòn sỏi, hạt bụi… đều luôn biến đổi, không bao giờ có tính đồng nhất và phải chịu sự tác động của Vô thường. Mọi sự, mọi vật trong thế giới hiện tượng từ các vật thể vĩ mô đến các thế giới hạt vật chất cực nhỏ vi mô như nguyên tử, hạt proton, hạt neutron… luôn biến chuyển, thay đổi liên tục không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, không chỉ thế giới vật chất mà trong cả thế giới tâm thức, vô thường vẫn luôn có mặt.
Trong Đạo Phật, con người là sự kết hợp của hai thành phần là Danh và Sắc, hay tinh thần các trạng thái tâm lý và phần vật chất-thân thể sinh vật lý và hai thành phần này luôn ở trong trạng thái luôn luôn biến đổi như một dòng suối chảy mãi không ngừng trong đời sống con người. “Nó giống như giọt sương buổi sáng ta đi khi mặt trời vừa mọc, nó giống như giọt nước, như một dòng thác cuốn trôi đi tất cả những gì nó gặp và trôi chảy mãi không ngừng, nó giống như một con vật ở lò sát sinh, lúc nào cũng đương đầu với cái chết.” (Tăng Chi Bộ Kinh III, tr 70). Mọi hoạt động, vận hành tâm lý: cảm giác, tri giác, tình cảm, tư duy…. của con người luôn luôn tồn tại trong thời gian cực ngằn mà Đạo Phật gọi là sát Na (1).
Trong khoa tâm lý học, các biến chuyển trạng thái tâm lý theo thời gian chia làm hai loại là thường biến tâm lý và đột biến tâm lý.
- Thường biến tâm lý: là sự thay đổi các trạng thái tâm lý theo các phản xạ chức năng của ý thức và tập quán nghiệp. Ví dụ như vui thì cười như sau đó buồn thì khóc lóc, u sầu. Thành đạt thì vui mừng, thất bại thì đau khổ, buồn rầu…
- Đột biến tâm lý: là sự biến đổi tâm trạng đột ngột trong khoảng thời gian rất ngắn tần số giao động tâm diễn ra rất nhanh. Ví dụ trạng thái tâm giao động, tán loạn trong khi gặp các sự cố nguy hiểm, nhà cháy, người thân qua đời…. Thường biến hay đột biến tâm lý đều phản ánh tính vô thường trong phương diện tinh thần của đời sống con người.
Thế nhưng hiện tượng vô thường không tất yếu dẫn đến khổ - pháp ấn thứ hai. Trong đoạn kinh ở phần dẫn nhập, nếu chỉ hiểu đơn giản rằng hễ vô thường là khổ, thì khi đó giáo lý vô thường không còn là một khuôn dấu của chánh pháp nữa. Trong thực tế, nếu không có vô thường thì sẽ không thể có sự sống và không thể có sự phát triển. Nếu hạt thóc giống thường tại thì nó không bao giờ trở thành cấy lúa cho ra những hạt gạo trắng được, nếu sự vật không vô thường thì lịch sử tiến hóa của nhân loại sẽ không thể có và nền văn minh nhân loại sẽ chỉ luôn tồn đọng ở thời kì đồ đá cũ. Và nếu không có sự tác động của vô thường thì chúng ta không bao giờ có hy vọng đoạn tận các tập khí tham ái phiền não đang tiềm ẩn sâu kín trong nội tâm chúng ta. Do vậy, giáo lý vô thường đem lại niềm tin cho mọi nỗ lực sáng tạo và phát triển con người. Vô thường là đặc chất đích thực của cuộc sống.
2. Pháp ấn thứ hai: Khổ (Dukkha)
Khổ trong tiếng Phạn là Dukkha có nghĩa là sự bức bách, khó chịu, sự nóng bức… Theo Hán tự “Khổ” có nghĩa là đắng- hàm ý sự đau khổ trong thế giới hữu tình chứa đựng nhiều vị đắng chát, chua cay, đem lại cảm giác bất an. Đức Phật đã diễn tả sự khổ đau của con người như một sự bùng cháy, đỗ vỡ của toàn thế giới: “Toàn thể thế giới bốc cháy, toàn thể vũ trụ đắm chìm trong khói lửa, toàn thể vũ trụ làm mồi cho lửa, toàn thể vũ trụ run lập cập” (Kinh Tương Ưng Bộ tr 130).
Khổ là một sự thật mang tính phổ biến và hiện diện với nhiều hình thái đa dạng. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã diễn bày nỗi khổ trần gian như một định chế đeo mang trọn một kiếp người:
Trắng răng đến thuở bạc đầu
Tử, sanh, kinh, cụ làm đau mấy lần.
(Cung oán ngâm khúc, câu 59-60)
Trong đạo Phật, khổ đau trong đời sống con người có đôi khi được trình bày qua tám hiện tượng là:
- Sanh là khổ,
- Già là khổ,
- Bệnh là khổ,
- Chết là khổ,
- Buộc lòng phải sống chung với người mình không ưa thích là khổ,
- Phải xa lìa những người mình thân yêu là khổ,
- Mong muốn mà không được là khổ,
- Chánh thân ngũ uẩn là khổ.
Cách nhìn này được Đức Phật dạy trong bài pháp cực kì quan trọng, Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana sutta), cho năm vị đệ tử đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. Trong các kinh về sau, khổ được phân biệt thành ba loại khổ: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Cách nhìn này đơn giản hơn và có thể giúp ta tìm căn nguyên của khổ.
- Khổ khổ (Dukkha dukkhata): có nghĩa là một cảm thọ khó chịu (khổ thọ). Ví dụ như cảm giác đau đớn ví một chiếc răng hư là một khổ thọ, tròi lạnh mà không có áo ấm thân thể run cập là một khổ thọ, chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu là một khổ thọ,, bị người khác chọc giận tổn thương đến danh dự, tức đến đỏ mặt tía tai là một khổ thọ,… Nói chung, những cảm giác bất an trong thân thể vật lý và các trạng thái tâm sinh lý đều là khổ thọ…., loại khổ thứ nhất.
- Hoại khổ (Vinarupamam dukkhata): có nghĩa là những thứ vốn không khổ nhưng khi tiêu hoại sẽ tạo ra khổ. Ví dụ: khi còn trẻ, thân thể chúng ta rất khỏe mạnh nhưng khi tuổi già đến thân ta sẽ suy nhược, lá gan của ta hiện giờ không bệnh, nhưng theo thời gian nó sẽ yếu, sẽ bệnh, sẽ mất khả năng làm tiêu chất cholesterrol. Nụ cười và khuôn mặt rạng rỡ ngày hôm nay có thể biến mất để nhường chỗ cho những giọt nước mắt u sầu ngày mai. Hễ có sinh thành là có hoại diệt. Ý tưởng này dễ đưa đến những các nhìn bi quan. Do vậy, những thứ bây giờ tốt cách mấy cũng mang sẵn mầm đau khổ trong ấy.
Nói cách khác, sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, sự biến hoại trong cơ chế tâm-sinh-vật lý của con người đem lại sự bất an, bứt rứt, không an tịnh trong tư duy và tình cảm là hoại khổ.
- Hành khổ (Samskhara dukkhata): Hành là các hiện tượng kết tập các điều kiện nhân duyên mà thành. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, có hai câu mà Đức Phật luôn nhấn mạnh “Chư hành vô thường, thị sanh diệt pháp”, có nghĩa là những gì do nhân duyên tạo thành, sinh ra đều là vô thường, đều thuộc về thế giới tương đối, thé giới của sanh và diệt, của luân hồi sanh tử. Thân thể, thé giới của bên ngoài thân ngũ uẩn, hoàn cảnh sống, các trạng thái tâm lý của con người như đã nói đều là nhân duyên sanh nên phải chịu sự tác động của vô thường. Vô thường thay đổi thì thế nào cũng đưa đến khổ. Cho nên, trong các hành, các hiện tượng đều chứa sẵn hạt giống của khổ hay gọi là hành khổ.
Cả hai cách trình bày về khổ mang tính phân loại trên đều mang tính phổ quát. Thật ra, bất cứ khi nào khi phiền não xuất hiện thì khi đó khổ đau có mặt và chỉ khi nào dòng tâm thức của chúng ta không còn bị quấy nhiễu bởi bóng hình của phiền não thì khi đó là an lạc. Trong các bộ Luận của Phật giáo có đề cập nhiều loại phiền não. Chẳng hạn trong 5 vị - 75 pháp của Luận Câu Xá (Abhidharma Kosa) do ngài Thế Thân viết vào đầu thế kỷ V TL, có 6 đại phiền não và 10 tiểu phiền não. Duy thức học môn tâm thức học của Phật giáo thời phát triển, đã triển khai thành 6 loại phiền não chính và 20 loại tiểu tùy phiền não. Hẳn nhiên, đó cũng chỉ là những con số mang tính chất tượng trưng. Có rất nhiều loại phiền não và tùy thuộc vào tần số xuất hiện của chúng mà mức độ thống khổ sẽ khác nhau.
Do vậy, hiện tượng vô thường hẳn là nguyên nhân cua mọi khổ đau trong cuộc sống.Nguyên nhân cưa khổ nằm ở nhận thức và thái độ sống tích cực hay là tiêu cực của con người. Nhận thức là thấy rõ và đánh giá về một sự kiện, còn thái độ sống thuộc về hành vi tâm lý chủ động của con người trước sự kiện đó. Sự vật luôn luôn biến đổi vô thường mà chúng ta cứ tưởng và cứ mong ước chúng sẽ thường còn, tồn tại mãi mãi: “Cái khổ của con lừa, con lạc đà chở nặng, cái khổ của kẻ trôi lặn trong lục đạo chưa gọi là khổ. Ngu si không nhận thức được thực tại, không biết được hướng đi mới thật là đau khổ” (Sa di luật giải, tr 103)
Chính nhận thức sai lạc, cho những gì vô thường là thường tại cho nên phát sinh mọi đau khổ. Thế nhưng, vì sao khổ lại là một pháp ấn của chánh pháp.
Trong một lần, tại rừng Ta La Song Thọ ở Kosambi (Kiều thường di), Thế Tôn đã dạy các thầy Tỳ kheo về lý do Ngài tuyên thuyết Bốn chân lý cao thượng (Tứ diệu đế): “Này các thầy, Như Lai đã dạy các thầy những gì? Như Lai đã dạy các thầy các sự thật về sự đau khổ, nguyên nhân đau khổ, đoạn diệt đau khổ và con đường đi đến diệt khổ. Tại sao Như Lai dạy các thầy chân lý đó? Vì chúng thật sự có ích và cần thiết để đi đến một đời sống lý tưởng, vì chúng làm cho các thầy từ bỏ dục lạc, giải thoát mọi đắm say, chấm dứt mọi khổ đau, đi đế thanh tịnh, giác ngộ, Niết Bàn” (Tương Bộ Kinh V, tr 437).
Như vậy, khổ đau chính là phát biểu ngắn gọn của Tứ Diệu Đế trong Tam Pháp Ấn và cần được xem là một vấn đề thường trực trong thực tại cuộc đời và nuôi dưỡng ảo tưởng cuộc đời là hạnh phúc, bị rằng buộc trong cuộc sống vật chất dễ dãi, chúng ta rất dễ đánh mất đi mục đích tu tập của mình. Can đảm nhìn thẳng vào khổ đau để giải quyết, đó là nhận thức căn bản. NHư hoa sen được nuôi dưỡng bằng đất bùn, lý tưởng giải thoát được nuôi dưỡng bằng nhận thức căn bản ấy. Toàn bộ hệ tư tưởng đạo học của Phật giáo cũng bắt nguồn từ nhận thức ấy. Có thể khẳng định không một kinh điển nào trong đạo Phật không đề cập đến khổ và con đường đi ra khỏi khổ đau. Chính vì vậy, khổ đau được xem là một khuôn dấu của chánh pháp.
3. Pháp ấn thứ ba: Vô ngã (Anatma)
Vô ngã là giáo lý đặc biệt quan trọng trong Phật giáo. Giáo lý này là hệ quả thẩm sát liên tục các nguyên lý duyên khởi – vô thường. Vô thường là tính thay đổi trong khi vô ngã là tính không đồng nhất. Khi một cái gì do nguyên nhân mà thay đổi thì nó không còn tính cách đồng nhất, do đó nó vô ngã hay về bản chất nó không có chủ đề riêng biệt. Ví dụ nói cái bàn là vô thường là bởi vì chúng ta thấy nó đang thay đổi, đang biến hoại dần dần về hình thức, nhưng nói cái bàn là vô ngã thì chúng ta phải nhìn bằng cái duyên khởi. Trong cái nhìn đó cái bàn là một tập hợp của các điều kiện nhân duyên, của cây gỗ, của công sức người thợ… Nhiều hệ tư tưởng khác cũng đã đề cập đến ý niệm vô thường. Chẳng hạn, khi đứng trên bờ sông nhìn xuống dòng nước đang trôi chảy, Đức Khổng Tử đã viết: “Thệ giả như tư phù, bất xã trú dạ?”, nghĩa là “Trôi chảy hoài ngày đêm không thôi, như thế này ư?”. Heraclite cũng nhìn tính vô thường qua dòng sông nhưng với góc độ khacs nhau: “Bước xuống cùng một dòng sông , thường gặp phải những dòng nước mới. Linh hồn cũng thoát ra từ nơi ẩm ướt.” (Theo triết học Hy Lạp – La Mã, Viện KHXH TP.HCM 1994). Cả Nho gia và triết học Phương Tây nhìn chung tuy có ý niệm về vô thường nhưng dường như không có ý niệm về tính vô ngã trong vạn sự, vạn vật. Do đó, có thể nói giáo lý vô ngã của Đức Phật là một giáo lý mang tnhs cách mạng rất vĩ đại. Ngay trong bài pháp thứ hai tại Vườn Nai, kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhanna sutta). Đức Phật dạy tính vô ngã trong thân năm uẩn của con người: “Này các Thầy, sắc (rufpa: thể chất, thân thể vật lý) này là vô ngã. Này các Thầy, nếu trong sắc có ngã như vậy, sắc không phải chịu đau khổ và ta có thể ra lệnh “sắc phải như thế này hay phải như thế kia”. Nhưng vì sắc không có ngã (vô ngã), nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lệnh) “sắc phải như thế này hay sắc phải như thế kia””. (Tương Ưng Bộ Kinh III, tr 66).
Các uẩn còn lại: thọ (cảm giác), tưởng (tri giác), hành (các trạng thái tâm lý và thái độ tâm lý), thức (nhận thức) cũng tương tự. Cả năm uẩn tạo thành một ý niệm giả tạo về một “cái ngã” hay một hữu thể chúng sanh đúng nhất, không thay đổi. Từ đó, rất dễ dàng sanh ra tâm lý tham đắm, mê say, ôm ấp, bảo thủ và chấp nhặt về những gì thuộc về năm uẩn (ngã sở). Thế nhưng, mọi hữu thể hay ngã thể ấy luôn chuyển biến theo mọi qui trình tương quan duyên khởi. Sự sinh thành và hoại diệt trong hình thể và nagy trong bản chất của năm uẩn là kết quả của các điều kiện nhân duyên và quá trình sanh-già-bệnh-chết, hay hình thành tồn tại thay đổi, hoại diệt tiêu hủy, luôn là chân lý công ước cho mọi người và mọi loài, mọi vật.
Một lần, tại thánh Xá Vệ, Đức Phật cũng dạy cho các Thầy Tỳ kheo về tính vô ngã trong một vật thể nhỏ bé như miếng phân bò: “Này các thầy cho đến một vật ngã thể nhỏ như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, thường trú. Nếu có một ngã thể nhỏ như thế này, này các thầy là thường còn, thường hằng, thường trú… thì đời sống phạm hạnh để chơn chánh tận khổ đau không thể trình bày” (Tương Ưng Bộ Kinh III, tr 259).
Sự thiếu tư duy cân nhắc trong hành vi đối với thực tại vô ngã của vạn sự, vạn vật thường là nẻo đường dẫn đến các phiền lụy, tham ái-nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Pháp ấn Vô ngã không những xác định tính pháp định của chánh pháp mà còn là đặc tính riêng biệt trong giá lý Đạo Phật. Chính vì tầm quan trọng, Vô ngã được xem là Pháp ấn thứ ba trong Tam Pháp Ấn.
III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TAM PHÁP ẤN TRONG CƠ CHẾ TÂM LÝ CỦA NGƯỜI TU TẬP
Ưu tư lớn nhất đối với người tu tập là làm sao tìm được sự an tịnh nội tâm trong cuộc sống. Mọi phương pháp hành trì (pháp môn tu tập) trong đạo Phật đều có định hướng đưa người tu tập vượt khỏi bức màn vô minh, tham ái- nguồn gốc của khổ đau.Vô minh và tham ái chính là cội rễ của mọi suy tư,hành vi thiên chấp.Một khi thái độ sống của chúng ta nhuộm màu chấp thủ (bảo thủ ý kiến và bị cột chặt trong một tư tưởng nào đó), khi đó khổ đau có mặt. Hai ý niệm mà con người thường bị lôi cuốn và bị buộc ràng là “cái tôi” hay tự ngã và các quan điểm,lý thuyết,học thuyết tư tưởng…Trong đạo Phật sự chấp thủ hai đối tượng này được gọi là ngã chấp và pháp chấp.
Ngã chấp là chấp nhặt vào ý niệm cho rằng mọi sinh thể trong đời đều có một bản chất đồng nhất hay một “linh hồn” tồn tại mãi mãi. Trong khi đó, pháp chấp lại thuộc về bảo thủ trong quan niệm,ý kiến và cho rằng chúng luôn đúng trong mọi trường hợp, với mọi con người khác nhau trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn trong trong Kinh Brahman Suttra của học phái Vesdanta, một học phái ở Ấn Độ vào thời Đức Phật, con người được xem la thuộc veề một cá ngã và cá ngã ấy do Phạm Thiên (Brahman: tương tự khái niệm Thượng đế của một số tín ngưỡng ngày nay) sanh ra. Từ đó, sinh ra ý niệm con người chỉ là một bộ phận của Phạm Thiên, từ vô thỉ đến nay tuy khác hình tướng (nghĩa là mỗi người sanh ra đều có dung mạo, hình dạng khác nhau) nhưng đồng nhất và bị an bài trong hệ thống luân hồi. Do vậy, mục đích duy nhất trong đời sống ấy chỉ là khoảng thời gian đi tìm lối ra khỏi luân hồi để tự giải thoát và trở về hợp nhất với gốc cội cũ của mình là Phạm Thiên.
Các quan điểm và học thuyết ca tụng, cổ xướng cho ý niệm “có một thực thể vô hình thường còn mãi mãi trong mỗi hiện hữu”. Như vậy, dường như hiện diện trong hầu hết các tôn giáo cùng thời Đức Phật và còn ảnh hưởng khá đậm nét trong đời sống tinh thần của nhân loại ngày nay. Do vậy, nền đạo học Phật giáo trên cơ sở Tam Pháp Ấn mang tính cách mạng như trên thường tạo ra những mối ưu tư như: “Nếu con người luôn biế đổi, vô thường, không có thật ngã thì ai tọa nghiệt, ai chịu quả báo?” hay “Nếu không có ngã thì cái gì sanh tử luân hồi trong các thú?”… (Theo Thành duy thức luận-HT Thích Thiện Siêu dịch và chú, tr 38 & 39). Trong Kinh Năm Vị-Tương Ưng Bộ Kinh III, Đức Phật đã dạy các thầy Tỳ Kheo phương pháp quán niệm về bản chất thật sự của thân năm uẩn trong khi tu tập trên cơ sở Tam Pháp Ấn như sau:
- Này các thầy, các thầy nghĩ thế nào Sắc, Thọ, Tưởng, Thức là thường
hay vô thường?
- Bạch Thế Tôn, là vô thường
- Cái gì là vô thường hay là lạc
- Bạch Thế Tôn, là khổ
- Cái gì vô thường, khổ chịu sự biến hoại, có hợp lý không khi quán cái ấy là: cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
- Bạch Thế Tôn, không
- Do vậy này các thầy thân năm uẩn này quá khứ, hiện tại, vị lai hoặc ở trong hay ở ngoài thân, thô hay tế, thắng háy liệt, xa hay gần cần phải được như thật quán với chân như sau: “Cái này không phải là của tôi,cái này không phải tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”.
Lời dạy trên chính là câu đáp trọn vẹn và khái quát nhất cho tất cả mọi nghi vấn phát xuất từ ý thức chấp chủ và bảo vệ tự ngã. Tuy nhiên, cần hiểu vô thường, khổ và vô ngã theo tinh thần của giáo lý duyên khởi. Trong Đạo Phật, một giáo pháp trùm chứa tất cả các giáo pháp khác và tất cả giáo pháp sống nằm trong tâm thức của mõi người; đó là tinh thần của các câu: “Nhất pháp nhập nhất thiết pháp. Nhất thiết pháp nhập nhất pháp” và “Nhất thiết duy tâm tạo” trog Kinh Hoa Nghiêm (quyển V, Phẩm Thiện Tài Đồng Tử sở vấn, trang 316 & 487). Do vậy, trong thực taih của thế giới hiện tượng vô thường cũng chính là vô ngã khi đứng về phương diện thời gian để thẩm định và khổ đau thật sự không phải nằm trên bình diện hiện tượng sanh tử, thành hoại con người và thế giới, mà phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con người đối với tính vô thường-vô ngã của vạn sự, vạn vật.
C. KẾT LUẬN
Sự có mặt của Đạo Phật, với cái nhìn tuệ giác về thực tại của thế giới hiện tượng là Vô thường – Khổ và Vô ngã đã đem lại luồng sinh khí lành mạnh mới cho xã hội Ấn Độ thời bấy giờ nói riêng, cho vạn loại chúng sinh nói chung. Đã mở ra lối cho con người trước những bế tắc, những khủng hoảng về xã hội, về tư tưởng triết học và đạo đức theo lối tư duy hữu ngã. Trải qua 2600 năm, đạo Phật đã được thử thách, cọ sát với thời gian, với bao thăng trầm của lịch sử nhân loại mà đạo Phật không những không lu mờ mà ngày càng phát triển. Điều đó chứng tỏ hệ thống giáo lý của đạo Phật là một triết lý sống mang đầy tính nhân bản thật sự .
Ánh sáng Tam Pháp Ấn đã đem lại cho chúng ta một nhận thức đúng đắn về bản chất của mọi sự hiện hữu trong cuộc sống nhân sinh. Tam Pháp Ấn là một thực trạng, một vấn đề phổ biến trong kiếp sống nhân sinh. Có nhận thức được khổ con người mới tìm đến hạnh phúc an vui. Để đạt không có một chủ thể tồn tại bất diệt, rồi từ đó ta tiến hành xả ly mọi tham ái chấp trước, mọi hành động tư tưởng bất thiện, nổ lực tu tập tự hoàn thiện nhân cách của mỗi chúng ta. Khi chúng ta sống với cái nhìn Vô ngã thì mọi khổ đau, phiền não đều tự biến mất và tan theo mây khói, đời sống trở nên thuần thiện, an lạc, hạnh phúc. Từ đó xây dựng một xã hội văn minh, công bằng, người người thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đó cũng chính là tính thực tiển của giáo lý Tam Pháp Ấntrong đời sống thực tại.
- Giá trị nhân văn của ngày tri ân cha mẹ - 05/07/2024
- Sự kiện tháng tư - 15/05/2024
- Người mang trí tuệ đến nhân gian - 14/05/2024
- Kính mừng Phật đản - 30/04/2024
- Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững tại Việt Nam - 28/08/2023
- Kinh Pháp Hoa Bổn Môn - 22/10/2022
- Kinh sám hối hồng danh - 22/10/2022
- Kinh Vu Lan - 22/10/2022
- Kinh Dược Sư - 22/10/2022
- Kinh Di Đà - 22/10/2022
- Ý nghĩa xuất gia - 17/10/2022
- Tam thân Phật - 17/10/2022
- Tứ chánh cần - 17/10/2022
- Bát Chánh Đạo - 17/10/2022
- Lục độ - 15/10/2022
- Đi Chùa lễ Phật - 15/10/2022
- Thất Thánh Tài - 15/10/2022
- Tứ quả Thanh Văn - 15/10/2022
- Thập Thiện Nghiệp - 15/10/2022
- Tứ Vô Lượng Tâm - 15/10/2022
- Tứ Nhiếp Pháp - 15/10/2022
- Lục Hòa - 15/10/2022
- Nghiệp báo - 15/10/2022
- Ngũ Đình Tâm Quán - 15/10/2022
- Tứ Niệm Xứ - 15/10/2022
- Ăn chay theo quan điểm đạo Phật - 15/10/2022
- Ngũ căn – Ngũ lực - 15/10/2022
- Luân hồi - 15/10/2022
- Tụng kinh – niệm Phật - 15/10/2022
- Ngũ thừa Phật giáo - 15/10/2022
- Sám hối - 15/10/2022
- Đạo Phật - 15/10/2022
- Tam Vô Lậu Học - 15/10/2022
- Ngũ uẩn - 15/10/2022
- Tam pháp ấn - 15/10/2022
- Mười hai nhân duyên - 15/10/2022
- Tứ Diệu Đế - 15/10/2022
- Ý nghĩa thành đạo - 15/10/2022
- Quán Từ Bi - 15/10/2022
- Vô thường - 15/10/2022
- Nhân quả - 15/10/2022
- Quy y Tam Bảo - 15/10/2022
- Tứ vô lượng tâm - 15/10/2022
- Ý nghĩa Phật Đản - 15/10/2022
- Vu lan báo hiếu - 15/10/2022
- Cắt đứt tham dục - 06/05/2022
- Hồng danh sám hối - 03/01/2022
- Lợi hành nhiếp của Phật giáo: Hiếu ứng quan tâm hạnh phúc và lợi ích - 07/05/2021
- Hạnh nguyện của người xuất gia - 25/11/2020
- Đức Phật - Mùa Phật Đản - 30/04/2020
- Tứ Vô Lượng Tâm - 28/04/2020
- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - 26/04/2020
- Đi Chùa Lễ Phật - 26/04/2020
- Tướng tùy tâm sinh: Người có tâm từ bi sẽ được cải biến cả dung mạo lẫn số mệnh - 12/04/2020
- Hạnh phúc nhặt bên đường - 25/11/2019
- Phụ Nữ Trong Chánh Pháp - 25/11/2019
- Thánh hạnh vĩ đại của Đức Phật - 25/11/2019
- Kiểm soát sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 25/11/2019
- Đức Phật: Con người của mọi thời đại - 25/11/2019
- 620 câu hỏi trắc nghiệm giáo lý căn bản - 24/11/2019
- Nương theo hạnh nguyện Quán Âm - 22/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về sự bình đẳng dù sinh con trai hay con gái - 18/07/2019
- Tội nào nặng nhất, nghiệp báo đáng sợ nhất? - 18/07/2019
- Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu - 18/07/2019
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống - 18/07/2019
- Đức Phật dạy về cúng thí và ngạ quỷ - 18/07/2019
- Mê tín dị đoan, do đâu? - 17/07/2019
- 9 cách thay đổi số phận khi áp dụng các giáo lý nhà Phật - 15/07/2019
- Bốn hạng người luôn sống khổ - 15/07/2019
- Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế - 06/07/2019
- Luận bàn về ranh giới giữa Mê và Ngộ - 06/07/2019
- Đạo Phật và nghệ thuật hóa giải sân hận - 06/07/2019
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh - 06/07/2019
- Tại sao đức Phật lại nói về thuyết luân hồi? - 06/07/2019
- Pháp tu căn bản của Phật tử - 06/07/2019
- Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh - 06/07/2019
- Tu chứng - 06/07/2019
- Điều phục ý căn - 06/07/2019
- Hiểu và Ngộ - 06/07/2019
- Thiền và tâm lý trị liệu - 06/07/2019
- Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại - 06/07/2019
- Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật - 06/07/2019
- Pythagore và thuyết luân hồi - 06/07/2019
- Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức - 06/07/2019
- Bàn về hai chữ cư sĩ trong kinh Tăng nhất A-hàm - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 06/07/2019
- Nguồn gốc và ý nghĩa của kinh Lương hoàng sám pháp và Thủy sám pháp - 06/07/2019
- Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục - 06/07/2019
- Các thiên tài nổi tiếng lý giải về Đức Phật - 06/07/2019
- Thế nào là mười nghiệp lành? - 06/07/2019
- Cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp bền vững theo Phật giáo - 30/06/2019
- Bố thí, cúng dường cũng có năm bảy đường - 30/06/2019
- Hạnh phúc của người Phật tử - 16/06/2019
- Pháp lạc trong tu học - 16/06/2019
- Quán vô thường để chứng đạt vô ngã - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ - 16/06/2019
- Giết gì được Phật khen? - 16/06/2019
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Bản chất cầu nguyện - 16/06/2019
- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề tự tử - 16/06/2019
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ - 16/06/2019
- Làm gì khi thất tình? - 16/06/2019
- Ý nghĩa Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 kinh Pháp hoa - 16/06/2019
- Suy nghiệm lời Phật: Biết cách tiêu tiền - 16/06/2019
- Pháp hành bố thí - 16/06/2019
- Hai pháp lành hộ trì thế gian - 16/06/2019
- Phép Hòa Quang Tam Muội Của Hai Thiền Sư Việt - 11/06/2019